Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Hóa 11 - Đề 2

Mô tả thêm: Khoahoc.vn gửi tới bạn đọc đề kiểm tra đánh giá năng lực Hóa 11 đầu năm, giúp bạn học luyện tập lại kiến thức, giúp đánh giá năng lực học môn Hóa học.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng cao

    Cho 18,5 gam hỗn hợp Z gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với 250 ml dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,479 lít khí NO duy nhất (đkc) dung dịch X và còn lại 1,46 gam kim loại. Nồng độ mol/L của dung dịch HNO3

    nNO = 2,479 : 24,79 =  0,1 mol

    Khối lượng của X tham gia phản ứng là:

    m = 18,5 - 1,46 = 17,04 (gam);

    ⇔ 56x + 16 y = 17,04 gam (1)

    Quy đổi hỗn hợp thành 2 nguyên tố Fe (x); O (y)

    Sau phản ứng còn dư kim loại do đó dung dịch chỉ chứa muối Fe+2;

    Quá trình trao đổi electron

    Fe0 → Fe+2 + 2e.

    x             → 2x

    O + 2e → O-2.

    y → 2y  

    N+5 + 3e → N+2

            0,3 ←   0,1 

    Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có:

    2x = 2y + 0,3 (2) 

    Từ (1) và (2) giải hệ phương trình ta có:

    x = 0,27, y = 0,12

    Số mol HNO3 = nNO + nNO3- = 0,1 + 0,27.2  = 0,64 (mol)

    ⇒ CM = 0,64 : 0,25 = 2,56 M

  • Câu 2: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

     Tính khử của ion I- mạnh hơn ion Br-.

  • Câu 3: Thông hiểu

    Biểu thức tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng: 2H2S (g) + O2 (g) → 2H2O (g) + 2S (s) theo nhiệt tạo thành của các chất là

    Phản ứng

    2H2S (g) + O2 (g) → 2H2O (g) + 2S (s)

    rH0298 = 2∆fH0298 (H2O (g)) - 2∆fH0298 (H2S (g)).

  • Câu 4: Nhận biết

    Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt?

    Dấu của biến thiên enthalpy cho biết phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt:

    rH0298 > 0: phản ứng thu nhiệt.

    rH0298 < 0: phản ứng tỏa nhiệt.

    Xét phản ứng

    C4H10 (g) + 13O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 8CO2 (g) + 10H2O (l)

    rH0298 = -5316,0 kJ < 0 phản ứng tỏa nhiệt.

  • Câu 5: Nhận biết

    Hằng số cân bằng (KC) của một phản ứng thuận nghịch phụ thuộc vào yếu tố môi trường nào sau đây?

    Trong phản ứng thuận nghịch, hằng số cân bằng KC của phản ứng xác định chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.

  • Câu 6: Nhận biết

    Chất nào sau đây không bị thủy phân trong dung dịch nước?

    Chất nào sau đây không bị thủy phân trong dung dịch nước là KCl

    Na2S → 2Na+ + S2−

    S2− + H2O ⇋ HS + OH

    Al(NO3)3 → Al3+ + 3NO3-

    Al3+ + H2O ⇋ Al(OH)2+ + H+

    NH4NO3 → NH4+ + NO3

    NH4+ + H2O ⇋ NH3 + H3O+

  • Câu 7: Thông hiểu

    Để nhận biết ion NH4+ trong dung dịch, thuốc thử cần dùng là

     Ta có phản ứng: NH4+ + OH → NH3↑ (mùi khai) + H2O

    ⇒ Chọn dung dịch kiềm KOH

  • Câu 8: Thông hiểu

    Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng?

    I2 có tính oxi hóa yếu hơn Br2 → Không đẩy được ion Br ra khỏi dung dịch muối 

  • Câu 9: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây sai?

    Quá trình phân li của chất điện li mạnh là quá trình phân li hoàn toàn ra ion, dung mũi tên 1 chiều để chỉ quá trình điện li

  • Câu 10: Thông hiểu

    Đối với các dung dịch loãng, mật độ ion trong dung dịch càng lớn thì khả năng dẫn điện của dung dịch càng cao. Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện tốt nhất (các dung dịch có cùng nồng độ 0,01 M)?

    NH3, CH3COOH là chất điện li yếu

    NH3 + H2O ⇆ NH4+ + OH

    CH3COOH ⇌ H+ + CH3COO-

    NaCl, Fe2(SO4)là chất điện li mạnh

    NaCl → Na+ + Cl

    [Na+] = [Cl - ] = 0,1M ⇒ Tổng nồng độ ion trong dung dịch KCl = 0,2M. 

    Fe2(SO4)3→ 2Fe3+ + 3SO42−

    ⇒ Tổng nồng độ ion trong dung dịch Fe2(SO4)3 = 0,5M. 

    Vậy  dung dịch Fe2(SO4)dẫn điện tốt nhất

  • Câu 11: Nhận biết

    Nhiệt tạo thành chuẩn của các chất được xác định trong điều kiện nhiệt độ là

    Biến thiên enthalpy chuẩn là nhiệt tỏa ra hay thu vào của phản ứng được xác định ở điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/l (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 25 o C (298K) 

  • Câu 12: Thông hiểu

    Br2 vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?

    Br2 vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng 

    Br02 + H2O ightleftharpoonsHBr-1 + HBr+1O

  • Câu 13: Nhận biết

    Phenolphtalein trong dung dịch acid sẽ

     Phenolphtalein trong dung dịch acid sẽ không màu. 

  • Câu 14: Nhận biết

    Ở điều kiện thường, hydrogen chloride có tính chất vật lý nào sau đây?

    Ở điều kiện thường, hydrogen chloride là chất khí không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí, khí hydrogen chloride tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch acid.

  • Câu 15: Thông hiểu

    Chất nào dưới đây có ∆fH0298 ≠ 0?

    Nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất ở dạng bền vững nhất bằng 0 

    Vậy ∆fH0298 ≠ 0 phải là hợp chất NH3

  • Câu 16: Thông hiểu

    Cho phản ứng hóa học: 4HCl + MnO2 \overset{t^{o} }{ightarrow} MnCl2 + Cl2 + 2H2O. Trong phản ứng này

    Cho phản ứng hóa học:

    4HCl-1 + MnO2 \overset{t^{o} }{ightarrow} MnCl2 + Cl02 + 2H2O.

    Trong phản ứng này

    HCl bị oxi hóa

    MnO2 bị khử 

  • Câu 17: Nhận biết

    Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?

    Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt. 

    Nhiệt phân muối KNO3.

    2KNO3 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2KNO2 + O2

    Phản ứng tỏa nhiết:

    + Tôi vôi.

    + Oxi hóa glucose trong cơ thể.

    + Đốt cháy cồn.

  • Câu 18: Nhận biết

    Số oxi hóa của nguyên tố hydrogen trong hydrogen chloride bằng:

    Số oxi hóa của hydrogen trong HCl là +1

  • Câu 19: Nhận biết

    Trong phản ứng oxi hóa - khử, chất nhường electron được gọi là

    Trong quá trình oxi hóa – khử, chất nhường electron được gọi là chất khử.

    Chất nhận electron được gọi là chất oxi hóa.

  • Câu 20: Vận dụng

    Trong 2 lít dung dịch HF có chứa 4 gam HF nguyên chất. Độ điện li của acid này là 8%. Tính hằng số phân li của acid HF?

     nHF = 4:20 = 0,2 mol

    [HF] = 0,2:2 = 0,1M

     HFightleftharpoonsH+ +  F-
    Ban đầu0,100
    Điện lixxx
    Cân bằng0,1-xxx (M)

    Theo đề bài ta có:

    0,08 = x/0,1 ⇒ x = 8.10-3 M

    Hằng số điện li của acid HF là:

    K_{a}  = \frac{[H^{+}].[F^{-}] }{[HF]} =\frac{8.10^{-3}.8.10^{-3}}{1-8.10^{-3}} =6,96.10^{-4}

  • Câu 21: Nhận biết

    Thuốc thử nào sau đây thường dùng để nhận biết dung dịch sodium bromide?

    Sử dụng AgNO3 để nhận biết dung dịch sodium bromide

    Hiện tượng: Xuất hiện chất không tan màu vàng nhạt

    Phương trình hóa học:

    NaBr(aq) + AgNO3(aq) → AgBr(s) (màu vàng nhạt) + NaNO3(aq)

  • Câu 22: Nhận biết

    Chất nào sau đây có nhiệt tạo thành chuẩn bằng không?

    Enthalpy tạo thành chuẩn của đơn chất bằng 0. 

    Vậy Olà chất có nhiệt tạo thành chuẩn bằng không

  • Câu 23: Thông hiểu

    Cho các phản ứng:

    (a) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

    (b) 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O

    (c) HCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3

    (d) 2FeCl3 + Fe → 3FeCl2

    Số phản ứng oxi hóa - khử là

     Số phản ứng oxi hóa - khử là

    (a) 2Fe0 + 3Cl02 → 2Fe+3Cl-13

    (b) 2H2S-2 + S+4O2 → 3S0 + 2H2O

    (d) 2Fe+3Cl3 + Fe0 → 3Fe+2Cl2

  • Câu 24: Thông hiểu

    Phản ứng N2 + 3H2 ightleftharpoons 2NH3; ΔrH0298 < 0. Cho một số yếu tố: (1) tăng áp suất, (2) tăng nhiệt độ, (3) tăng nồng độ N2 và H2, (4) tăng nồng độ NH3, (5) tăng lượng xúc tác.

    Các yếu tố làm tăng hiệu suất của phản ứng nói trên là:

    Tăng áp suất và tăng nồng độ H2, N2 làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, làm tăng hiệu suất của phản ứng.

  • Câu 25: Thông hiểu

    Cho từ từ dung dịch K2CO3 đến dư vào dung dịch H2SO4, dung dịch thu được có.

    Vì khi cho đến dư dung dịch K2CO3 vào HCl thì dung dịch thu được sẽ có độ pH >7.

    Khi cho dư dung dịch K2CO3 thì ion K+ và CO32− sẽ dư mà ion Na+ mạnh hơn ion CO32− nên dung dịch thu được sẽ có độ pH > 7.

  • Câu 26: Nhận biết

    Các ion nào sau đây không cùng tồn tại trong dung dịch nào sau đây

    Các ion K+, Mg2+, OH- không cùng tồn tại trong dung dịch 

     Mg2++ OH- → Mg(OH)2

  • Câu 27: Vận dụng

    Độ điện li α của CH3COOH trong dung dịch 0,01M là 4,25%. Nồng độ ion H+ trong dung dịch này là bao nhiêu?

     Ta có phương trình điện li

                  CH3COOH ightleftharpoons CH3COO- + H+

    Ban đầu: 0,01M 

    Phân li:    x                             → x

    α  = \frac{x}{0,01} .100\%=4,25\%

    ⇒ x = 4,25.10-4M

    ⇒ [H+] = 4,25.10-4 M

  • Câu 28: Vận dụng

    Một dung dịch A có chứa 0,02 mol Ba2+, 0,01 mol NO3-, x mol OH- và y mol Na+. Để trung hoà một nửa dung dịch A người ta cần dùng 200 ml dung dịch HCl 0,1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch A là:

    H+ + OH- → H2O

    0,02 → 0,02

    ⇒ x = nOHban đầu= 2.nH+ = 2.0,02 = 0,04 mol

    Áp dụng bảo toàn điện tích

    2nBa2+ + nNa+ = nNO3+ nOH

    ⇒ 2.0,02 + y = 0,01 + 0,04

    ⇒ y = 0,01

    mchất rắn = 0,02.137 + 0,01.62 + 0,04.17 + 0,01.23 = 4,27 gam

  • Câu 29: Vận dụng

    Khi phản ứng N2(g) + 3H2(g) ightleftharpoons2NH3(g) đạt đến trạng thái cân bằng thì hỗn hợp khí thu được có thành phần như sau 1,5 mol NH3; 2 mol N2 và 3 mol H2. Vậy số mol ban đầu của H2 là?

    Phản ứng: N2(g) + 3H2(g) ightleftharpoons2NH3(g)

    Cân bằng:  2           3                1,5 (mol)

    Phản ứng:              2,25     ←   1,5 (mol)

    Ban đầu:               (3 + 2,25) = 5,25 mol

    Vậy số mol ban đầu của H2 là 5,25 mol

  • Câu 30: Vận dụng

    Hằng số cân bằng của phản ứng: H2(g) + Br2(g) ightleftharpoons 2HBr(g) ở 7300C là 2,18.106. Cho 3,2 mol HBr vào bình phản ứng dung tích 12 lít ở 7300C. Tính nồng độ mol/L của Br2 ở trạng thái cân bằng.

    CM HBr =  3,2 : 12 = 0,27 mol

    Gọi nồng độ H2 và Br2 phản ứng là x

                    H2(g) + Br2(g) ightleftharpoons 2HBr(g)

    Ban đầu:                              0,27 mol

    Phản ứng: x          x                    2x

    Cân bằng: x           x          0,27 - 2x 

    K_{C} =\frac{[HBr]^{2} }{[H_{2} ][Br_{2}]} =\frac{(0,27-2x)^{2}}{x^{2}} =2,18.10^{6}.

    ⇒ x = 1,805.10-4 mol/L.

  • Câu 31: Vận dụng

    Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,11555 lít khí N2O (đkc) và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là

    Gọi số mol của Mg và Zn lần lượt là x và y mol

    ⇒ mhỗn hợp = 24x + 65y = 8,9 (1)

    Giả sử trong X chứa muối NH4NO3 (a mol)

    nN2O = 1,11555: 24,79 =  0,045 mol

    Quá trình cho nhận electron

    Mg → Mg+2 + 2e

    x               → 2x

    Zn  → Zn+2 + 2e

    y               → 2y

    2N+5 +8e → N+12O

            0,36   ←  0,045 

    N+5 + 8e → N-3H4

    a        → 8a

    Áp dụng bảo toàn electron:

    2.nMg + 2.nZn = 8.nN2O + 8.nNH4NO3

    ⇒ 2x + 2y = 0,36 + 8a (2) 

    nNO3- (trong muối) = n echo = 2x + 2y (mol)

    nHNO3 = 0,5 mol

    Bảo toàn nguyên tố N:

    nHNO3 = nNO3-(trong muối) + 2.n N2O + 2.nNH4NO3

    ⇔ 0,5 = 2x + 2y + 2.0,045 + 2a (3) 

    Giải hệ phương trình (1), (2), (3) ta được:

    x = 0,1; y = 0,1; a = 0,005 

    mmuối = mkim loại + mNO3- (trong muối KL) + mNH4NO3 = 8,9 + 62.(2.0,1 + 2.0,1) + 80.0,005 = 34,1 gam 

  • Câu 32: Vận dụng

    Cho 24,6 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al tác dụng vừa đủ với hỗn hợp Y gồm O2 và Cl2 (có số mol bằng nhau) được 45,2 gam hỗn hợp Z gồm oxide và muối. Mặt khác, cho 12,3 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H2. Giá trị của V là

    Gọi số mol nO2 = nCl2 = a (mol)

    Áp dụng bảo toàn khối lượng

    24,6 + 32a + 71a= 45,2

    ⇒ a = 0,2 

    Gọi x, y lần lượt là số mol Cu, Al trong hỗn hợp.

    ⇒ 64x + 27y = 24,6 (1)

    Bảo toàn electron:

    2nCu + 3nAl = 4nO2 + 2nCl2

    ⇒ 2x + 3y= 0,2.4 + 0,2 . 2 = 1,2 (2)

    Từ (1) và (2) giải hệ phương trình ta được:

    x = 0,3 (mol)

    y = 0,2 (mol)

    Trong 12,3 gam X số mol Al là:

    0,2 : 2 = 0,1 mol

    Áp dụng bảo toàn electron: 3nAl = 2nH2 

    ⇒ nH2 = 0,15 mol

    ⇒ VH2 = 0,15.24,79 = 3,7185 lít.

  • Câu 33: Nhận biết

    Trong phân tử oxygen, số oxi hóa của nguyên tử oxygen là

    Phân tử O2 là đơn chất \Rightarrow số oxi hóa của nguyên tử oxygen là 0.

  • Câu 34: Nhận biết

    Trong phản ứng oxi hóa - khử, chất bị khử là chất

    Trong phản ứng oxi hóa - khử, chất bị khử (hay là chất oxi hóa) là chất nhận electron.

  • Câu 35: Nhận biết

    Calcium chloride hypochlorite (CaCl2) thường được dùng là chất khử trùng bể bơi do có tính oxi hóa mạnh tương tự như nước Javel. Tìm hiểu thêm về công thức cấu tạo của CaOCl2, từ đó biết được số oxi hóa của nguyên tử chlorine trong hợp chất trên là:

    CaOCl2 là muối hỗn tạp, được tạo nên bởi 1 cation kim loại và 2 anion gốc acid.

    Công thức cấu tạo của CaOCl2 là: 

  • Câu 36: Vận dụng

    Hiện nay, chlorine dioxide (ClO2) được xem là một chất khử trùng hiệu quả và không gây ô nhiễm thế hệ mới. Một trong những phương pháp công nghiệp được biết đến để điều chế chlorine dioxide là dùng methanol phản ứng với sodium chlorate trong môi trường acid theo phương trình:

    CH3OH + NaClO3 + H2SO4 → ClO2 + CO2 + Na2SO4 + H2O

    Tổng hệ số nguyên của các chất trong phương trình khi cân bằng là

     \overset{-2}{\mathrm C}{\mathrm H}_3\mathrm{OH}\;+\;\mathrm{Na}\overset{+5}{\mathrm{Cl}}{\mathrm O}_3\;+\;{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4\;ightarrow \;\overset{+4}{\mathrm{Cl}}{\mathrm O}_2\;+\;\overset{+4}{\mathrm C}{\mathrm O}_2\;+\;{\mathrm{Na}}_2{\mathrm{SO}}_4\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    6\times\left|\overset{+5}{\mathrm{Cl}}\;+1\mathrm e\;\;ightarrow\overset{+4}{\mathrm{Cl}}ight.

    1\times\left|\overset{-2}{\mathrm C}\;ightarrow\overset{+4}{\mathrm C}+6\mathrm eight.

    Cân bằng phương trình:

    CH3OH + 6NaClO3 + 3H2SO4 → 6ClO2 + CO2 + 3Na2SO4 + 5H2O

    \Rightarrow Tổng hệ số cân bằng của các chất là 1 + 6 + 3 + 6 + 1 + 3 + 5 = 25 

  • Câu 37: Vận dụng

    Trong công nghiệp, quy trình sản xuất nitric acid theo sơ đồ chuyển hoá sau:

    N2 \xrightarrow{(1)} NH3 \xrightarrow{(2)} NO \xrightarrow{(3)} NO2 \xrightarrow{(4)} HNO3

    Có ít nhất bao nhiêu phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử?

    (1) N2 + 3H2 \leftrightharpoons 2NH3

    (2) 2NH3 + 2O2 → NO + 3H2O2

    (3) 2NO + O2 → 2NO2

    (4) 2NO2 + 12O2 + H2O → 2HNO3

    \Rightarrow Có ít nhất 4 phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử

  • Câu 38: Vận dụng cao

    Hòa tan hoàn toàn 15,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu bằng dung dich HNO3 dư, sau phản ứng thu được dung dịch Y gồm 2 muối nitrate và hỗn hợp Y gồm 2 khí NO và NO2 có số mol lần lượt là 0,1 và 0,3 mol. Thể tích dung dịch HNO3 1M đã dùng là

    Gọi số mol Cu và Fe lần lượt là x, y mol.

    \Rightarrow mX = 64x + 56y = 15,2 (1)

    Quá trình nhường electron:

    Cu → Cu+2 + 2e

    x → 2x mol

    Fe → Fe+3 + 3e

    y → 3y mol

    Quá trình nhận electron:

    N+5 + 3e → N+2

    0,3 ← 0,1

    N+5 + 1e → N+4

    0,3 ←0,3

    Áp dụng định luật bảo toàn e ta có:

    ne cho = ne nhận = 2x + 3y = 0,6 mol (2)

    Giải hệ (1) và (2) \Rightarrow x = 0,15 và y = 0,1

    nHNO3 = 2nCu(NO3)2 + 3nFe(NO3)3 + nNO + nNO2

    = 0,15.2 + 0,1.3 + 0,1 + 0,3

    = 1 mol

    \Rightarrow V = 1 lít

  • Câu 39: Nhận biết

    Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng khi một hệ ở trạng thái cân bằng?

    Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng thì nồng độ các chất trong hệ không thay đổi.

  • Câu 40: Thông hiểu

    Tại nhiệt độ không đổi, ở trạng thái cân bằng,

    Tại nhiệt độ không đổi, ở trạng thái cân bằng, thành phần của các chất trong hỗn hợp phản ứng không thay đổi. 

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Hóa 11 - Đề 2 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo