Đất rừng phương Nam

I. Tri thức Ngữ văn

1. Tri thức thể loại

Câu chuyện 
  • là sự việc, chuỗi sự việc xảy ra trong đời sống, liên quand dến một hoặc một số người nào đó. Câu chuyện thường có khởi đầu, có diễn biến và kết thúc.
Cốt truyện
  • là câu chuyện được tổ chức một cách nghệ thuật với biến cố, tình huống, xung đột làm cho câu chuyện trở nên có nghĩa.
Thông điệp của tác phẩm văn học
  • là điều mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua hình tượng nghệ thuật. Đó là ý tưởng quan trọng nhất, là bài học, cách ứng xử mà văn bản văn học muốn truyền đến người đọc.
Tư tưởng của tác phẩm văn học
  • là nhận thức, quan điểm, thái độ, cách lí giải về các vấn đề đời sống và khát vọng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm. Tư tưởng của tác phẩm được thể hiện sinh động qua nhiều yếu tố: đề tài, chủ đề, thế giới hình tượng.
Đặc điểm, tính cách nhân vật
  • là những nét riêng về ngoại hình, tính cách, tâm lí, ngôn ngữ,... của nhân vật, giúp phân biệt với nhân vật khác. Khi đọc truyện, người đọc có thể nhận biết đặc điểm, tính cách, tư tưởng, tình cảm của một nhân vật qua lời người kể chuyện, qua hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật, hoặc qua lời nhận xét, đánh giá của nhân vật khác về nó.
Người kể chuyện
  • là một vai được tác giả tạo ra, đảm nhiệm việc kể lại câu chuyện trong văn bản truyện. Người kể chuyện có thể là nhân vật hoặc không, có thể dùng các điểm nhìn khác nhau.
Điểm nhìn
  • là vị trí của người kể chuyện trong tương quan với câu chuyện. Tùy trường hợp, câu chuyện có thể được kể theo điểm nhìn từ ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất, điểm nhìn của người kể chuyện hoặc của nhân vật, điểm nhìn cố định hay dịch chuyển, thay đổi,...

2. Tác giả Đoàn Giỏi

- Tên thật: Đoàn Văn Giỏi, sinh ngàu 17/5/1925 tại xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

- Thuở nhỏ, Đoàn Giỏi học trường trung học Mỹ Tho, sau học trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định → trong văn chương của Đoàn Giỏi thấy được chất hội họa rất rõ ràng.

- Sáng tác của Đoàn Giỏi thu hút độc giả ở mọi lứa tuổi với lối viết chân thực, giàu cảm xúc, phập phồng sự sống của vùng đất Nam Bộ. Những cảnh vật, con người, lối sống,... Nam Bộ hiện lên thật gần gũi, thân thương và đầy màu sắc qua những trang văn đậm chất hội họa của nhà văn.

3. Tác phẩm

- Đất rừng phương Nam được sáng tác năm 1957, là tác phẩm thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của Đoàn Giỏi.

- Cuốn tiểu thuyết kể về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Trong quá trình đi tìm lại cha mẹ của mình, cậu đã đi qua nhiều vùng đất của miền Tây Nam Bộ trong thời kì giặc Pháp đánh chiếm, làm quen với nhiều người và trưởng thành hơn trong những bước đường lưu lạc của mình. Cậu đã có thêm cha mẹ nuôi, những người bạn, người anh em mới và có thêm rất nhiều hiểu biết về cuộc sống.

⇒ Không chỉ cho thấy những nét đẹp của thiên nhiên vùng đất Nam Bộ trù phú, đầy hấp dẫn, Đoàn Giỏi còn khắc họa rất thành công bức chân dung tính cách của con người Nam Bộ.

- Đoạn trích trong SGK được trích từ chương 9 trong tác phẩm, kể lại một ngày đi lấy kèo ong của An, Cò và tía nuôi của An. Trong chuyến đi, An đã được chứng kiến quá trình tía nuôi và thằng Cò đi “ăn ong”. An được biết cách tía dẫn ong về những kèo để làm làm tổ và được chứng kiến cách tía lấy mật ong. Không gian rừng U Minh và quá trình lấy mật ong đã khiến An đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. An cũng thầm ngưỡng mộ quá trình nuôi ong của những người dân nơi đây.

II. Soạn bài Đất rừng phương Nam

1. Trước khi đọc

Câu 1: Bạn từng hình dung thế nào về thiên nhiên và cuộc sống con người ở vùng đất Nam Bộ cách đây gần một thế kỉ? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp về điều đó.

Hình dung: Thiên nhiên còn hoang sơ với những cánh rừng rộng lớn, sông nước mênh mông. Cuộc sống của con người đơn giản, gắn bó với thiên nhiên…

Câu 2: Dựa vào nhan đề Đất rừng phương Nam, bạn suy đoán xem phần văn bản dưới đây sẽ kể với bạn những chuyện gì?

Suy đoán: Kể về thiên nhiên vùng đất Nam Bộ.

2. Đọc văn bản

Câu hỏi gợi dẫn Gợi ý trả lời
 Bạn hiểu thế nào là “ăn ong”?
  • “Ăn ong”: đi lấy mật ong.
Việc làm kèo ong được kể lại qua điểm nhìn của ai?
  • Nhân vật má nuôi của An.
Vì sao tía nuôi khuyên An “không nên giết ong”?
  • Tía nuôi khuyên An “không nên giết ong”: Ong là một loài vật có ích trong tự nhiên, gắn bó với cuộc sống của con người.
Việc liên hệ, so sánh những cách nuôi ong, lấy mật khác nhau này có tác dụng gì?
  • Cho thấy cách nuôi ong, lấy mật độc đáo của người vùng U Minh.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1: Tóm tắt câu chuyện được kể trong văn bản trên.

An đi lấy mật cùng với tía nuôi và thằng Cò. Trên đường đi, cậu cảm thấy cảnh sắc núi rừng thật đẹp. Lúc ngồi nghỉ, thằng Cò đã chỉ cho cậu bầy ong mật. Sau đó, họ tiếp tục đi tới một cái trảng rộng. An sung sướng vì được nhìn thấy biết bao nhiêu là chim. Lội qua mấy vùng lầy sâu qua gối thì đến chỗ lấy mật. An được xem tía nuôi lấy mật. Khi trở về, An nghĩ về kèo ong, cách nuôi ong khác biệt của người dân vùng U Minh.

Câu 2: Quanh câu chuyện “đi lấy mật”, cuộc sống của thiên nhiên, con người phương Nam được cảm nhận, tái hiện qua điểm nhìn của những nhân vật nào? Các điểm nhìn này có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau như thế nào? Theo bạn, điểm nhìn của ai là quan trọng nhất? Vì sao?

- Điểm nhìn: An, thằng Cò, tía nuôi và má nuôi của An.

- Điềm nhìn của thằng Cò, tía nuôi và má nuôi sẽ hỗ trợ, bổ sung cho điểm nhìn của nhân vật An.

- Điểm nhìn của An là quan trọng nhất, vì An là nhân vật chính cũng là người kể chuyện.

Câu 3: Trong văn bản trên, lời đối thoại giữa An với các nhân vật (Cò, tía nuôi, má nuôi) có tác dụng gì?

Lời đối thoại giúp câu chuyện trở nên sinh động, chân thực hơn. Người đọc sẽ hiểu được tính cách, suy nghĩ của từng nhân vật trong truyện.

Câu 4: Phân tích một đoạn trong lời của người kể chuyện có sự kết hợp giữa kể sự việc và miêu tả cảnh vật, thể hiện được phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam.

- Đoạn văn: “Buổi sáng, đất rừng thật là yên tĩnh… trong các bụi cây”.

- Phân tích:

  • Yếu tố miêu tả: Khung cảnh thiên nhiên buổi sáng trong rừng yên tĩnh, thơ mộng.
  • Yếu tố tự sự: Kể về hoạt động của tía nuôi, thằng Cò, An và cả con Luốc.

- Phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam: Thiên nhiên trù phú, tươi tốt; Con người sống phóng khoáng, gần gũi với thiên nhiên.

Câu 5: Xác định chủ đề của văn bản và chỉ ra một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Chủ đề: Công việc nuôi ong, lấy mật của người dân vùng U Minh.

- Căn cứ: Nhan đề, nội dung của văn bản…

Câu 6: Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai nhân vật Cò và An. Theo bạn, việc làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?

- Tương đồng: Nhỏ tuổi, hồn nhiên và ngoan ngoãn.

- Khác biệt:

  • Cò: Vô tư, thẳng thắn và tốt bụng
  • An: Tinh tế, nhạy cảm.

Câu 7: Câu chuyện đi lấy mật giúp bạn hiểu thêm điều gì về thiên nhiên, cuộc sống, tính cách con người Nam Bộ?

- Con người: am hiểu nhiều kiến thức, sống bình dị, tự do và phóng khoáng…

- Rừng phương Nam: hoang sơ, hùng vĩ với sự đa dạng sinh học.

  • 1.205 lượt xem
Sắp xếp theo