Năng lượng liên kết của phân tử H2 là 436 kJ/mol cho biết điều gì?
Năng lượng liên kết của phân tử H2 là 436 kJ/mol cho biết: Để phá vỡ 1 mol liên kết H-H thành các nguyên tử H (ở thể khí) cần năng lượng là 432 kJ.
Năng lượng liên kết của phân tử H2 là 436 kJ/mol cho biết điều gì?
Năng lượng liên kết của phân tử H2 là 436 kJ/mol cho biết: Để phá vỡ 1 mol liên kết H-H thành các nguyên tử H (ở thể khí) cần năng lượng là 432 kJ.
Hợp chất nào sau đây chứa cả liên kết cộng hóa trị và liên kết ion?
Hợp chất NaOH chứa cả liên kết cộng hóa trị (liên kết O - H) và liên kết ion (giữa Na và OH).
Trong nguyên tử C, những lớp electron có khả năng tham gia hình thành liên kết cộng hoá trị thuộc phân lớp nào sau đây?
Cấu hình electron của carbon (C): 1s22s22p2.
Trong nguyên tử C, electron có khả năng tham gia hình thành liên kết cộng hóa trị là các electron ở lớp ngoài cùng hay là các electron ở phân lớp 2s; 2p.
Quá trình tạo thành ion O2- nào sau đây là đúng?
Cấu hình electron của nguyên tử O là 1s2 2s2 2p4.
⇒ Số electron lớp ngoài cùng của oxi là 6.
Để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất là Ne, nguyên tử oxi có xu hướng nhận thêm 2 electron để tạo thành ion O2-.
O + 2e ⟶ O2-
⇒ Cấu hình electron của ion O2- là 1s22s22p6.
Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử?
H2O tạo được liên kết hydrogen vì liên O–H phân cực. Nguyên tử H mang một phần điện tích dương (linh động) của phân tử H2O này tương tác bằng lực hút tĩnh điện với nguyên tử O mang một phần điện tích âm của nguyên tử H2O khác.
Trong công thức CS2, tổng số cặp electron lớp ngoài cùng của C và S chưa tham gia liên kết là
Phân tử CS2 được biểu diễn:
Tổng số cặp electron lớp ngoài cùng của C và S chưa tham gia liên kết là 4.
Công thức của hợp chất ion được tạo thành từ 2 ion Fe3+ và SO42- là:
Công thức của hợp chất ion được tạo thành từ 2 ion đã cho có dạng: Fex(SO4)y
Tổng điện tích của các ion trong hợp chất bằng 0 nên ta có:
3x + (-2)y = 0
⇒ 3x = 2y ⇒ x:y =2:3
⇒ Lấy x = 2; y = 3
Vậy công thức là: Fe2(SO4)3
Ở điều kiện thường, hợp chất ion thường tồn tại ở dạng
Trong điều kiện thường, các hợp chất ion thường tồn tại ở trạng thái rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi và không dẫn điện ở trạng thái rắn.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Phát biểu đúng là: Liên kết hydrogen giữa các phân tử H2O mạnh hơn liên kết hydrogen giữa các phân tử C, H, OH.
Liên kết hydrogen yếu hơn tương tác van der Waals (sai): Liên kết hydrogen mạnh hơn tương tác Van der Waals.
Liên kết ion và liên kết cộng hóa trị yếu hơn liên kết hydrogen (sai): Liên kết ion và liên kết cộng hóa trị mạnh hơn liên kết hydrogen.
Sự chuyển động không ngừng của các electron tạo nên các lưỡng cực vĩnh cửu (sai): Sự chuyển động không ngừng của các electron tạo nên các lưỡng cực tạm thời.
Trong phân tử HF, HCl, HBr, HI đều có chung 1 dạng liên kết đó là:
Liên kết cộng hóa trị trong đó cặp electron chung lệch về phía 1 nguyên tử (có độ âm điện lớn hơn) gọi là liên kết cộng hóa trị có cực hay liên kết cộng hóa trị phân cực.
→ Liên kết trong phân tử HF, HCl, HBr, HI đều là các liên kết cộng hóa trị có cực.
Các liên kết biểu diễn bằng các đường nét đứt được minh họa như hình dưới đây có vai trò quan trọng trong việc làm bền chuỗi xoắn đôi DNA. Đó là loại liên kết gì?
Liên kết biểu diễn bằng các đường nét đứt là liên kết hydrogen.
Cho các ion: Na+, Mg2+, Al3+, Ca2+, S2-, Cl-, O2-. Số ion có 10 electron là:
Na có Z = 11 số e = 11
ion Na+ có số e = 11 – 1 = 10
Mg có Z = 12 số e = 12
ion Mg2+ có số e = 12 – 2 = 10
Al có Z = 13 số e = 13
ion Al3+ có số e = 13 – 3 = 10
Ca có Z = 20 số e = 20
ion Ca2+ có số e = 20 – 2 = 18
S có Z = 16 số e = 16
ion S2- có số e = 16 + 2 = 18
Cl có Z = 17 số e = 17
ion Cl- có số e = 17 + 1 = 18
O có Z = 8 số e = 8
ion O2- có số e = 8 + 2 = 10
Vậy có 4 ion có 10 electron.
Nguyên tử potassium (Z = 19) có xu hướng tạo ra lớp electron ngoài cùng như khí hiếm
Potassium (Z = 19) có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s1
⇒ có 1 electron lớp ngoài cùng
⇒ có xu hướng nhường 1 electron tạo ra lớp ngoài cùng bền vững như khí hiếm Ar: 1s22s22p63s23p6
Vì sao HF có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với HCI, HBr, HI.
Liên kết hydrogen mạnh mẽ hơn rất nhiều so với tương tác van der Waals
Giữa các phân tử hydrogen fluoride (HF) có liên kết hydrogen:
Giữa các phân tử HCl cũng như HBr và HI không có liên kết hydrogen.
Điều này ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi của HF cao hơn hẳn so với HCl, HBr, HI.
Phần được tạo thành khi nguyên tử mất đi electron là:
Phần được tạo thành khi nguyên tử mất đi electron là cation
Trong các phân tử sau, phân tử nào có liên kết ba giữa hai nguyên tử là:
Ta có công thức cấu tạo của các chất:
F – F; O = C = O; H – H; N ≡ N.
Vậy chỉ có phân tử chỉ có liên kết ba giữa hai nguyên tử là N2.
Chất nào sau đây ở trạng thái rắn tồn tại dưới dạng tinh thể ion?
Muối ăn ở trạng thái rắn tồn tại dưới dạng tinh thể ion.
Cho các phân tử sau: HCl, NaCl, CaCl2, AlCl3. Phân tử có liên kết mang nhiều tính ion nhất là
Dựa vào hiệu độ âm điện của các nguyên tử
Phân tử có liên kết mang nhiều tính ion nhất ⇒ Δχ lớn nhất.
Dựa vào các đáp án trên ta thấy H, Na, Ca, Al đều liên kết với Cl ⇒ Δχ lớn nhất khi kim loại có độ âm điện nhỏ nhất.
Kim loại Na là kim loại điển hình, có tính kim loại mạnh nhất ⇒ có độ âm điện nhỏ nhất ⇒ Phân tử NaCl có liên kết mang nhiều tính ion nhất.
Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s – p?
Sơ đồ thể hiện sự xen phủ s - p
H (Z = 1): 1s1
Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5
⇒ Liên kết trong phân tử HCl được hình thành bởi sự xen phủ orbital s – p.
Muối X được tạo thành bởi một kim loại hóa trị II và phi kim hóa trị I. Hòa tan 4,44 gam X vào H2O rồi chia làm hai phần bằng nhau
- Cho phần một tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 5,74 gam kết tủa.
- Cho phần hai tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư thu được 2 gam kết tủa.
Liên kết trong X là liên kết
Gọi kim loại A, phi kim B ⇒ Muối X là AB2
Khối lượng AB2 trong mỗi phần là: 4,44 : 2 = 2,22 g
AB2 + 2AgNO3 → 2AgB + A(NO3)2
AB2 + Na2CO3 → ACO3 + 2NaB
Từ (1) và (2) ⇒ A = 40 (Ca); B = 35,5 (Cl)
Ca là một kim loại điển hình, Cl là một phi kim điển hình nên liên kết của X là liên kết ion.