Bài tập cuối chương 2 Bất đẳng thức. Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Xác định độ dài đoạn đường tối thiểu

    Một người đi bộ một quảng đường dài 10 km trong khoảng thời gian không nhiều hơn 3 giờ. Lúc đầu người đó đi với vận tốc 4 km/h, về sau đi với vận tốc 3 km/h. Xác định độ dài đoạn đường tối thiểu mà người đó đã đi với vận tốc 4 km/h.

    Hướng dẫn:

    Gọi độ dài đoạn đường tối thiểu mà người đó đi được với vận tốc 4 km/h là x (km).

    Điều kiện: 0 < x < 10.

    Quãng đường lúc sau là 10 − x (km).

    Thời gian lúc đầu là \frac{x}{4} giờ

    Thời gian lúc sau \frac{10 - x}{3} giờ

    Do tổng thời gian đi bộ không quá 3 giờ nên ta có bất phương trình \frac{x}{4} + \frac{10 - x}{3} \leq
3 Giải ra ta được x ≥ 4.

    Kết hợp điều kiện ta được 4 ≤ x < 10.

    Vậy độ dài tối thiểu mà người đó đi được với vận tốc 4 km/h là 4 km.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tìm số nguyên nhỏ nhất thỏa mãn bất phương trình

    Số nguyên nhỏ nhất thỏa mãn bất phương trình \frac{x + 4}{5} - x + 5 < \frac{x + 3}{3}
- \frac{x - 2}{2} là:

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    \frac{x + 4}{5} - x + 5 < \frac{x +
3}{3} - \frac{x - 2}{2}

    \Leftrightarrow 6(x + 4) - 30x + 150
< 10(x + 3) - 15(x - 2)

    \Leftrightarrow 6x - 30x - 10x + 15x
< 30 + 30 - 24 - 150

    \Leftrightarrow - 19x < - 114
\Leftrightarrow x > 6

    Suy ra nghiệm của bất phương trình là x
> 6

    Vậy nghiệm nguyên nhỏ nhất thỏa mãn bất phương trình là x = 7.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Chọn kết luận đúng

    Biết rằng x +
\frac{1}{2} = y. So sánh xy?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    x + \frac{1}{2} = y \Rightarrow x - y = -
\frac{1}{2} < 0 \Rightarrow x < y.

  • Câu 4: Nhận biết
    Chọn phép biến đổi đúng

    Cho bất phương trình 2x - 5 > 7, phép biến đổi nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    2x - 5 > 7 \Leftrightarrow 2x > 7
+ 5

  • Câu 5: Vận dụng
    Tính giá trị lớn nhất của biểu thức

    Cho biểu thức B
= x + \frac{1}{x}. Tính giá trị lớn nhất của biểu thức B?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    B = x + \frac{1}{x} = \frac{x^{2} +
1}{x} + 2 - 2

    = \frac{x^{2} + 2x + 1}{x} - 2 =
\frac{(x + 1)^{2}}{x} - 2

    Ta có: (x + 1)^{2} \geq 0;\forall x <
0

    \Rightarrow (x + 1)^{2}.\frac{1}{x} \leq
0.\frac{1}{x}

    \Rightarrow (x + 1)^{2}.\frac{1}{x} \leq
0

    \Rightarrow (x + 1)^{2}.\frac{1}{x} - 2
\leq - 2

    \Rightarrow B \leq - 2

    Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi (x +
1)^{2} = 0 \Leftrightarrow x = - 1(tm\ \ x\  < \ 0)

    Vậy với x < 0 giá trị lớn nhất của biểu thức B là -2 khi x = -
1.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Chọn bất đẳng thức thỏa mãn yêu cầu

    Trong các bất đẳng thức sau, bất đẳng thức nào cho kết quả a < b?

