- Trên đất liền, đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm tới 85%, núi cao trên 2000m chiếm 1%.
Đồng bằng lớn:
- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực.
- Ngoài ra còn các đảo và quần đảo.
- Sau giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc và bị ngoại lực bào mòn, phá hủy tạo nên những bề mặt cổ, thấp và thoải.
- Giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, địa hình thấp dần theo hướng tây bắc-đông nam.
- Địa hình nước ta có hai hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp. Ví dụ: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Nam,...
- Các hoạt động ngoại lực của khí hậu, của dòng nước là của con người là những nhân tố ảnh hưởng đến hình thành địa hiện tại của nước ta.
- Đã xuất hiện ngày càng nhiều các địa hình nhân tạo (các công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch,...) trên đất nước ta.