Đề kiểm tra 15 phút Chương 2 Cacbohiđrat

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Chương 2 Cacbohiđrat giúp bạn đọc củng cố rèn luyện kĩ năng thao tác làm các dạng đề thi Hóa 12.
  • Thời gian làm: 20 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Thông hiểu

    Nêu phương pháp nhận biết các chất sau: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ

    - Cho nước iot vào các mẫu thử, mẫu thử nào tạo màu xanh tím đặc trưng là tinh bột, hai mẫu thử còn lại không có hiện tượng.

    - Cho nước vào hai mẫu thử còn lại, khuấy đều, mẫu thử nào tan hoàn toàn là saccarozơ, mẫu thử nào không tan hoàn toàn là xenlulozơ.

  • Câu 2: Nhận biết

    Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng?

  • Câu 3: Nhận biết

    Chất nào sau đây bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit?

     Xenlulozơ thủy phân trong môi trường axit tạo glucozơ 

  • Câu 4: Thông hiểu
    Để chứng minh glucozơ có nhóm chức andehit, có thể dùng một trong 3 phản ứng hóa học. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được nhóm chức anđehit của glucozơ?

    Phản ứng không chứng minh được nhóm chức anđehit của glucozơ là: Lên men glucozơ bằng xúc tác enzim.

    Tính chất anđehit của glucozơ thể hiện qua:

    - Oxi hóa glucozơ:

       + Phản ứng tráng bạc:

     CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)]OH \xrightarrow{t^\circ}CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 3NH3+ H2O

         + Phản ứng với Cu(OH)2:

    CH2OH[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH \xrightarrow{t^\circ} CH2OH[CHOH]4COONa + Cu2O + 3H2O

    - Khử glucozơ:

    CH2OH[CHOH]4CHO + H2 \xrightarrow{t^\circ} CH2OH[CHOH]4CH2OH

  • Câu 5: Nhận biết

    Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là:

    Dùng dung dịch nước Br2 có thể phân biệt được glucozơ và fructozơ do glucozơ có nhóm chức anđehit nên có thể tham gia phản ứng làm mất màu nước brom, còn fructozơ do không có nhóm này thay vào đó là nhóm chức xeton nên không xảy ra hiện tượng gì:

    CH2OH[CHOH]4CHO + Br2+ H₂O → CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr.

  • Câu 6: Nhận biết

    Glucozơ và mantozơ đều không thuộc loại:

    Glucozơ và mantozơ đều không thuộc loại polisaccarit.

    Glucozơ và mantozơ đều thuộc loại cacbohiđrat

    Trong đó: glucozơ là monosaccarit, mantozơ là đisaccarit

  • Câu 7: Nhận biết

    Chất lỏng hòa tan được xenlulozơ là:

  • Câu 8: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn 0,9 gam một loại gluxit X thu được 1,32 gam CO2 và 0,54 gam H2O. X là chất nào trong số các chất sau?

     nCO2 = 0,03 mol \Rightarrow nC = 0,3 mol

    nH2O = 0,005 mol \Rightarrow nH = 0,01 mol

    \Rightarrow{\mathrm n}_{\mathrm O}=\;\frac{0,9-0,03.12-0,06.1}{16}=0,03\;\mathrm{mol}

    \Rightarrow nC:nH:nO = 0,03:0,06:0,03 = 3:6:3

    Vậy CTPT của X là (CH2O)n

    Vậy chỉ có glucozơ thõa mãn.

  • Câu 9: Nhận biết

    Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?

    Cacbonhiđrat được chia thành 3 nhóm chính:

    Monosaccarit: glucozơ và fructozơ (C6H12O6)

    Đisaccarit: saccarozơ và mantozo C12H22O11.

    Polisaccarit: tinh bột và xenlulozo (C6H10O5)n

  • Câu 10: Vận dụng

    Khi đốt cháy một loại gluxit, người ta thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ 33:88. Xác định công thức gluxit trên.

    - Gọi CTTQ của gluxit là: Cn(H2O)m

    Cn(H2O)m → nCO2 + mH2O

           1      →       n  →    m 

    Ta có:

    \frac{{\mathrm m}_{{\mathrm{CO}}_2}}{{\mathrm m}_{{\mathrm H}_2\mathrm O}}=\frac{44\mathrm n}{18\mathrm m}=\frac{88}{33}

    \Rightarrow\frac{\mathrm n}{\mathrm m}=\;\frac{12}{11}

    \Rightarrow CTPT của gluxit là C12H22O11 (Saccarozơ)

  • Câu 11: Thông hiểu

    Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với

    Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam đặc trưng.

    → Chứng tỏ phân tử glucozơ có nhiều nhóm OH ở vị trí kề nhau.

    Phương trình phản ứng:

    2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O

                                                  (xanh lam)

  • Câu 12: Thông hiểu

    Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng ba dung dịch: glucozơ, hồ tinh bột, glixerol. Để phân biệt 3 dung dịch, người ta dùng thuốc thử :

    Dùng dung dịch iot để nhận biết ra hồ tinh bột (hiện tượng: tạo hợp chất màu xanh tím)

    Sau đó dùng dung dịch AgNO3/NH3, to:

    Glucozo: xuất hiện kết tủa Ag

    CH2OH(CHOH)4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O \overset{t^{\circ } }{ightarrow} CH2OH(CHOH)4COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

    Không phản ứng: glixerol.

  • Câu 13: Vận dụng cao

    Khi cho 534,6 gam xenlulozơ phản ứng với HNO3 đặc thu được 755,1 gam hỗn hợp A gồm 2 sản phẩm hữu cơ trong đó một chất là xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc nổ. Tách xenlulozơ trinitrat cho vào bình kín chân không dung tích không đổi 2 lít rồi cho nổ (sản phẩm chỉ gồm các chất khí CO, CO2, H2, N2). Sau đó đo thấy nhiệt độ bình là 300oC. Hỏi áp suất bình (atm) gần với giá trị nào sau đây nhất:

     - Phản ứng của xenlulozơ với HNO3:

          [C6H7O2(OH)3]n + \overline{\mathrm n}HNO3 \xrightarrow{{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4\;\mathrm{đặc}} -[C6H7O2(ONO2)\overline{\mathrm n}(OH)3-\overline{\mathrm n}]- + 3\overline{\mathrm n}H2O

    mol:       3,3                                    ightarrow                   3,3

    Suy ra: msản phẩm = 3,3.(162 + 45\overline{\mathrm n}) = 755,1 \Rightarrow \overline{\mathrm n} = 1,48

    Vậy hai sản phẩm là:

    -[C6H7O2(ONO2)3]-: 0,8 mol

    -[C6H7O2(ONO2)3(OH)2]-: 2,5 mol

    Phản ứng phân hủy -[C6H7O2(ONO2)3]-

    -[C6H7O2(ONO2)3]- \xrightarrow{\mathrm t^\circ}  (CO2\uparrow + CO\uparrow) + N2\uparrow + H2\uparrow

    \Rightarrow\mathrm p=\hspace{0.278em}\frac{\mathrm{nRT}}{\mathrm V}=\frac{8,8.0,082.(300+273)}2=206,73

    Vậy áp suất có giá tri gần 200 nhất

  • Câu 14: Nhận biết

    Tinh bột và xenlulozơ thuộc loại

    Tinh bột và xenloluzơ thuộc loại polisaccarit.

  • Câu 15: Thông hiểu

    Cacbohidrat Z tham gia chuyển hóa:

    Z \xrightarrow{Cu{(OH)}_2/OH-} dung dịch xanh lam \xrightarrow{t^\circ} kết tủa đỏ gạch.

    Vậy Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây?

    Z phản ứng với Cu(OH)2/OH- tạo dung dịch xanh nên chứng tỏ X là poliancol. Mặt khác sản phẩm khi đun nóng xuất hiện ↓ đỏ gạch chứng tỏ Z có nhóm -CHO.

    Saccarozơ là poliancol nhưng không có nhóm -CHO nên không có khả năng phản ứng ở giai đoạn 2.

  • Câu 16: Nhận biết

    Saccarozo, tinh bột, xenlulozo đều có thể tham gia vào phản ứng:

  • Câu 17: Thông hiểu

    Có bốn lọ mất nhãn, riêng biệt chứa: glixerol, ancol etylic, glucozơ và axit axetic. Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt các dung dịch trong từng lọ trên?

    Dùng Cu(OH)2/OH- để nhận biết ta có:

    - Ancol etylic không phản ứng \Rightarrow Không có hiện tượng

    - Axit axetic tạo dung dịch màu xanh lam.

    - Glixerol tạo phức xanh đặc trưng.

    - Glucozơ tạo phức xanh đặc trưng ở điều kiện thường, khi đun nóng thì tạo kết tủa đỏ gạch.

  • Câu 18: Nhận biết

    Các chất: glucozơ, fomandehit, axetanđehit, metylfomiat; đều có nhóm -CHO trong phân tử. Nhưng trong thực tế để tráng gương, người ta chỉ dùng một trong các chất trên, đó là chất nào?

     Trong công nghiệp, glucozơ được dùng để tráng gương, tráng ruột phích.

  • Câu 19: Vận dụng

    Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ trong 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

    nSaccarozơ = 0,1 mol

    Saccarozơ → Glucozơ + Fructozơ

    0,1       →          0,1   →      0,1

    Dung dịch X gồm:

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm{glucozơ}:\;0,1\;\mathrm{mol}\\\mathrm{fructozơ}\;:\;0,1\;\mathrm{mol}\\\mathrm{HCl}:\;0,02\;\mathrm{mol}\end{array}ight.

    Ta có: Glu \xrightarrow{{\mathrm{AgNO}}_3/{\mathrm{NH}}_3} 2Ag\downarrow

              Fruc \xrightarrow{{\mathrm{AgNO}}_3/{\mathrm{NH}}_3} 2Ag\downarrow

              Cl- + Ag+ → AgCl\downarrow

    \Rightarrow m\downarrow = mAg + mAgCl = 108.(0,2 + 0,2) + 143,5.0,02 = 46,07 gam

  • Câu 20: Nhận biết

    Câu khẳng định nào sau đây đúng?

     Saccarozơ và mantozơ có cùng công thức phân tử là C12H22O11 nên là đồng phân của nhau.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Chương 2 Cacbohiđrat Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 17 lượt xem
Sắp xếp theo