Củng cố, mở rộng (Bài 5 - trang 151)

Câu 1: Tổng hợp những thông tin cơ bản về hai văn bản kịch đã học trong bài (Sống hay không sống – đó là vấn đề, Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài) theo gợi ý sau: tình huống, nhân vật, xung đột, thông điệp.

  Sống hay không sống – đó là vấn đề

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Tình huống

Hăm-lét được báo mộng về cái chết của cha, chàng quyết định giả điên để tìm ra sự thật và báo thù cho cha.

Vua Lê Tương Dực lệnh Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài gây nên sự oán hận trong lòng dân.
Nhân vật

Hăm-lét, Clo-đi-út, Ô-phê-li-a, Pô-lô-ni-út,…

Vũ Như Tô, Đan Thiềm, Nguyễn Hoàng,…
Xung đột

Xung đột về mặt nội tâm của nhân vật Hăm-lét, đó là sự mâu thuẫn giữa việc đấu tranh để bảo vệ chính mình trước hiện thực xấu xa hay cứ sống chịu đựng, sống với lý tưởng nhân văn.

Nhân dân, những người thợ xây đài với tầng lớp vua chúa phong kiến, Vũ Như Tô với những người thợ phu phen bị bắt bớ, phu dịch để xây Cửu Trùng Đài.
Thông điệp

Hãy giữ bản thân luôn tỉnh táo, sáng suốt để đưa ra những quyết định đúng đắn. Dù trước hoàn cảnh nào đi chăng nữa, dù bị vùi dập, dẫm đạp; con người vẫn phải giữ lấy lý trí và niềm tin của mình.

Thông điệp mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu và lợi ích của nhân dân.

Câu 2: Tìm đọc các vở bi kịch; chỉ ra tình huống, nhân vật, xung đột và thông điệp chính trong các tác phẩm mà bạn đã đọc.

- Trích đoạn: Tình yêu và thù hận (Trích Romeo và Juliet - Shakespeare)

- Tình huống: Vở kịch miêu tả tấn bi kịch của một đôi nam nữ yêu nhau say đắm, nhưng do bầu không khí và hành động thù hận lâu đời của hai dòng họ ở thành phố Vêrôna, nước Ý, cuối cùng đã chết vì tình một cách thê thảm. Cái chết bi thương của họ đã làm cho hai dòng họ thức tỉnh và hoà giải, thể hiện khuynh hướng tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn, chống thù hận truyền kiếp và kêu gọi tinh thần khoan dung, bác ái.

- Trong đoạn trích ngắn này đương nhiên ta không thể nhìn thấy xung đột kịch, không thấy kết thúc bi kịch của nó, nhưng ta sẽ thấy một tình yêu trong trắng, mảnh liệt, vượt lên mọi thù hận của dòng họ, gia đình. Ta cũng sẽ thấy ngôn ngữ kịch đẹp tuyệt vời của nhà viết kịch lỗi lạc Shakespeare.

- Ý nghĩa xã hội của vở bi kịch này trước hết là đề cao tình yêu tự do chung thuỷ, ý thức chống hủ tục phong kiến rất nổi bật. Kể một câu chuyện tình bi kịch mà nguyên nhân là do ý thức phong kiến cổ lỗ, tác giả đã kết hợp được đề tài tình yêu với tinh thần của thời đại Phục hưng, phê phán quan niệm luân lí hủ bại của thời trung cổ.

- Một đoạn trích rất ngắn, chỉ gồm có 16 lời thoại trong kịch Romeo và Juliet của Shakespeare mà ta thấy được mâu thuẫn giữa tình yêu với ý thức hủ bại trung cổ, thấy được tinh thần tự do, giải phóng của thời Phục hưng, thấy được phong cách ngôn từ cổ điển phương Tây, khác hẳn ngôn từ nghệ thuật phương Đông.

Câu 3: Tìm hiểu thêm về các nhân vật, sự kiện lịch sử được nhắc tới trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Yếu tố lịch sử đã được Nguyễn Huy Tưởng sử dụng như thế nào và có vai trò gì trong tác phẩm?

- Nhân vật lịch sử: Vũ Như Tô, Lê Tương Dực, Trịnh Duy Sản, Trần Cảo…

- Sự kiện lịch sử dưới thời phong kiến khoảng 1516 – 1517: Tháng 4 năm 1516, quân khởi nghĩa Trần Cảo nhân khi kinh thành rối loạn bèn tiến đánh Thăng Long. Cùng lúc đó, Nguyễn Hoằng Dụ đóng quân ở Bồ Đề, được tin Duy Sản giết vua, liền đem quân qua sông, đốt hết phố xá trong kinh thành. Hoằng Dụ còn cho bắt chém Vũ Như Tô rồi mang quân rút khỏi Thăng Long. Đài cũng bị đốt thành tro sau lần đó.

- Yếu tố lịch sử đã được Nguyễn Huy Tưởng đưa vào vở kịch một cách khéo léo, mặc dù viết về lịch sử, những vấn đề mà Nguyễn Huy Tưởng đặt ra trong các sáng tác của mình vẫn luôn luôn mới và làm thao thức người đương thời. Lấy đề tài lịch sử nhưng không nhằm mục đích làm sử mà qua đó, nhà văn xây dựng được bi kịch của một người nghệ sĩ giữa khát vọng và hiện thực xã hội.

Câu 4: Thu thập, phân tích và đánh giá các thông tin về một trong số các vấn đề gợi ý sau:

- Nghệ thuật thời Phục hưng;

Nghệ thuật thời Phục Hưng ở châu Âu (1400-1600 SCN) bao gồm một số họa phẩm và tác phẩm điêu khắc được yêu thích nhất và dễ nhận diện nhất. Các bậc thầy thường điêu luyện trong cả hai lãnh vực hoạ và điêu khắc, và bằng cách nghiên cứu nghệ thuật thời cổ đại, bổ sung kiến thức lý thuyết về phép phối cảnh có tính toán học và kỹ thuật vẽ mới, họ đã sáng tạo ra những tác phẩm thực sự độc đáo. Tính hiện thực, hoạ tiết, kịch tính, và những tầng lớp tinh tế về ý nghĩa trở thành những đặc điểm của nghệ thuật tôn giáo và thế tục. Giờ đây, các nghệ sĩ cuối cùng đã thoát ra khỏi vị thế cũ của một thợ vẽ và đạt được một vị trí mới như là những người đóng góp trọng yếu cho văn hóa và uy tín của xã hội trong đó họ sống.

Những đặc điểm xác định của nghệ thuật Phục Hưng bao gồm:

  • Quan tâm trong việc nắm bắt những yếu tố tinh túy của nghệ thuật cổ điển, đặc biệt hình thể và tỉ lệ của cơ thể người.
  • Quan tâm đến lịch sử nghệ thuật đương đại và rèn đúc nên con đường liên tục của sự phát triển.
  • Pha trộn cách mô tả hình tượng tôn giáo và thế tục lấy tính nhân đạo làm tiêu điểm.
    có khuynh hướng tiến đến sự đồ sộ và những tư thế ấn tượng.
  • Quan tâm đến việc tạo ra một đáp ứng tình cảm về phía người thưởng ngoạn.
    phát triển phép phối cảnh có tính toán học chính xác.
  • Quan tâm đến những thể loại chân dung, phong cảnh và cảnh vật cực thực và chi tiết.
  • Quan tâm trong việc sử dụng màu sắc rực rỡ, bóng râm và nắm bắt những hiệu quả của ánh sáng.
  • Phát huy việc sử dụng sơn dầu và chữ in nhỏ.
  • Sử dụng những hình thể tinh tế và những vật dụng hàng ngày để làm gia tăng ý nghĩa của họa phẩm.
  • Gia tăng uy thế nghệ sĩ như là một nghệ nhân biết kết hợp những tri thức với kỹ năng thực hành.

Câu 5: Xác định một đề tài nghiên cứu, xây dựng đề cương cho đề tài đó (dựa trên các thông tin đã tìm được) và trình bày đề cương nghiên cứu của bạn.

HS tự thực hiện dựa trên các thông tin, tư liệu thu thập ở câu 4.

  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo