Lý thuyết Andehit - Xeton được Khoahoc biên soạn tổng hợp, giúp bạn học củng cố, ôn tập kiến thức một cách hiệu quả nhất.
1. Định nghĩa
Anđehit là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm CH=O liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử Hidro.
Thí dụ:
H-CH=O, CH3CH=O, OHC – CHO…
2. Phân loại
2.1. Dựa vào đặc điểm cấu tạo gốc hidrocacbon:
Thí dụ:
CH3-CH=O: anđehit axetic
Thí dụ:
CH2=CH-CH=O: propenal
Thí dụ:
C6H5-CH=O
2.2. Dựa vào số nhóm –CHO: anđehit đơn chức, anđehit đa chức.
Thí dụ:
H-CH=O anđehit fomic
O=CH-CH=O anđehit oxalic:
Một số lưu ý:
Anđehit no đơn chức, mạch hở:
Công thức tổng quát: CnH2n+1CHO (n ≥ 0) hoặc CmH2mO (m ≥ 1)
+ Anđehit no, đa chức, mạch hở
Công thức tổng quát: CnH2n(CHO)2 (n ≥ 0) hoặc CmH2m-2O2 (m ≥ 2)
+ Anđehit không no chứa nối đôi C=C, đơn chức mạch hở:
Công thức tổng quá: CmH2m-2O (m ≥ 3)
3. Danh pháp
3.1. Tên thông thường
Một số anđehit có tên thông thường.
Tên thông thường = anđehit + tên axit tương ứng
Thí dụ:
HCHO: anđehit fomic
CH3CHO: anđehit axetic
3.2. Tên thay thế của các anđehit no, đơn chức, mạch hở
Chọn mạch chính của phân tử anđehit là mạch cacbon dài nhất có chứa nhóm -CHO.
Đánh số thứ tự C trên mạch chính, bắt đầu từ nhóm – CHO.
Tên thay thế = tên hiđrocacbon tương ứng với mạch chính + al
Thí dụ:
4. Đồng phân
Tương ứng với công thức CnH2nO dạng mạch hở có những loại đồng phân cấu tạo sau:
Anđehit (-CHO), no, đơn chức mạch hở
Xeton no, đơn chức, mạch hở.
Ancol đơn chức, không no chứa 1 liên kết đôi, mạch hở.
Ete đơn chức, không no chứa 1 liên kết đôi, mạch hở
1. Đặc điểm cấu tạo
Trong nhóm – CHO, liên kết đôi C = O gồm một liên kết σ bền và một liên kết π kém bền hơn, tương tự liên kết C = C trong phân tử anken, do đó anđehit có một số tính chất giống anken.
2. Tính chất vật lý
Ở điều kiện thường, các anđehit đầu dãy đồng đẳng là chất khí và tan tốt trong nước. Các anđehit tiếp theo là chất lỏng hoặc rắn.
Độ tan trong nước của các anđehit giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.
1. Phản ứng cộng hiđro
Phương trình tổng quát:
R-CHO + H2 R-CH2OH
Thí dụ:
CH3-CH=O + H2 CH3-CH2-OH.
Trong phản ứng này anđehit đóng vai trò là chất oxi hóa.
2. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
2.1. Phản ứng tráng gương
Phương trình tổng quát
R-CH=O + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 R-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
Thí dụ:
HCHO + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 H-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
Phản ứng trên còn được gọi là phản ứng tráng bạc.
2.2. Phản ứng tạo thành axit
2R-CHO + O2 2R-COOH
Thí dụ:
2CH3-CH=O + O2 2CH3-COOH
Nhận xét: Anđehit vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.
3. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn
Phản ứng tổng quát khi đốt cháy hoàn toàn anđehit no, đơn chức, mạch hở:
1. Từ ancol
Oxi hóa ancol bậc I, được anđehit tương ứng:
R-CH2OH + CuO R-CHO + H2O + Cu
Thí dụ:
CH3-CH2OH + CuO CH3-CHO + H2O + Cu
2. Từ hiđrocacbon
Oxi hóa metan có xúc tác thu được anđehit fomic
CH4 + O2 HCHO + H2O
Oxi hóa không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại để sản xuất anđehit axetic
2CH2=CH2 + O2 2CH3-CHO
CH≡CH + H2O CH3-CHO
Xeton là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm liên kết trực tiếp với hai nguyên tử cacbon.
Thí dụ:
CH3-CO-CH3: đimetyl xeton (axeton);
CH3-CO-C6H5: metyl phenyl xeton (axetophenon)
CH3-CO-CH=CH2 : metyl vinyl xeton
Giống anđehit, xeton cộng hiđro tạo thành ancol.
Phương trình tổng quát:
R-CO-R1 + H2 R-CH(OH)-R1
Thí dụ:
CH3-CO-CH3 + H2 CH3-CH(OH)-CH3
Khác với anđehit, xeton không tham gia phản ứng tráng bạc.
1. Từ ancol
Oxi hóa không hoàn toàn ancol bậc II.
R-CH(OH)-R1 + CuO R-CO-R1 + Cu + H2O
CH3-CH(OH)-CH3 + CuO CH3-CO-CH3 + Cu + H2O
2. Từ hiđrocacbon
Oxi hóa không hoàn toàn cumen được axeton và phenol theo sơ đồ: