Thực hành đọc: Cánh đồng

I. Bố cục: 3 phần

- Từ đầu đến rực rỡ: Giới thiệu cánh đồng mùa xuân

- Tiếp theo đến dưới đất cày: Mùa xuân với những sức sống mới

- Hai câu cuối: Cảm xúc của nhân vật trữ tình

II. Cảm nhận sự biến hoá của nhịp điệu, sự phóng khoáng trong cách xây dựng hình ảnh thơ, sử dụng công trong cách tổ chức mạch thơ.

- Bài thơ sử dụng câu thơ có độ dài ngắn khác nhau, nhịp thơ luôn biến đổi:

(Những đóa cúc vừa hái về từ cánh đồng mùa xuân rộng lớn.
Tỏa sáng trên chiếc bình gốm màu sẫm
Chạm vào em một chiếc là già nua, một nụ hoa bé bỏng, một hơi thở run run, một làn sương ẩm ướt.
Chạm vào em một lảnh lót trong veo, một vang rền trầm đục, một nức nở âm u, một lặng câm rực rỡ.)

- Nhiều phép điệp tạo nên sự nhịp nhàng trong từng câu thơ

+ “Chạm vào em một chiếc lá già nua, một nụ hoa bé bỏng, một hơi thở run run, một làn sương ẩm ướt

Chạm vào em một lảnh lót trong veo, một vang rền trầm đục, một nức nở âm u, một lặng câm rực rỡ….”

+ “Em gọi tên những loài hoa chưa kịp mọc

Em gọi tên những trái cây chưa kịp ra đời”

+ “Những trái cây đang ngủ trong hạt mầm vừa nứt

Đang ngủ trong đóa hoa nấp dưới đất cày”

- Nhiều từ láy, các tính từ miêu tả âm thanh, hình ảnh, các động từ thể hiện sức sống đang diễn ra trong cảnh vật

+ Từ láy: bé bỏng, run run, lảnh lót, nức nở, rực rỡ,….

+ Tính từ được sắp xếp đăng đối: trong veo – trầm đục; âm u – rực rỡ; nức nở - lặng câm; lảnh lót – vang rền

+ Động từ chỉ trạng thái: “mọc” “ra đời” “đang ngủ” “nứt” “nấp”

III. Lắng nghe dòng chảy cảm xúc và suy tưởng của nhân vật trữ tình được biểu hiện một cách sống động, sắc nét trong sự tự do của hình thức thơ ca.

Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên, một tình yêu thiên nhiên chân thành và mãnh liệt của nhà thơ.

- Hình ảnh “Những đóa hoa cúc hái về từ cánh đồng mùa xuân rộng lớn”. Câu thơ đầu tiên đã gợi lên trong người đọc nhiều mâu thuẫn “hoa cúc” là dấu hiệu của mùa thu, vậy tại sao lại được hái về từ “cánh đồng mùa xuân rộng lớn”?

- Câu thơ thứ hai lí giải cụ thể hơn “Tỏa sáng trên chiếc bình gốm sẫm màu”. Ở đây, có thể hiểu là hình ảnh hoa cúc trên bình gốm, hay hoa cúc được cắm trong chiếc bình hay chỉ đơn giản là tưởng tượng của tác giả. Liên kết hai câu thơ đầu tiên, có thể đó là những bông hoa cúc được hái từ vườn và được cắm trên chiếc bình gốm sẫm màu. Đó có thể là những đẹp đẽ cuối cùng của mùa thu, nhân vật trữ tình tận hưởng vẻ đẹp của hoa cúc, của sắc hoa và mong chờ mua xuân tới.

- Đại từ “em” được nhắc đến trong cả hai khổ thơ, “em” có thể hiểu là nhân vật trữ tình, người con gái đang tràn đầy tình yêu đời, yêu sống.

+ “Em” ở trong nhiều trạng thái là “chiếc là già nua” nhưng cũng là “nụ hoa bé bỏng”; là “hơi thở run run” nhưng cũng là “làn sương ẩm ướt”;

+ “lảnh lót trong veo” nhưng cũng là “vang rền trầm đục”;

+ “nức nở âm u” nhưng cũng là “lặng câm rực rỡ”.

⇒ Các trạng thái nếu để ý kĩ có phần đối lập nhau, nếu như một bên là sự già cỗi, trầm buồn “già nua” “run run” “trầm đục” “âm u” thì một bên sẽ là “nụ hoa” “làn sương” “trong veo” “rực rỡ”….

⇒ Trạng thái đối lập đó của “em” thể hiện sự biến hóa, xoay chuyển của trạng thái tinh thần. Đó có thể là sự tiếc nuối, cũng có thể là những rung cảm trước sự đón nhận mùa xuân sang. Cái cũ qua đi thì cái mới sẽ đến, sự sống sẽ hình thành. Sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, cho thấy tác giả cảm nhận mùa xuân và sự chuyển động bằng tất cả các giác quan

- Đến khổ thứ hai, các hình ảnh thể hiện cho sức sống sắp bung tỏa “loài hoa chưa kịp mọc” “trái cây chưa kịp ra đời” “hạt mần vừa nứt” “hoa nấp dưới đất cày” tất cả đều là “chưa kịp” “vừa” “nấp”… Chỉ chờ đợi có cơ hội thì sự sống sẽ thực sự bung tỏa

- Hai câu kết “Dưới lớp đất cày có những chiếc bình gốm. Chưa kịp thành hình chờ đợi các loài hoa”. Nếu như đóa hoa cúc của mùa thu đang rực rỡ trong những chiếc bình, thì dưới lớp đất cày, những chiếc bình gốm cũng sẽ hình thành, chờ đợi sự sinh sổi nảy nở của các loài hoa. Đó là sự luân chuyển đầu cuối thể hiện cho sự sống luân phiên tồn tại. Sau khoảng động, thơ trở lại yên tĩnh để lắng khí đất, khí trời, sự hiến dâng luân chuyển sinh sôi, sự trở về chất chứa. Bài thơ là dòng luân chuyển không dứt.

  • 3.772 lượt xem
Sắp xếp theo