Đề kiểm tra 15 phút Chương 9 Tính xác suất theo định nghĩa cổ điển

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Toán 10 Tính xác suất theo định nghĩa cổ điển gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức sách Kết nối tri thức.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Nhận biết

    Thí nghiệm nào không phải là phép thử ngẫu nhiên?

    Phép thử ngẫu nhiên là phép thử mà ta chưa biết được kết quả là gì.

    Đáp án “Bỏ hai viên bi xanh và ba viên bi đỏ trong một chiếc hộp, sau đó lấy từng viên một để đếm xem có tất cả bao nhiêu viên bi.” không phải là phép thử vì ta biết chắc chắn kết quả chỉ có thể là một số cụ thể số bi xanh và số bi đỏ.

  • Câu 2: Thông hiểu

    Một hộp chứa 5 viên bi trắng, 10 viên bi xanh và 15 viên bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên từ trong hộp 7 viên bi. Xác suất để trong số 7 viên bi lấy ra có ít nhất 2 viên bi màu đỏ?

    Số phần tử không gian mẫu là: n(\Omega) =
C_{30}^{7}

    Gọi A là biến cố để trong 7 viên bi lấy ra có ít nhất 2 viên bi màu đỏ

    \overline{A} là biến cố để trong 7 viên bi được lấy ra có số viên bi nhỏ hơn 2.

    TH1: 7 viên bi trong đó có 1 viên bi đỏ ta có: 15.C_{15}^{6}

    TH2: 7 viên bi trong đó có không có viên bi đỏ ta có: C_{15}^{7}

    \Rightarrow n\left( \overline{A} ight)
= 15.C_{15}^{6} + C_{15}^{7}

    Vậy xác suất của biến cố A cần tìm là:

    P(A) = 1 - P\left( \overline{A} ight)
= 1 - \frac{15.C_{15}^{6} + C_{15}^{7}}{C_{30}^{7}} =
\frac{5011}{5220}

  • Câu 3: Vận dụng

    Một người có 10 đôi giày khác nhau và trong lúc đi du lịch vội vã lấy ngẫu nhiên 4 chiếc.

    Xác suất để trong 4 chiếc giày lấy ra có ít nhất một đôi là bao nhiêu?

    Không gian mẫu là số cách chọn ngẫu nhiên 4 chiếc giày từ 20 chiếc giày.

    Suy ra số phần tử của không gian mẫu là |\Omega| = C_{20}^{4} = 4845.

    Gọi A là biến cố ''4 chiếc giày lấy ra có ít nhất một đôi''. Để tìm số phần tử của biến cố A, ta đi tìm số phần tử của biến cố \overline{A}, với biến cố \overline{A}4 chiếc giày được chọn không có đôi nào.

    ● Số cách chọn 4 đôi giày từ 10 đôi giày là C_{10}^{4}.

    ● Mỗi đôi chọn ra 1 chiếc, thế thì mỗi chiếc có C_{2}^{1} cách chọn. Suy ra 4 chiếc có \left( C_{2}^{1} ight)^{4} cách chọn.

    Suy ra số phần tử của biến cố \overline{A}\left| \Omega_{\overline{A}} ight| =
C_{10}^{4}.\left( C_{2}^{1} ight)^{4} = 3360.

    Suy ra số phần tử của biến cố A\left| \Omega_{A} ight| = 4845 - 3360 =
1485.

    Vậy xác suất cần tính P(A) = \frac{\left|
\Omega_{A} ight|}{|\Omega|} = \frac{1485}{4845} =
\frac{99}{323}.

  • Câu 4: Nhận biết

    Gieo một con súc sắc. Xác suất để mặt 6 chấm xuất hiện là:

    Gieo một con súc sắc có không gian mẫu \Omega = \left\{ 1;2;3;4;5;6 ight\} \Rightarrow
n(\Omega) = 6.

    Xét biến cố A: “mặt 6 chấm xuất hiện”. A = \left\{ 6 ight\} \Rightarrow n(A) =
1.

    Do đó P(A) = \frac{1}{6}.

  • Câu 5: Nhận biết

    Gieo một con xúc sắc cân đối và đồng chất hai lần. Tính xác suất để cả hai lần xuất hiện mặt 6 chấm.

    * Số phần tử của không gian mẫu là: n(\Omega) = C_{6}^{1}.C_{6}^{1} = 36.

    * Gọi A =”Cả hai lần xuất hiện mặt sáu chấm”. Số phần tử của biến cố An(A) =
1.

    * Xác suất của biến cố AP(A) = \frac{n(A)}{n(\Omega)} =
\frac{1}{36}.

  • Câu 6: Vận dụng

    Một xạ thủ bắn bia. Biết rằng xác suất bắn trúng trong vòng 10 là 0,2; vòng 9 là 0,25 và vòng 8 là 0,15. Nếu trúng vòng k thì được k điểm. Giả sử xạ thủ đó bắn ba phát súng một cách độc lập. Xạ thủ đạt loại giỏi nếu anh ta đạt ít nhất 28 điểm. Xác suất để xạ thủ này đạt loại giỏi bằng là:

    Gọi H là biến cố: “Xạ thủ bắn đạt loại giỏi”. A; B; C; D là các biến cố sau:

    A: “Ba viên trúng vòng 10”;

    B: “Hai viên trúng vòng 10 và một viên trúng vòng 9”;

    C: “Một viên trúng vòng 10 và hai viên trúng vòng 9”;

    D: “Hai viên trúng vòng 10 và hai viên trúng vòng 8”.

    Các biến cố A; B; C; D là các biến cố xung khắc từng đôi một nên

    H = A \cup B \cup C \cup D.

    Áp dụng quy tắc cộng mở rộng ta có:

    P(H) = P(A) + P(B) + P(C) +
P(D).

    P(A) = (0,2).(0,2).(0,2) =
0,008;

    P(B) = (0,2).(0,2).(0,25) +
(0,2).(0,25).(0,2) + (0,25).(0,2).(0,2) = 0,03;

    P(C) = (0,2).(0,25).(0,25) +
(0,25).(0,2).(0,25) + (0,25).(0,25).(0,2) = 0,0375

    P(D) = (0,2).(0,2).(0,15) +
(0,2).(0,15).(0,2) + (0,15).(0,2).(0,2) = 0,018.

    Do đó P(H) = 0,008 + 0,03 + 0,0375 +
0,018 = 0,0935.

  • Câu 7: Thông hiểu

    Trên bàn có 3 quả táo và 4 quả cam. Xác định số phần tử không gian mẫu của phép thử lấy 2 quả ở trên bàn sau đó bỏ ra ngoài rồi lấy tiếp 1 quả nữa.

    Lấy 2 quả trong 7 quả ở trên bàn và không tính thứ tự nên số cách là: C_7^2 = 21 (cách).

    Sau khi bỏ 2 quả ra ngoài còn lại 5 quả. Lấy 1 quả trong 5 quả trên bàn có 5 cách.

    Vậy số phần tử không gian mẫu là: 21. 5 = 105

  • Câu 8: Vận dụng

    Một bộ đề thi Olympic Toán lớp 11 của Trường THPT Z mà mỗi đề gồm 5 câu được chọn từ 15 câu mức dễ, 10 câu mức trung bình và 5 câu mức khó. Một đề thi được gọi là “Tốt” nếu trong đề thi phải có cả mức dễ, mức trung bình và khó, đồng thời số câu mức khó không ít hơn 2. Lấy ngẫu nhiên một đề thi trong bộ đề trên. Tìm xác suất để đề thi lấy ra là một đề thi “Tốt”.

    Chọn 5 câu trong tổng số 30 câu nên ta có không gian mẫu n(\Omega) = C_{30}^{5}.

    Gọi A là biến cố “Lấy ra được một đề thi “Tốt””.

    TH1: 5 câu lấy ra có 2 câu khó, 1 câu dễ, 2 câu trung bình C_{5}^{2}.C_{15}^{1}.C_{10}^{2} (cách).

    TH2: 5 câu lấy ra có 2 câu khó, 2 câu dễ, 1 câu trung bình C_{5}^{2}.C_{15}^{2}.C_{10}^{1} (cách).

    TH3: 5 câu lấy ra có 3 câu khó, 1 câu dễ, 1 câu trung bình C_{5}^{3}.C_{15}^{1}.C_{10}^{1} (cách).

    Số kết quả thuận lợi của biến cố A là: n(A) = C_{5}^{2}.C_{15}^{1}.C_{10}^{2} +
C_{5}^{2}.C_{15}^{2}.C_{10}^{1} +
C_{5}^{3}.C_{15}^{1}.C_{10}^{1}.

    Xác suất của biến cố A là: P(A) =
\frac{n(A)}{n(\Omega)} = \frac{3125}{23751}.

  • Câu 9: Nhận biết

    Cho A là một biến cố trong phép thử T. Xác suất của biến cố đối \overline{A} liên hệ với xác suất của biến cố A được xác định theo công thức nào sau đây?

    Xác suất của biến cố đối \overline{A} liên hệ với xác suất của biến cố A theo công thức:

    P\left( \overline{A} ight) = 1 -
P(A)

  • Câu 10: Nhận biết

    Gieo một đồng tiền và một con súc sắc. Số phần tử của không gian mẫu là bao nhiêu?

    Mô tả không gian mẫu ta có: \Omega =
\left\{ S1;\ S2;\ S3;\ S4;\ S5;S6;N1;N2;N3;N4;N5;N6
ight\}.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Một hộp có:

    • 2 viên bi trắng được đánh số từ 1 đến 2;

    • 3 viên bi xanh được đánh số từ 3 đến 5;

    • 2 viên bi đỏ được đánh số từ 6 đến 7.

    Lấy ngẫu nhiên hai viên bi, mô tả không gian mẫu nào dưới đây là đúng?

    Mỗi viên bi đánh một số, nên 2 viên bi lấy ra mang số khác nhau.

    Vậy Ω ={(m, n)| 1 ≤ m ≤ 7, 1 ≤ n ≤ 7 và m ≠ n}.

  • Câu 12: Nhận biết

    Gieo 3 đồng tiền. Phép thử ngẫu nhiên này có không gian mẫu là:

    Liệt kê các phần tử: \left\{ NNN,\ SSS,\
NNS,\ SSN,\ NSN,\ SNS,\ NSS,SNN ight\}.

  • Câu 13: Nhận biết

    Tung một đồng xu hai lần liên tiếp. Không gian mẫu trong trò chơi trên là:

     Ta có: Ω = {SS; SN; NS; NN}

  • Câu 16: Thông hiểu

    13 học sinh của một trường THPT đạt danh hiệu học sinh xuất sắc trong đó khối 128 học sinh nam và 3 học sinh nữ, khối 112 học sinh nam. Chọn ngẫu nhiên 3 học sinh bất kỳ để trao thưởng, xác suất để 3 học sinh được có cả nam và nữ đồng thời có cả khối 11 và khối 12 là bao nhiêu?

    Không gian mẫu là số cách chọn ngẫu nhiên 3 học sinh từ 13 học sinh.

    Suy ra số phần tử của không gian mẫu là |\Omega| = C_{13}^{3} = 286.

    Gọi A là biến cố ''3 học sinh được ó cả nam và nữ đồng thời có cả khối 11 và khối 12''. Ta có các trường hợp thuận lợi cho biến cố A là:

    TH1: Chọn 1 học sinh khối 11; 1 học sinh nam khối 12 và 1 học sinh nữ khối 12 nên có C_{2}^{1}C_{8}^{1}C_{3}^{1} = 48 cách.

    TH2: Chọn 1 học sinh khối 11; 2 học sinh nữ khối 12 có C_{2}^{1}C_{3}^{2} = 6 cách.

    TH3: Chọn 2 học sinh khối 11; 1 học sinh nữ khối 12 có C_{2}^{2}C_{3}^{1} = 3 cách.

    Suy ra số phần tử của biến cố A\left| \Omega_{A} ight| = 48 + 6 + 3 =
57.

    Vậy xác suất cần tính P(A) = \frac{\left|
\Omega_{A} ight|}{|\Omega|} = \frac{57}{286}.

  • Câu 17: Vận dụng

    Ba xạ thủ cùng bắn vào một tấm bia, xác suất trúng đích lần lượt là 0,5; 0,6 và 0,7. Xác suất để có đúng 2 người bắn trúng bia là:

    Gọi A là biến có người thứ nhất bắn trúng thì \overline{A} là biến cố người thứ nhất bắn trượt.

    Vậy P(A) = 0,5; P\left( \overline{A} ight) = 0,5.

    Gọi B là biến cố người thứ hai bắn trúng và C là biến cố người thứ ba bắn trúng.

    Tương tự ta có P(B) = 0,6; P\left( \overline{B} ight) = 0,4; P(C) = 0,7; P\left( \overline{C} ight) = 0,3.

    Để hai người bắn trúng bia có các khả năng sau xảy ra:

    Trường hợp 1: Người thứ nhất và thứ hai bắn trúng, người thứ ba bắn trượt.

    Xác suất xảy ra là: P(A).P(B).P\left(
\overline{C} ight) = 0,5.0,6.0,3 = 0,09.

    Trường hợp 2: Người thứ nhất và thứ ba bắn trúng, người thứ hai bắn trượt.

    Xác suất xảy ra là: P(A).P\left(
\overline{B} ight).P(C) = 0,5.0,4.0,7 = 0,14.

    Trường hợp 3: Người thứ hai và thứ ba bắn trúng, người thứ nhất bắn trượt.

    Xác suất xảy ra là: P\left( \overline{A}
ight).P(B).P(C) = 0,5.0,6.0,7 = 0,21.

    Vậy xác suất để hai người bắn trúng bia là: 0,09 + 0,14 + 0,21 = 0,44.

  • Câu 18: Nhận biết

    Gieo con súc sắc hai lần. Biến cố A là biến cố để sau hai lần gieo có ít nhất một mặt 6 chấm. Mô tả biến cố A.

    Liệt kê ta có: A = \left\{ (1,6),\
(2,6),\ (3,6),\ (4,6),\ (5,6),\ (6,6),\ (6,1),\ (6,2),\ (6,3),\ (6,4),\
(6,5) ight\}.

  • Câu 19: Thông hiểu

    Lớp 12 có 9 học sinh giỏi, lớp 11 có 10 học sinh giỏi, lớp 10 có 3 học sinh giỏi. Chọn ngẫu nhiên hai trong số học sinh đó. Tính xác suất để cả hai học sinh đó cùng một lớp.

    Số phần tử của không gian mẫu là |\Omega|
= C_{22}^{2} = 231.

    Gọi A là biến cố cả hai học sinh được chọn từ cùng một lớp.

    Chọn 2 học sinh của lớp 12, có C_{9}^{2}
= 36(cách).

    Chọn 2 học sinh của lớp 11, có C_{10}^{2}
= 45(cách).

    Chọn 2 học sinh của lớp 10, có C_{3}^{2}
= 3(cách).

    Suy ra \left| \Omega_{A} ight| = 36 +
45 + 3 = 84.

    Xác suất cần tìm là P(A) = \frac{84}{231}
= \frac{4}{11}.

  • Câu 20: Nhận biết

    Hộp A4 viên bi trắng, 5 viên bi đỏ và 6 viên bi xanh. Hộp B7 viên bi trắng, 6 viên bi đỏ và 5 viên bi xanh. Lấy ngẫu nhiên mỗi hộp một viên bi. Xác suất để hai viên bi được lấy ra có cùng màu là bao nhiêu?

    Số phần tử của không gian mẫu: 15.18 =
270.

    Số cách chọn từ mỗi hộp 1 viên bi sau cho 2 viên bi cùng màu là: 4.7 + 5.6 + 6.5 = 88.

    Vậy xác suất cần tìm là \frac{88}{270} =
\frac{44}{135}.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Chương 9 Tính xác suất theo định nghĩa cổ điển Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 9 lượt xem
Sắp xếp theo