Đề kiểm tra 15 phút Chủ đề 2

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Chủ đề 2 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm các nội dung câu hỏi kèm theo đáp án nằm trong kho câu hỏi, được trộn giúp bạn học được luyện tập với nhiều dạng bài tập câu hỏi khác nhau.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Nhận biết

    Nguyên tố phosphorus ở ô số 15, chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Công thức oxide cao nhất của phosphorus

    Cấu hình electron của phosphorus: 1s22s22p63s23p3.

    Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử phosphorus: 5 ⇒ hóa trị cao nhất của P là 5

    Công thức oxide cao nhất của phosphorus: P2O5

  • Câu 2: Thông hiểu

    Magnesium (Z = 12) là

    Nguyên tử Mg có số hiệu nguyên tử Z = 12 = Số proton = Số electron.

    Thứ tự các lớp và phân lớp electron: 1s22s22p63s2.

    Có thể thay 1s22s22p6 bằng kí hiệu [Ne]. Cấu hình electron của nguyên tử Mg là 1s22s22p63s2 hoặc [Ne]3s2 hoặc (2, 8, 2).

    Electron cuối cùng điền vào phân lớp s nên magnesium là nguyên tố s.

  • Câu 3: Nhận biết

    Độ âm điện đặc trưng cho khả năng

    Độ âm điện đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học.

  • Câu 4: Nhận biết

    Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1. Số electron lớp ngoài cùng của X là

    X có 3 electron ở lớp ngoài cùng.

  • Câu 5: Nhận biết

    Dãy các nguyên tố nhóm IIA gồm: Mg (Z = 12), Ca (Z = 20), Sr (Z = 38), Ba (Z = 56). Từ Mg đến Ba, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại thay đổi theo chiều

  • Câu 6: Thông hiểu

    Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 29, 37.

    Phát biểu nào sau đây đúng?

     Cấu hình electron:

    X: 1s22s22p63s1

    Y: 1s22s22p63s23p63d104s1

    Z: 1s22s22p63s23p63d104s24p65s1

    \Rightarrow Các nguyên tố này không thuộc cùng một chu kì do có số lớp electron khác nhau.

  • Câu 7: Vận dụng cao

    Hai nguyên tố X và Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, Y thuộc nhóm VA. Ở trạng thái đơn chất X, Y không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Xác định nguyên tố X là

    X và Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, Y thuộc nhóm VA

    => X thuộc nhóm IVA hoặc nhóm VIA.

    Mà ZX + ZY = 23 =>  X, Y thuộc các chu kì nhỏ (chu kỳ 2 và chu kỳ 3).

    Mặt khác, X và Y không thể cùng chu kì vì hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp trong một chu kỳ hơn kém nhau 1 proton, nghĩa là ở ô số 11 và 12 (tổng số proton bằng 23), không thuộc các nhóm IV và V hay V và VI.

    Ta xét hai trường hợp

    Trường hợp 1: Y thuộc chu kỳ 2

    =>  ZY = 7 (N).

    Vậy ZX  = 23 - 7 = 16 (S).

    (Thỏa mãn vì ở trạng thái đơn chất nitrogen không phản ứng với Sulfur)

    Trường hợp 2: Y thuộc chu kỳ 3

    =>  ZY = 15 (P).

    Vậy ZX  = 23 - 15 = 8 (O).

    Trường hợp này không thỏa mãn vì ở trạng thái đơn chất oxygen phản ứng với Phosphorus.

  • Câu 8: Nhận biết

    Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn lần lượt là:

    Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn lần lượt là: 3 và 4.

  • Câu 9: Vận dụng

    Cho 11,2 gam oxide của kim loại R (thuộc nhóm IIA) tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 1M. Kim loại R là

    X thuộc nhóm IIA ⇒ hóa trị II ⇒ Công thức oxide có dạng: RO

    nHCl= 0,4.1 = 0,4 (mol)

    Phương trình phản ứng tổng quát

    RO + 2HCl → RCl2 + H2O

    0,2 ← 0,4 (mol)

    MRO = 11,2 : 0,2 = 56 (g/mol)

    Mà MRO = MR + 16 ⇒ MR+ 16 = 56

    ⇒ MR= 40 (g/mol)

    Vậy R là Ca.

  • Câu 10: Thông hiểu

    Nếu potassium chlorate có công thức phân tử là KClO3, công thức của sodium bromate sẽ là

    Nếu potassium chlorate có công thức phân tử là KClO3 thì công thức của sodium bromate sẽ là: NaBrO3

  • Câu 11: Nhận biết

    Đâu không phải thông tin về nguyên tố hóa học mà một ô nguyên tố biểu diễn?

    Một ô nguyên tố biểu diễn số hiệu nguyên tử, cấu hình electron và kí hiệu nguyên tố.

  • Câu 12: Vận dụng

    Nguyên tử của nguyên tố C có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của X với hydrogen, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxide cao nhất là:

    X: ns2np4 ⇒ X thuộc nhóm IVA ⇒ hợp chất khí với H là XH2.

    ⇒ Oxide của X với hóa trị cao nhất là XO3.

    Ta có:

    \frac{\%{\mathrm m}_{\mathrm X}}{\%{\mathrm m}_{\mathrm H}}=\frac{{\mathrm M}_{\mathrm X}}{{\mathrm M}_{\mathrm H}}=\frac{94,12}{100-94,12\;}\Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm X}=32\;(\mathrm{đvC})

    Phần trăm khối lượng của X trong oxide là:

    \%{\mathrm m}_{\mathrm X}=\frac{32}{32+16.3}.100\%=40\%

  • Câu 13: Nhận biết

    Trong trường hợp nào sau đây, X không phải là khí hiếm?

    ZA = 8 là nguyên tố oxygen không phải khí hiếm

  • Câu 14: Thông hiểu

    Nguyên tố A thuộc nhóm VIA, chu kỳ 3. Điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố đó là

    Nguyên tố thuộc nhóm VIA ⇒ có 6 e lớp ngoài cùng

    A thuộc chu kì 3 ⇒ A có 3 lớp e

    ⇒ cấu hình e của A là: 1s22s22p63s23p4

    ⇒ số e = 16 = số p

    ⇒ Điện tích hạt nhân (Z+) = 16+

  • Câu 15: Nhận biết

    Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố ở chu kì 6 có số lớp electron là

    Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố ở chu kì 6 có số lớp electron là 6. Vì số thứ tự của chu kì bắng số lớp electron trong nguyên tử của các nguyên ố thuộc chu kì đó.

  • Câu 16: Vận dụng

    Nguyên tử nguyên tố X có tổng số proton, neutron, electron là 18. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:

    Ta có: p + e + n = 18 hay 2p + n = 18

    ⇒ p < 9 ⇒ X thuộc chu kì 2.

    Với p ≤ n = 18 – 2p ≤ 1,33p nên 5,4 ≤ p ≤ 6 ⇒ p = 6

    X là C (carbon)

    Cấu hình electron của C là: 1s22s22p2

    Nguyên tố C có số thứ tự 6 nằm ở chu kì 2, nhóm IVA trong bảng tuần hoàn.

  • Câu 17: Thông hiểu

     Cho X, Y, Z, T là các nguyên tố khác nhau trong số bốn nguyên tố: 11Na, 12Mg, 13Al, 19K
    và các tính chất được ghi trong bảng sau:

    Nguyên tố XYZT
    Bán kính nguyên tử (nm)0,1250,2030,1360,157

    Nhận xét nào sau đây đúng?

     - Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử tăng dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

    \Rightarrow Bán kính: 11Na < 19K

     - Trong một chu kì, bán kính nguyên giảm dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

    \Rightarrow Bán kính: 11Na > 12Mg > 13Al

    \Rightarrow Bán kính: 19K > 11Na > 12Mg > 13Al

    Vậy X là Al, Y là K, Z là Mg, T là Na.

  • Câu 18: Nhận biết

    Nguyên tố X thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức hợp chất khí với H của X là

    Công thức hợp chất khí với H của X là XH2.

  • Câu 19: Thông hiểu

    Nguyên tử X có cấu hình [Ne]3s23p1. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là:

    Cấu hình electron đầy đủ của X: 1s22s22p63s23p1

    → Z = 13 = số thứ tự, chu kì 3 (có 3 lớp electron), nhóm IIIA, (có 3 lớp ngoài cùng, là nguyên tố p).

  • Câu 20: Nhận biết

    Nguyên tố Y ở chu kì 3, nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Tính chất hóa học cơ bản của Y là:

     Y ở chu kì 3, nhóm IA trong bảng tuần hoàn ⇒ Y là kim loại điển hình.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Chủ đề 2 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo