Đề thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2023

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 40 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 40 điểm
  • Thời gian làm bài: 50 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
50:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Xác định dung dịch

    Nhỏ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch chất nào sau đây thu được kết tủa keo, màu trắng?

    Hướng dẫn:

    Nhỏ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa keo, màu trắng.

    AlCl3 + 3NH+ 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

  • Câu 2: Nhận biết
    Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất

    Trong cùng điều kiện, ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?

    Hướng dẫn:

    ⇒ Trong cùng điều kiện Cu2+ có tính oxi hóa mạnh nhất.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Tính số este thu được tối đa

    Thực hiện phản ưng este hóa giữa HOOC–COOH với hỗn hợp CH3OH và C2H5OH thu được tối đa bao nhiêu este hai chức?

    Hướng dẫn:

    Các este hai chức có thể thu được là: CH3OCO–COOC2H5, (COOCH3)2, (COOC2H5)2.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tìm phát biểu sai

    Phát biểu nào sau đây sai?

    Hướng dẫn:

    Thủy phân saccarozơ trong thu được glucozơ và fructozơ.

    C12H22O11 + H2\overset{H + ,\ \ \
t{^\circ}}{ightarrow} C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

  • Câu 5: Vận dụng cao
    Tính phần trăm thể tích của khí CO trong X

    Cho hơi nước đi qua than nung đỏ, thu được 0,735 mol hỗn hợp khí X (gồm CO, CO2 và H2). Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO (dư, nung nóng) thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y bằng dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư) thu được 0,57 mol SO2 (sản phậm khử duy nhất). Phần trăm thế tích của khi CO trong X là

    Hướng dẫn:

    Cho phản ứng tạo khí X:

          C + H2O \overset{t{^\circ}}{ightarrow} CO + H2

    mol:                    a       a

           C + 2H2O \overset{t{^\circ}}{ightarrow} CO2 + 2H2

    mol:                         b       2b

    Vậy X gồm: \left\{ \begin{matrix}CO:a\ mol\; \;\;\;\;\;\;\;\;\\H_{2} :(a + 2b)mol \\CO₂:b\ mol \;\;\;\;\;\;\;\;\\\end{matrix} ight. \Rightarrow \left\{ \begin{matrix}
a + (a + 2b) + b = 0,735 \\
2a + 2(a + 2b) = 2.0,57 \\
\end{matrix} ight.

    \Leftrightarrow %mCO = \frac{0,12}{0,735} = 16,33%

  • Câu 6: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Cho m gam bột Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch CuSO4 dư, thu được 9,6 gam kim loại Cu. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    nCu = \frac{9,6}{64} = 0,15 (mol)

    Phương trình phản ứng:

            Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

    mol: 0,15           ←                 0,15

    \Rightarrow m = 56.0,15 = 8,4 (g)

  • Câu 7: Nhận biết
    Xác định số oxi hóa của sắt trong hợp chất

    Đốt cháy hoàn toàn bột sắt trong khí clo dư, thu được hợp chất trong đó sắt có số oxi hóa là

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng:

    2Fe + 3Cl2 \overset{t{^\circ}}{ightarrow} 2FeCl3

    Trong hợp chất FeCl3, Fe có hóa trị +3.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Xác định công thức của Y

    Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thu được dung dịch X. Thêm tiếp NaOH dư vào X, thu được kết tủa Y. Công thức của Y là

    Hướng dẫn:

    Fe2O3 + 3H2SO4 ⟶ 2Fe2(SO4)3 + 3H2O

    Fe2(SO4)3 + 6NaOH ⟶ 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4

    Công thức của Y là Fe(OH)3.

  • Câu 9: Vận dụng cao
    Tính giá trị gần nhất với giá trị của m

    Cho 19,5 gam hỗn hợp Al và kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch X (không chứa muối amoni) và 0,6 mol hỗn hợp B (gồm NO và NO2) có tỉ khối so với H2 bằng 19. Cô cạn X thu được m gam hỗn hợp muối Y. Nung Y đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z và hỗn hợp E gồm khí và hơi. Cho toàn bộ E vào 300 gam nước, không có khí thoát ra và dung dịch thu được chỉ chứa một chất tan, có nồng độ 17,598%. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Nung Y là các muối nitrat đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z và hỗn hợp E gồm khí và hơi, chứng tỏ Y là muối ngậm nước.

    Gọi số mol của NO và NO2 là a và b, ta có hệ phương trình:

    \Rightarrow nNO = nNO2 = 0,3 mol

    \Rightarrow nHNO3 p/ư = 4.0,3 + 2.0,3 = 1,8 (mol)

    mmuối nitrat = 19,5 + 62.(3.0,3 + 0,3) = 93,9 (gam)

    Vì hỗn hợp E gồm khí và hơi. Cho toàn bộ E vào 300 gam nước, không có khí thoát ra chứng tỏ E gồm hơi nước, NO2 và O2 trong đó nNO2 : nO2 = 4 : 1.

    Khi nhiệt phân Y:

    Bảo toàn N: nNO2 (2) = 1,8 – 0,6 = 1,2 (mol)

    Bảo toàn electron: nO2 = \frac{1,2}{4} = 0,3 (mol)

    Cho toàn bộ E vào nước → dung dịch chỉ chứa một chất tan là HNO3 (1,2 mol).

    Theo đề thì Y là muối ngậm nước. Gọi x là lượng nước thu được do nhiệt phân Y, ta có:

    CHNO3 = \frac{63.1,2}{300 +
46.1,2 + 32.0,3 + x} = 0,17598 \Leftrightarrow x = 64,8

    \Rightarrow m = mY = 93,9 + 64,8 = 158,7 (gam)

  • Câu 10: Nhận biết
    Chất làm mềm được nước có tính cứng vĩnhcửu

    Chất nào sau đây làm mềm được nước có tính cứng vĩnh cửu?

    Hướng dẫn:

    Na3PO4 có khả năng làm mềm nước cứng vĩnh cửu do loại bỏ được các ion Ca2+, Mg2+ ra khỏi dung dịch:

    3Ca2+ + 2PO43– → Ca3(PO4)2

    3Mg2+ + 2PO43– → Mg3(PO4)2

  • Câu 11: Nhận biết
    Số nguyên tử cacbon trong phân tử saccarozơ

    Số nguyên tử cacbon trong phân tử saccarozơ là

    Hướng dẫn:

    Công thức phân tử của saccarozơ là C12H22O11.

    \Rightarrow Số nguyên tử cacbon trong phân tử saccarozơ là 12.

  • Câu 12: Vận dụng
    Tính giá trị của V

    Oxi hóa hoàn toàn 11,5 gam hỗn hợp X (gồm Mg, Al và Zn) bằng O2, thu được 17,1 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Để hòa tan hết Y cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là

    Hướng dẫn:

    Ta có: nO = nO2– = \frac{17,1\ –11,5}{16} = 0,35 (mol)

    \Rightarrow nHCl = nH+ = 0,7 (mol)

    \Rightarrow V = \frac{0,7}{2} = 0,35 (l) = 350 (ml)

  • Câu 13: Nhận biết
    Xác định khí tạo thành

    Khí tạo thành khi cho Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là

    Hướng dẫn:

    Khí tạo thành khi cho Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là khí H2.

    Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

  • Câu 14: Nhận biết
    Công thức của axit axetic

    Axit axetic có công thức là

    Hướng dẫn:

    Axit axetic có công thức là CH3COOH.

  • Câu 15: Nhận biết
    Monome điều chế poli(vinyl clorua)

    Poli(vinyl clorua) được điều chế trưc tiếp từ monome nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    nCH2=CH−Cl \overset{t{^\circ},\ xt,p}{ightarrow} (−CH2−CHCl−)n

  • Câu 16: Thông hiểu
    Tìm phát biểu đúng

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

     

    - Trong công nghiệp, Al được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3.

    - Điện phân dung dịch NaCl thu được khí Cl2 ở anot.

    - Mg, Be không tan trong nước ở nhiệt độ thường.

  • Câu 17: Nhận biết
    Công thức của thạch cao nung

    Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gãy xương. Công thức của thạch cao nung là

    Hướng dẫn:

    Công thức của thạch cao nung là CaSO4.H2O.

  • Câu 18: Nhận biết
    Khí chủ yếu gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính

    Mặt trái của "hiệu ứng nhà kính" là gây ra sự khác thường về khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và cuộc sống con người. Khí chủ yếu gây ra hiện tượng này là

    Hướng dẫn:

    Khí chủ yếu gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính là khí CO2.

  • Câu 19: Thông hiểu
    Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

    Cho các polime sau: polibutađien, poli(metyl metacrylat), poliacrilonitrin, nilon–6,6. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là

    Hướng dẫn:

    Chỉ có nilon–6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

  • Câu 20: Nhận biết
    Tên gọi của hợp chất Cr(OH)3

    Hợp chất Cr(OH)3 có tên là

    Hướng dẫn:

    Hợp chất Cr(OH)3 có tên là crom(III) hiđroxit.

  • Câu 21: Vận dụng
    Tính số phát biểu đúng

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Ala-Gly có phản ứng màu biure.

    (b) Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức.

    (c) Axit 6–aminohexanoic là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon–6.

    (d) Thực hiện phản ứng trùng ngưng các amino axit đều thu được peptit.

    (d) Thành phần của bột ngọt (mì chính) chỉ chứa các nguyên tố C, H, Na và O.

    Số phát biểu đúng là

    Hướng dẫn:

    (a) sai, vì peptit có từ hai liên kết peptit trở lên mới có phản ứng màu biure.

    (b) đúng.

    (c) đúng.

    (d) sai. Chỉ trùng ngưng các α–amino axit mới thu được peptit.

    (đ) sai. Thành phần của bột ngọt (mì chính) chứa các nguyên tố C, H, O, Na và O.

  • Câu 22: Nhận biết
    Tên của hợp chất C2H5NHC2H5

    Hợp chất C2H5NHC2H5 có tên là

    Hướng dẫn:

    Hợp chất C2H5NHC2H5 có tên là đietylamin.

  • Câu 23: Vận dụng
    Tính số phát biểu đúng

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Hỗn hợp tecmit được dùng để hàn đường ray.

    (b) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.

    (c) Nhôm là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất.

    (d) Kim loại Al có màu trắng bạc, nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

    (đ) Trong công nghiệp, quặng boxit được đùng làm nguyên liệu đế sản xuất nhôm.

    Số phát biếu đúng là

    Hướng dẫn:

    Các phát biểu đúng là: (a), (b), (d), (đ).

    (c) sai, Al là nguyên tố phổ biến thứ ba (sau oxi và silic) trong vỏ Trái Đất.

  • Câu 24: Vận dụng
    Tìm phát biểu sai

    Phân tích nguyên tố hợp chất hữu cơ mạch hở E cho kết quả phần trăm khối lượng cacbon, hidro, oxi lần lượt là 40,68%; 5,08%; 54,24%. Phương pháp phân tích phổ khối lượng (phổ MS) cho biết E có phân từ khối bằng 118. Từ E thực hiện sơ đồ các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol:

    (1) E + 2NaOH \overset{t{^\circ}}{ightarrow} X + Y + Z

    (2) X + HCl ⟶ F + NaCl

    (3) Y + HCl⟶ T + NaCl

    Biết: Z là ancol đơn chức; F và T là các hợp chất hữu cơ; MF < MT.

    Phát biếu nào sau đây sai?

    Hướng dẫn:

    Gọi công thức phân tử của E là (CxHyOz), ta có:

    x : y : z = \frac{40,68}{12} : \frac{5,08}{1} : \frac{54,24}{16} = 2 : 3 : 2

    Vì E có phân tử khối là 118 \Rightarrow n = 2. Vậy CTPT của E là C4H6O4.

    Từ (1), (2) và (3) ta có kết luận X, Y là 2 muối và Z là ancol, mà MF < MT.

    Dự đoán công thức chất:

    E phải là este 2 chức ghép: HCOOCH2COOCH3 (Tạo bởi axit axetic + axit lactic + ancol metylic).

    Z là CH3OH, F là HCOOH và T là HOCH2COOH → X là HCOONa và Y là HOCH2COONa.

    Vậy phát biểu “Trong Y, số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi” là sai.

  • Câu 25: Thông hiểu
    Tính số phát biểu đúng

    Poli(etylen terephtalat) (viết tắt là PET) là một polime được điều chế từ axit terephtalic và etylen glicol. PET được sử dụng để sản xuất tơ, chai đựng nước uống, hộp đựng thực phẩm. Để thuân lợi cho việc nhận biết, sử dụng và tái chế thì các đồ nhựa làm từ vật liệu chứa PET thường được in kí hiệu như hình dưới.

    Cho các phát biếu sau:

    (a) PET thuộc loại polieste.

    (b) Tơ được chế tạo từ PET thuộc loại tơ tổng hợp.

    (c) Trong một mắt xích PET, phần trăm khối lượng cacbon là 62,5%.

    (d) Phản ứng tổng hợp PET từ axit terephtalic và etylen glicol thuộc loại phản ứng trùng hợp.

    (đ) Trong dung dịch, etylen glicol phản ứmg với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

    Số phát biếu đúng là

    Hướng dẫn:

    Poli(etylen terephtalat) có công thức (–OC–C6H4–COO–CH2–CH2O–)n. Do đó các phát biểu đúng là: (a), (b), (c), (đ).

    (d) sai, phản ứng tổng hợp PET từ axit terephtalic và etylen glicol thuộc loại phản ứng trùng ngưng.

  • Câu 26: Nhận biết
    Phương pháp điều chế trực tiếp Fe từ Fe2O3

    Kim loại Fe được điều chế trực tiếp từ Fe2O3 bằng phương pháp

    Hướng dẫn:

    Kim loại Fe được điều chế trực tiếp từ Fe2O3 bằng phương pháp nhiệt luyện.

  • Câu 27: Nhận biết
    Công thức của metylaxetat

    Công thức của metyl axetat là

    Hướng dẫn:

    Công thức của metyl axetat là CH3COOCH3.

  • Câu 28: Nhận biết
    Dung dịch tác dụng với Al(OH)3 sinh ra AlCl3

    Al(OH)3 tác dụng với dung dịch chất nào sau đây sinh ra AlCl3?

    Hướng dẫn:

    Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

  • Câu 29: Vận dụng cao
    Xác định phần trăm khối lượng của Z trong E

    Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở X, Y, Z (chỉ chứa chức este) đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol no, trong đó: X đơn chức, Y hai chức, Z ba chức. Đốt cháy m gam E trong O2 dư, thu được 0,44 mol CO2 và 0,352 mol H2O. Mặt khác, cho m gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp F gồm các ancol và 12,224 gam hỗn hợp muối khan T. Đốt cháy toàn bộ T thu được Na2CO3, 0,212 mol CO2 và 0,204 mol H2O. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các muối trong T đều không có khả năng tham gia phản úng tráng bạc. Phần trăm khối lượng của Z trong E là

    Hướng dẫn:

    Ta có hệ:

    \left\{ \begin{matrix}
12,224 + 32b = 0,212.44 + 0,204.18 + 0,5a.106 \\
2a + 2b = 0,121.2 + 0,204 + 0,5a.3 \\
\end{matrix} ight.  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}a = 0,152 \\b = 0,276 \\\end{matrix} ight.

    Như vậy muối gồm: \left\{ \begin{matrix}
COONa:0,152\ mol\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \
\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \  \\
C:(0,212 + 0,5a) - 0,152 = 0,136\ mol \\
H:\ \ 0,204.2 = 0,408\ mol\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \
\ \ \ \ \ \  \\
\end{matrix} ight.

    Do gốc R trong muối có nC : nH = 1 : 3 và các muối đều không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc nên muối gồm:

    \left\{ \begin{matrix}CH₃COONa:c\ mol \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\\NaOOC\ –COONa:d\ mol \\\end{matrix} ight.  \Rightarrow \left\{ \begin{matrix}c + 2d = 0,152 \\3c = 0,204.2 \\\end{matrix} ight. \Leftrightarrow \ \left\{ \begin{matrix}
c = 0,136 \\
d = 0,008 \\
\end{matrix} ight.

    Ta có: nO/ancol = a = 0,152 mol. Bảo toàn C cho nC/ancol = 0,44 – (0,212 + 0,5a) = 0,152 (mol).

    Như vậy F có nC = nO nên trong F buộc có CH3OH. Ancol còn lại là C2H4(OH)2 hoặc C3H5(OH)3, hoặc cả 2.

    Như vậy E có thể gồm:

    \left\{ \begin{matrix}CH₃COOCH₃:x\ mol \;\;\;\;\;\;\;\;\;\\CH₃OOC–COOCH₃:y\ mol \\(CH₃COO)₃C₃H₅:z\ mol \;\;\;\;\;\;\;\\\end{matrix} ight. \Rightarrow \left\{ \begin{matrix}
x + 2y + 3z = 0,152 \\
3x + 4y + 9z = 0,44 \\
3x + 3y + 7z = 0,352 \\
\end{matrix} ight. \Rightarrow
\ \left\{ \begin{matrix}
x = 0,016 \\
y = 0,008 \\
z = 0,04 \\
\end{matrix} ight.

    Vậy %mZ = \frac{218.0,04}{74.0,016 + 118.0,008 +
218.004} = \frac{8,72}{10,848} = 80,38%

  • Câu 30: Nhận biết
    Tên của NaHCO3 là

    NaHCO3 được dùng làm bột nở, thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit. Tên của NaHCO3

    Hướng dẫn:

    NaHCO3 được dùng làm bột nở, thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit. Tên của NaHCO3 là natri hiđrocacbonat.

  • Câu 31: Vận dụng
    Tính phần trăm khối lượng của Y trong E

    Hỗn hợp E gồm hai hiđrocacbon mạch hở X, Y với MX < MY < 80. Cho 0,1 mol E, có khối lượng 4,7 gam, vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 22,89 gam hỗn hợp kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Phần trǎm khối lượng của Y trong E là

    Hướng dẫn:

    Vì ME = 47 và MX < MY < 80 nên X, Y tối đa chỉ có 2 nối ba đầu mạch.

    Giả sử E có x nối ba đầu mạch, ta có:

    0,1.(47 – x + 108x) = 22,89 \Leftrightarrow x = 1,7.

    Vậy E có 1 hiđrocacbon chứa 1 nối ba đầu mạch (a mol) và 1 hiđrocacbon chứa 2 nối ba đầu mạch (b mol).

    Ta có hệ: \left\{ \begin{matrix}
a + b = 0,1 \\
\frac{a + 2b}{0,1} = 1,7 \\
\end{matrix} ight.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
a = 0,03 \\
b = 0,07 \\
\end{matrix} ight.

    Do ME = 47 và MX < MY nên X là axetilen (26) hoặc propin (40).

    Nếu X là axetilen, khi đó: 26.0,07 + 0,03MY = 4,7 \Leftrightarrow MY = 96 > 80 (loại).

    Vậy X là propin.

    \Rightarrow %Y = 100% – \frac{40.0,03}{4,7} = 74,47%

  • Câu 32: Thông hiểu
    Xác định công thức của X

    Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH thu được C17H35COONa và C3H5(OH)3. Công thức của X là

    Hướng dẫn:

    Công thức của X là (C17H35COO)3C3H5.

  • Câu 33: Vận dụng cao
    Tính giá trị của m

    Cho m gam hỗn hợp X (gồm Na, Na2O, Ba và BaO) vào H2O dư, thu được dung dịch Y và 0,06 mol H2. Sục từ từ đến hết 0,12 mol CO2 vào Y, thu được dung dịch Z và kết tủa BaCO3. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa BaCO3 (a mol) vào số mol CO2 (b mol) được biểu diễn theo đồ thị dưới.

    Cho từ từ đến hết Z vào 30 ml dung dịch HCl 1M, thu được 0,02 mol CO2. Biết các phản úng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    Ta có: nHCl = 0,03 mol; nCO2 = 0,02 mol.

    Do 1 < \frac{nHCl}{nCO₂} = \frac{0,03}{0,02} = 1,5 < 2 nên mẫu Z tác dụng hết với 0,03 mol HCl chứa: \left\{ \begin{matrix}Na^{+}\; \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\; \\CO_{3}^{2- }   :x\ mol \\HCO_{3}^{- } :y\ mol \\\end{matrix} ight.

    Ta có: \left\{ \begin{matrix}
2x + y = 0,03 \\
x + y = 0,02 \\
\end{matrix} ight. \Leftrightarrow x = y = 0,01 mol. Vì số mol BaCO3 thu được là 0,04 mol nên gọi kx và ky lần lượt là số mol CO32– và HCO3 trong toàn bộ Z, bảo toàn C ta có:

    kx + ky + 0,04 = 0,12 \Leftrightarrow k = 4

    Bảo toàn điện tích cho số mol Na+ trong toàn bộ Z là: 2kx + ky = 0,12 (mol)

    Xem X gồm 0,12 mol Na, 0,04 mol Ba và z mol O.