    Hướng dẫn:

    \frac{1}{2}a > \frac{1}{2}b
\Leftrightarrow 2.\left( \frac{1}{2}a ight) > 2.\left( \frac{1}{2}b
ight) \Leftrightarrow a > b

    Ta có:

    - 7a < - 7b \Leftrightarrow -
7a.\left( - \frac{1}{7} ight) > - 7b.\left( - \frac{1}{7} ight)
\Leftrightarrow a > b

    Ta có:

    \frac{1}{2}a + 3 > \frac{1}{2}b + 3
\Leftrightarrow \frac{1}{2}a + 3 - 3 > \frac{1}{2}b + 3 -
3

    \Leftrightarrow \frac{1}{2}a >
\frac{1}{2}b \Leftrightarrow 2.\frac{1}{2}a > 2.\frac{1}{2}b
\Leftrightarrow a > b

    Ta có:

    \left( \sqrt{5} - 2 ight)a - 1 <
\left( \sqrt{5} - 2 ight)b - 1

    \Leftrightarrow \left( \sqrt{5} - 2
ight)a - 1 + 1 < \left( \sqrt{5} - 2 ight)b - 1 + 1

    \Leftrightarrow \left( \sqrt{5} - 2
ight)a < \left( \sqrt{5} - 2 ight)b

    \Leftrightarrow \left( \sqrt{5} - 2
ight)a.\frac{1}{\sqrt{5} - 2} < \left( \sqrt{5} - 2
ight)b.\frac{1}{\sqrt{5} - 2}

    \Leftrightarrow a < b

  • Câu 7: Vận dụng cao
    Tính giá trị nhỏ nhất của biểu thức

    Cho hai số thực dương x;y thỏa mãn \frac{4}{x^{2}} + \frac{5}{y^{2}} \geq 9. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức C =
2x^{2} + \frac{6}{x^{2}} + 3y^{2} + \frac{8}{y^{2}}?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    C = 2x^{2} + \frac{6}{x^{2}} + 3y^{2} +
\frac{8}{y^{2}}

    = 2x^{2} + \frac{2}{x^{2}} + 3y^{2} +
\frac{3}{y^{2}} + \frac{4}{x^{2}} + \frac{5}{y^{2}}

    = 2\left( x^{2} + \frac{1}{x^{2}}
ight) + 3\left( y^{2} + \frac{1}{y^{2}} ight) + \left(
\frac{4}{x^{2}} + \frac{5}{y^{2}} ight)

    Mặt khác ta có:

    2\left( x^{2} + \frac{1}{x^{2}} ight)
\geq 2.2 = 4

    Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi x^{2} =
\frac{1}{x^{2}} \Leftrightarrow x^{4} = 1 \Leftrightarrow x = 1 (vì x > 0)

    3\left( y^{2} + \frac{1}{y^{2}} ight)
\geq 3.2 = 6 dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi y^{2} = \frac{1}{y^{2}} \Leftrightarrow y^{4} = 1
\Leftrightarrow y = 1 vì (y >0)

    \left( \frac{4}{x^{2}} + \frac{5}{y^{2}}
ight) \geq 9 theo giả thiết.

    Khi x =1; y = 1 thì dấu bằng xảy ra

    \Rightarrow C \geq 4 + 6 + 9 =
19

    Vậy giá trị nhỏ nhất của biểu thức C bằng 19 khi x = y = 1.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Tìm nghiệm của bất phương trình

    Cho bất phương trình 3(5x + 2) \geq 4x + 1. Nghiệm của bất phương trình là:

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    3(5x + 2) \geq 4x + 1

    \Leftrightarrow 15x + 6 \geq 4x +
1

    \Leftrightarrow 15x - 4x \geq 1 -
6

    \Leftrightarrow 11x \geq - 5
\Leftrightarrow x \geq - \frac{5}{11}

    Vậy tập nghiệm của bất phương trình là x
\geq \frac{- 5}{11}.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tìm điều kiện tham số m theo yêu cầu

    Tìm điều kiện của tham số m để bất phương trình \left( m^{2} - 2m ight)x^{2} + mx +
3 > 0 là bất phương trình bậc nhất một ẩn?

    Hướng dẫn:

    Để bất phương trình là bất phương trình bậc nhất một ẩn thì

    \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
m^{2} - 2m = 0 \\
m eq 0 \\
\end{matrix} ight.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
m(m - 2) = 0 \\
m eq 0 \\
\end{matrix} ight.

    \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
\left\lbrack \begin{matrix}
m = 0 \\
m = 2 \\
\end{matrix} ight.\  \\
m eq 0 \\
\end{matrix} ight.\  \Leftrightarrow m = 2

    Vậy m = 2 thì bất phương trình đã cho là bất phương trình bậc nhất một ẩn.

  • Câu 10: Nhận biết
    Xác định bất đẳng thức

    Trong các phương án sau, hãy chỉ ra phương án là một bất đẳng thức?

    Hướng dẫn:

    Bất đẳng thức cần tìm là 2a < b + 1.

  • Câu 11: Nhận biết
    Xác định khẳng định sai

    Chọn câu sai?

    Hướng dẫn:

    Khi nhân cả hai vế của một bất đẳng thức với cùng một số âm, ta được một bất đẳng thức mới ngược chiều với bất đẳng thức đã cho.

    Khi đó: “Nếu a > bc < 0 thì ac > bc.”

  • Câu 12: Nhận biết
    Xác định bất phương trình bậc nhất một ẩn

    Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc nhất một ẩn?

    Hướng dẫn:

    Bất phương trình bậc nhất một ẩn có dạng ax + b > 0 (hoặc ax + b < 0; ax + b \geq 0; ax + b \leq 0) với a eq 0 được gọi là bất phương trình bậc nhất một ẩn.

    Bất phương trình bậc nhất một ẩn cần tìm là \frac{3}{4} - y \leq 0.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Tìm giá trị m thỏa mãn điều kiện

    Với giá trị nào của tham số m thì phương trình x - 2 = 3m + 4 có nghiệm lớn hơn 3?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    x - 2 = 3m + 4 \Leftrightarrow x = 3m +
6

    Theo bài ra ta có:

    x > 3 \Leftrightarrow 3m + 6 > 3
\Leftrightarrow 3m > - 3 \Leftrightarrow m > - 1

    Vậy m > - 1 thỏa mãn yêu cầu đề bài.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Tìm các số nguyên thỏa mãn hai bất phương trình

    Có tất cả bao nhiêu số nguyên x thỏa mãn cả hai bất phương trình

    \frac{3x - 2}{5} \geq \frac{x}{2} +
0,31 - \frac{2x - 5}{6} >
\frac{3 - x}{4}?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    \frac{3x - 2}{5} \geq \frac{x}{2} +
\frac{3}{10} \Leftrightarrow 2(3x - 2) \geq 5x + 3

    \Leftrightarrow 6x - 4 \geq 5x + 3
\Leftrightarrow x \geq 7

    Vậy tập nghiệm của bất phương trình là x
\geq 7.

    Ta có:

    1 - \frac{2x - 5}{6} > \frac{3 -
x}{4}

    \Leftrightarrow 12 - 2(2x - 5) > 3(3
- x)

    \Leftrightarrow 12 - 4x + 10 > 9 - 3x
\Leftrightarrow 13 > x

    Vậy tập nghiệm của bất phương trình là x
< 13.

    Mà số cần tìm là số nguyên và thỏa mãn cả hai bất phương trình

    Suy ra x \in \left\{ 7;8;9;10;11;12
ight\}

    Vậy có 6 giá trị nguyên của x thỏa mãn yêu cầu đề bài.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Tìm nghiệm của bất phương trình

    Kết luận nào sau đây đúng khi nói về nghiệm của bất phương trình

    (x + 3)(x + 4) > (x - 2)(x + 9) +
25?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    (x + 3)(x + 4) > (x - 2)(x + 9) +
25

    \Leftrightarrow x^{2} + 7x + 12 >
x^{2} + 7x - 18 + 25

    \Leftrightarrow x^{2} + 7x + 12 - x^{2}
- 7x + 18 - 25 > 0

    \Leftrightarrow 5 > 0 đúng với mọi x\mathbb{\in R}

    Vậy bất phương trình có vô số nghiệm x\mathbb{\in R}.

  • Câu 16: Nhận biết
    Tìm bất phương trình nhận x = 4 làm nghiệm

    Kiểm tra xem x =
4 là nghiệm của bất phương trình nào trong các bất phương trình nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Thay x = 4vào từng bất phương trình ta được:

    4 + 5 > 9 vô lí nên x = 4 không là nghiệm của bất phương trình.

    0 \geq 1 vô lí nên x = 4 không là nghiệm của bất phương trình.

    4.4 < 4 + 3.4 \Leftrightarrow 16 <
16 4.4 < 4 + 3.4 vô lí nên x = 4 không là nghiệm của bất phương trình.

    3.4 \geq 8 + 4 \Leftrightarrow 12 \geq
12 thỏa mãn nên x = 4 là nghiệm của bất phương trình.

  • Câu 17: Thông hiểu
    Sắp xếp các số theo thứ tự giảm dần

    Cho biết a - 1 =
b + 2 = c - 3. Sắp xếp các số a;b;c theo thứ tự giảm dần ta được:

    Hướng dẫn:

    Từ a - 1 = b + 2 suy ra a = b + 2 + 1 = b + 3

    Từ b + 2 = c - 3 suy ra c = b + 2 + 3 = b + 5

    b < b + 3 < b + 5 nên b < a < c

    Vậy sắp xếp các số theo thứ tự giảm dần là c;a;b.

  • Câu 18: Nhận biết
    Chọn kết luận sai

    Chọn một số a bất kì, chọn kết luận không chính xác?

    Hướng dẫn:

    - 5 < 1 nên cộng hai vế của bất đẳng thức với số 2a bất kì ta được:

    2a - 5 < 2a + 1 (đúng)

    0 < 1 nên cộng hai vế của bất đẳng thức với số 4a bất kì ta được:

    4a < 4a + 1 (đúng)

    1 > - 2 nên cộng hai vế của bất đẳng thức với số 5a bất kì ta được:

    5a + 1 > 5a - 2 (đúng)

    - 3 < - 1 nên cộng hai vế của bất đẳng thức với số 3a bất kì ta được:

    3a - 3 < 3a - 1 vậy bất đẳng thức 3a - 3 > 3a - 1 (sai)

  • Câu 19: Vận dụng cao
    Giải bất phương trình và tìm nghiệm theo yêu cầu

    Tìm số nguyên lớn nhất thỏa mãn bất phương trình:

    \frac{1987 - x}{15} + \frac{1988 -
x}{16} + \frac{27 + x}{1999} + \frac{28 + x}{2000} > 4

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    \frac{1987 - x}{15} + \frac{1988 -
x}{16} + \frac{27 + x}{1999} + \frac{28 + x}{2000} > 4

    \Leftrightarrow \left( \frac{1987 -
x}{15} - 1 ight) + \left( \frac{1988 - x}{16} - 1 ight) + \left(
\frac{27 + x}{1999} - 1 ight) + \left( \frac{28 + x}{2000} - 1 ight)
> 0

    \Leftrightarrow \frac{1972 - x}{15} +
\frac{1972 - x}{16} + \frac{x - 1972}{1999} + \frac{x - 1972}{2000} >
0

    \Leftrightarrow (1972 - x)\left(
\frac{1}{15} + \frac{1}{16} + \frac{1}{1999} + \frac{1}{2000} ight)
> 0

    \frac{1}{15} + \frac{1}{16} +
\frac{1}{1999} + \frac{1}{2000} > 0 nên 1972 - x > 0 \Leftrightarrow x <
1972

    Suy ra nghiệm của bất phương trình là x
< 1972

    Vậy số nguyên lớn nhất thỏa mãn bất phương trình là 1971

  • Câu 20: Vận dụng
    Chọn kết luận đúng

    Biết rằng 0 <
a < b. Chọn kết luận đúng?

    Hướng dẫn:

    Với 0 < a < b ta có: (a - b)^{2} > 0

    \Leftrightarrow a^{2} - b^{2} - 2ab >
0

    \Leftrightarrow a^{2} - b^{2} >
2ab

    \Leftrightarrow \frac{a^{2} - b^{2}}{ab}
> \frac{2ab}{ab} (vì ab >
0)

    \Leftrightarrow \frac{a^{2}}{ab} -
\frac{b^{2}}{ab} > 2 \Leftrightarrow \frac{a}{b} + \frac{b}{a} >
2

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (45%):
    2/3
  • Vận dụng (15%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo