Cấu trúc di truyền của quần thể

I. Các đặc trưng di truyền của quần thể

1. Khái niệm

- Quần thể là 1 tổ chức của các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, ở vào một thời điểm xác định và có khả năng sinh sản ra thế hệ sau.

- Quần thể được đặc trưng bởi vốn gen, tần số tương đối của các kiểu gen, kiểu hình và các alen.

2. Tần số tương đối của các alen và tỉ lệ kiểu gen

Xét một gen có 2 alen: A, a trong một quần thể

- Tần số của một kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ số giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.

- Tần số alen của locut gen A được tính bằng tỉ số giữa các giao tử mang alen đó trên tổng số giao tử mà quần thể đó tạo ra tại một thời điểm xác định.

  • Ví dụ: một quần thể có tỉ lệ các kiểu gen như sau

0.6AA: 0.2Aa: 0.2aa (1)

- (1) được gọi là cấu trúc di truyền của quần thể đó

+ Gọi p là tần số tương đối của alen A

+ Gọi q là tần số tương đối của alen a

- Khi đó: pA = (0.6 + 0.2/2) = 0.7

qa = (0.2 + 0.2/2) = 0.3

II. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần

- Quá trình tự phối làm cho quần thể dần dần phân thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ dị hợp tử và tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử, nhưng không làm thay đổi tần số tương đối của các alen.

Sự biến đổi cấu trúc di truyền quần thể tự phối qua các thế hệ:

Quần thể xuất phát

0% AA

100% Aa

0% aa

F1

25% AA

50% Aa

25% aa

F2

37.5% AA

25% Aa

37.5% aa

F3

43.75% AA

12.5% Aa

43.75%aa

...

     

Fn

(1 - 1/2n )/2 %AA

1/2n %Aa

(1 - 1/2n )/2 %aa

 

  • 14.187 lượt xem
Sắp xếp theo