Đề kiểm tra 15 phút Chương 5 Các số đặc trưng của mẫu số liệu không ghép nhóm

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Toán 10 Các số đặc trưng của mẫu số liệu không ghép nhóm gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức sách Kết nối tri thức.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Nhận biết

    Số đặc trưng nào sau đây đo độ phân tán của mẫu số liệu?

    Số đặc trưng đo độ đo phân tán của mẫu số liệu là phương sai.

  • Câu 2: Thông hiểu

    Cho bảng thống kê sản lượng lúa (đơn vị: ha) của các thửa ruộng có cùng diện tích trong tỉnh A như sau:

    Sản lượng

    20

    21

    22

    23

    24

    Số thửa ruộng

    5

    8

    11

    10

    6

    Tìm phương sai của bảng số liệu?

    Số thửa ruộng được thống kê sản lượng là:

    N = 5 + 8 + 11 + 10 + 6 =
40

    Sản lượng lúa trung bình của 40 thửa ruộng là:

    \overline{x} = \frac{5.20 + 8.21 + 11.22
+ 10.23 + 6.24}{40} = 22,1

    Phương sai của sản lượng lúa của 40 thửa ruộng là:

    S^{2} = \frac{5.20^{2} + 8.21^{2} +
11.22^{2} + 10.23^{2} + 6.24^{2}}{40} - 22,1^{2} = 1,54

  • Câu 3: Nhận biết

    Xác định mốt của mẫu số liệu: 11;17;13;14;15;14;15;16;17;17

    Ta có: số 17 có tần số xuất hiện nhiều nhất

    Suy ra mốt của mẫu số liệu là 17.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Điểm kiểm tra môn Văn của 2 tổ học sinh được thống kê:

    Dựa vào khoảng biến thiên thì tổ nào học đều hơn?

    Khoảng biến thiên điểm của tổ 1 là R_{1}
= 9 - 7 = 2.

    Khoảng biến thiên điểm của bạn Bình là R_{2} = 10 - 6 = 4.

    R_{1} < R_{2} nên tổ 1 học đều hơn.

  • Câu 5: Vận dụng

    Một người sử dụng cùng lúc ba thiết bị khác nhau để đo thành tích chạy của vận động viên A. Người ta ghi lại ba kết quả như sau: 9,592 \pm 0,004, 9,593 \pm 0,005, 9,589 \pm 0,006 (đơn vị: giây). Hỏi thiết bị nào đo chính xác nhất theo sai số tương đối?

    Sai số tương đối của thiết bị 1: \delta_{1} \leq \frac{0,004}{9,592} \approx
0,04\%.

    Sai số tương đối của thiết bị 2: \delta_{2} \leq \frac{0,005}{9,593} \approx
0,05\%.

    Sai số tương đối của thiết bị 3: \delta_{3} \leq \frac{0,006}{9,589} \approx
0,06\%.

    Vậy thiết bị 1 đo chính xác nhất.

  • Câu 6: Nhận biết

    Số quy tròn số 2,718282 với độ chính xác d = 0,01 là:

    Theo bài ra ta có: Độ chính xác 0,001
< d = 0,01 nên ta quy tròn số đến số thập phân thứ nhất.

    Vậy số quy tròn là 2,7.

  • Câu 7: Nhận biết

    Phương sai của một mẫu số liệu \left \{ x_1;x_2;...;x_N ight \} bằng

     Phương sai của một mẫu số liệu \left \{ x_1;x_2;...;x_N ight \} bằng bình phương của độ lệch chuẩn.

  • Câu 8: Thông hiểu

    Sản lượng lúa (đơn vị: tạ) của 40 thửa ruộng thí nghiệm có cùng diện tích được trình bày trong bảng số liệu sau:

    Sản lượng

    20

    21

    22

    23

    24

     

    Tần số

    5

    8

    11

    10

    6

    n = 40

    Phương sai là:

    Sản lượng lúa trung bình là:

    \overline x  = \frac{{5.20 + 8.21 + 11.22 + 10.23 + 6.24}}{{40}} = 22,1

    Phương sai là:

    \begin{matrix}  {S^2} = \dfrac{1}{{40}}\left( {{{5.20}^2} + {{8.21}^2} + {{11.22}^2} + {{10.23}^2} + {{6.24}^2}} ight) - {\left( {22,1} ight)^2} \hfill \\   \Rightarrow {S^2} = 1,54 \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 9: Nhận biết

    Để điều tra các con trong mỗi gia đình của một chung cư gồm 100 gia đình. Người ta chọn ra 20 gia đình ở tầng 4 và thu được mẫu số liệu sau đây:

    2  4  2  1  3  5  1  1  2  3  1  2  2  3  4  1  1  2  3  4.

    Số trung bình cộng \bar{x} của mẫu số liệu trên là:

    Số trung bình cộng của mẫu số liệu trên là:

    \overline x  = \frac{{1.6 + 2.6 + 3.4 + 4.3 + 5}}{{20}} = 2,35

  • Câu 10: Nhận biết

    Biểu đồ dưới đây thể hiện tỉ lệ lạm phát cơ bản bình quân năm trong giai đoạn 2018 – 2022:

    (Nguồn: Niêm giám thống kê 2022)

    Trong giai đoạn từ 2018 – 2021, năm có tỉ lệ lạm phát cơ bản bình quân năm cao nhất là?

    Trong giai đoạn từ 2018 – 2021, năm 2020 có tỉ lệ lạm phát cơ bản bình quân năm cao nhất.

  • Câu 11: Nhận biết

    Kết quả kiểm tra cân nặng của 10 học sinh lớp 10C được liệt kê như sau: 45;46;42;50;38;42;44;42;40;60. Khoảng biến thiên của mẫu số liệu này bằng:

    Quan sát dãy số liệu ta có:

    Giá trị lớn nhất bằng 60

    Giá trị nhỏ nhất bằng 38

    Suy ra khoảng biến thiên của mẫu số liệu là 60 – 38 = 22.

  • Câu 12: Thông hiểu

    Hãy tìm số trung bình của mẫu số liệu khi cho bảng tần số dưới đây:

    Giá trị \mathbf{x}_{\mathbf{i}}

    4

    6

    8

    10

    12

    Tần số \mathbf{n}_{\mathbf{i}}

    1

    4

    9

    5

    2

    Số trung bình của mẫu số liệu là:

    \overline{x} = \frac{4.1 + 6.4 + 8.9 +
10.5 + 12.2}{21} \approx 8,29

    Vậy đáp án bằng 8,29

  • Câu 13: Nhận biết

    Số 2,457 là số quy tròn của 2,4571 với sai số tuyệt đối là:

     Sai số tuyệt đối: {\Delta _a} = \left| {2,4571 - 2,457} ight| = 0,0001.

  • Câu 14: Thông hiểu

    Quy tròn số 2,473 đến hàng phần chục được số 2,5. Sai số tuyệt đối là:

    Sai số tuyệt đối là: |2,5 - 2,473| =
0,027.

  • Câu 15: Nhận biết

    Cho mẫu số liệu có s^{2} = 9. Khi đó độ lệch chuẩn của mẫu số liệu bằng:

    Độ lệch chuẩn s = \sqrt{s^{2}} = \sqrt{9}
= 3

  • Câu 16: Thông hiểu

    Cho số a =
6653964 \pm 300. Số quy tròn của số gần đúng 6653964 là:

    Do độ chính xác d = 300 <
\frac{1000}{2} nên làm quy tròn số gần đúng 6653964 đến hàng nghìn ta được: 6654000

  • Câu 17: Thông hiểu

    Cho \overline{m}=2 +\sqrt{3}= 3,7320508...  Hãy xác định số gần đúng của \overline{m} với độ chính xác d = 0,0001.

    Hàng của chữ số khác 0 đầu tiên bên trái của d = 0,0001 là hàng phần chục nghìn.

    Quy tròn \overline{m} đến hàng phần chục nghỉn ra được số gần đúng của \overline{m}m=3,7321

  • Câu 18: Thông hiểu

    Cho bảng tần số như sau:

    Giá trị

    x1

    x2

    x3

    x4

    x5

    x6

    Tần số

    15

    9n - 1

    12

    n^{2} + 7

    10

    17

    Tìm n để M_{0}^{(1)}=x_2;M_{0}^{(2)}=x_4 là hai mốt của bảng tần số trên.

    Ta có: 

    M_{0}^{(1)}=x_2;M_{0}^{(2)}=x_4

    \begin{matrix}   \Rightarrow 9n - 1 = {n^2} + 7,\left( {n > 2} ight) \hfill \\   \Leftrightarrow {n^2} - 9n + 8 = 0 \hfill \\   \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}  {n = 1\left( {ktm} ight)} \\   {n = 8\left( {tm} ight)} \end{array}} ight. \hfill \\ \end{matrix}

    Vậy n = 8.

     

  • Câu 19: Vận dụng

    Cho hai biểu đồ chấm như hình dưới của mẫu A và mẫu B.

    Chọn kết luận đúng.

    Giá trị trung bình của hai mẫu:

    \overline{x_{A}} = \frac{2.3 + 2.4 + 2.5 + 3.6 + 2.7 + 2.8 + 2.9}{2 +2 + 2 + 3 + 2 + 2 + 2} =6

    \overline{x_{A}} = \frac{1.3 + 4.5 + 5.6 + 4.7 + 1.9}{1 + 4 + 5 + 4 +1} = 6

    Vậy hai mẫu có giá trị trung bình bằng nhau.

  • Câu 20: Nhận biết

    Làm tròn số gần đúng 3,14159 với độ chính xác 0,001?

    Số gần đúng 3,14159 làm tròn với độ chính xác 0,001 là: 3,14.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Chương 5 Các số đặc trưng của mẫu số liệu không ghép nhóm Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 9 lượt xem
Sắp xếp theo