    Bảo toàn electron cho X: 0,12 + 2.0,04 = 2z + 2.0,06 \Leftrightarrow z = 0,04

    Do đó: m = 23.0,12 + 137.0,04 + 16.0,04 = 8,88 (gam)

  • Câu 34: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Từ m kg mùn cưa chứa 50% xenlulozơ (còn lại là tạp chất trơ) sản xuất được 80 kg glucozơ với hiệu suất toàn bộ quá trình là 80%. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    (C6H10O5)n → nC6H12O6

      342 kg           180 kg

      m kg               80 kg

    Do hiệu suất của quá trình phản ứng là 80% nên:

    m = \frac{162.80}{180.80\%} = 9 (kg)

    Do mùn cưa chứa 50% xenlulozơ nên:

    \Rightarrow mmùn cưa = \frac{90}{50\%} = 180 (kg)

  • Câu 35: Vận dụng
    Xác định công thức phân tử của X

    Đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam este X, thu được 0,6 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Công thức phân tử của X là

    Hướng dẫn:

    Vì este cháy cho số mol CO2 = số mol H2O nên X có dạng CnH2nO2 (a mol).

    Ta có hệ:

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm a(14\mathrm n+32)=13,2\\\mathrm{an}=0,6\end{array}ight.\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm a=0,15\\\mathrm n=4\end{array}ight.

    Vậy CTPT của X là C4H8O2.

  • Câu 36: Nhận biết
    Dung dịch chất làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ

    Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ?

    Hướng dẫn:

    Dung dịch HCl làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

  • Câu 37: Nhận biết
    Chất thuộc loại tripeptit

    Chất nào sau đây thuộc loại tripeptit?

    Hướng dẫn:

    Tripeptit là peptit được tạo bởi 3 mắt xích α-aminoaxit.

    \Rightarrow Tripeptit là Gly–Ala–Gly.

  • Câu 38: Vận dụng
    Tính số phát biểu đúng

    Thực hiện thí nghiệm theo các bước sau:

    Bước 1: Cho một đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào ống nghiệm.

    Bước 2: Thêm tiếp vào ống nghiệm 4 – 5 ml dung dịch H2SO4 loãng.

    Bước 3: Lấy đinh sắt ra rồi nhỏ dần từng giọt dung dịch K2Cr2O7 trong H2SO4 loãng vào ống nghiệm và lắc đều.

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Trong bước 2, không xuất hiện bọt khí.

    (b) Trong bước 2, kim loại sắt bị khử thành hợp chất sắt(III).

    (c) Trong bước 3, hợp chất sắt(II) bị oxi hóa thành hợp chất sắt(III).

    (d) Trong bước 3, hợp chất crom(VI) bị khử thành hợp chất crom(III).

    (đ) Ở bước 2, nếu thay dung dịch H2SO4 loãng bằng dung dịch HCl thì có xuất hiện bọt khí. Số phát biểu đúng là

    Hướng dẫn:

    (a) sai. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

    (b) sai. Hợp chất sắt(II) bị oxi hóa thành hợp chất sắt(III).

    6FeSO4 + K2Cr2O + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO+ 7H2O

    (c) đúng.

    (d) đúng.

    (đ) đúng.

  • Câu 39: Thông hiểu
    Tính khối lượng metylamin cần dùng

    Khối lượng metylamin cần để tác dụng vừa đủ với 0,01 mol HCl là

    Hướng dẫn:

    CH3NH2 + HCl → CH3NH3Cl

    mol: 0,01 ← 0,01

    \Rightarrow mCH3NH2 = 0,01.31 = 0,31 (g)

  • Câu 40: Nhận biết
    Kim loại tồn tại ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường

    Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây tồn tại ở trang thái lỏng?

    Hướng dẫn:

    Ở điều kiện thường, Hg là kim loại ở trạng thái lỏng. 

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (45%):
    2/3
  • Thông hiểu (22%):
    2/3
  • Vận dụng (22%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo