Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chủ đề 5

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Chủ đề 5 Năng lượng hóa học gồm các nội dung câu hỏi kèm theo đáp án nằm trong kho câu hỏi, được trộn giúp bạn học được luyện tập với nhiều dạng bài tập câu hỏi khác nhau.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Nhận biết

    Trong C2H4 có những loại liên kết nào?

    Trong phân tử C2H4, có 4 liên đơn kết C – H và 1 liên kết đôi C = C. 

  • Câu 2: Thông hiểu

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học là lượng nhiệt kèm theo phản ứng đó ở áp suất 1 atm và 25oC.

    (b) Nhiệt (toả ra hay thu vào) kèm theo một phản ứng được thực hiện ở 1 bar và 298 K là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đó.

    (c) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh nóng lên là phản ứng thu nhiệt.

    (d) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh lạnh đi là do các phản ứng này thu nhiệt và lấy nhiệt từ môi trường.

    Số phát biểu đúng là:

    Phát biểu đúng là: (b) và (d)

    (a) sai vì: Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học là lượng nhiệt kèm theo phản ứng đó ở áp suất 1 bar và 25oC.

    (c) sai vì: Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh nóng lên là phản ứng tỏa nhiệt.

  • Câu 3: Thông hiểu

    Ở mỗi ý (a), (b), (c), (d) hãy chọn đúng hoặc sai.

    Nung nóng hai ống nghiệm chứa NaHCO3 và P thấy phản ứng xảy ra như sau:

    2NaHCO3(s) → Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(g)      (1)

    4P(s) + 5O2(g) → 2P2O5(s)                                      (2)

    Khi ngừng đun nóng, phản ứng (1) dừng lại còn phản ứng (2) tiếp tục xảy ra.

    (a) phản ứng (1) tỏa nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt. Sai || Đúng

    (b) Phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) tỏa nhiệt. Đúng || Sai

    (c) Cả 2 phản ứng đều là phản ứng oxi hóa - khử. Sai || Đúng

    (d) Phản ứng (2) diễn ra thuận lợi hơn phản ứng (1). Đúng || Sai

    Đáp án là:

    Ở mỗi ý (a), (b), (c), (d) hãy chọn đúng hoặc sai.

    Nung nóng hai ống nghiệm chứa NaHCO3 và P thấy phản ứng xảy ra như sau:

    2NaHCO3(s) → Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(g)      (1)

    4P(s) + 5O2(g) → 2P2O5(s)                                      (2)

    Khi ngừng đun nóng, phản ứng (1) dừng lại còn phản ứng (2) tiếp tục xảy ra.

    (a) phản ứng (1) tỏa nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt. Sai || Đúng

    (b) Phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) tỏa nhiệt. Đúng || Sai

    (c) Cả 2 phản ứng đều là phản ứng oxi hóa - khử. Sai || Đúng

    (d) Phản ứng (2) diễn ra thuận lợi hơn phản ứng (1). Đúng || Sai

    Khi ngừng đun nóng, phản ứng (1) dừng lại còn phản ứng (2) tiếp tục xảy ra

    ⇒ Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt, phản ứng (2) là phản ứng tỏa nhiệt.

    (1) sai.

    (2) đúng.

    (3) sai. Chỉ có phản ứng (2) là phản ứng oxi hóa khử.

    (4) đúng.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Phản ứng nào diễn ra khó khăn nhất trong các phản ứng sau:

    Trong các phản ứng thì phản ứng CaCO3(s) ⟶ CaO(s) + CO2(g) có \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = 179,2 kJ > 0. Các phản ứng còn lại \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 đều nhỏ hơn 0.

    Mà các phản ứng tỏa nhiệt (\triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 < 0) thường diễn ra thuận lợi hơn các phản ứng thu nhiệt (\triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 > 0).

    Do đó, phản ứng CaCO3(s) ⟶ CaO(s) + CO2(g) \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = 179,2 kJ diễn ra khó khăn hơn so với các phản ứng còn lại.

  • Câu 5: Thông hiểu

    Phản ứng của 1 mol ethane lỏng với oxygen xảy ra theo phương trình:

    C2H5OH(l) + O2(g) → CO2(g) + H2O(l)

    Ở mỗi ý a), b), c), d), hãy chọn đúng hoặc sai:

    (a) Đây là phản ứng tỏa nhiệt vì nó tạo ra khí CO2 và nước lỏng. Sai || Đúng

    (b) Đây là phải là phản ứng oxi hóa – khử với tổng số hệ số cân bằng trong phương trình phản ứng là 9. Đúng || Sai

    (c) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng sẽ thay đổi nếu nước tạo ra ở thể khí. Đúng || Sai

    (d) Sản phẩm của phản ứng chiếm một thể tích lớn hơn so với chất phản ứng. Sai || Đúng

    Đáp án là:

    Phản ứng của 1 mol ethane lỏng với oxygen xảy ra theo phương trình:

    C2H5OH(l) + O2(g) → CO2(g) + H2O(l)

    Ở mỗi ý a), b), c), d), hãy chọn đúng hoặc sai:

    (a) Đây là phản ứng tỏa nhiệt vì nó tạo ra khí CO2 và nước lỏng. Sai || Đúng

    (b) Đây là phải là phản ứng oxi hóa – khử với tổng số hệ số cân bằng trong phương trình phản ứng là 9. Đúng || Sai

    (c) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng sẽ thay đổi nếu nước tạo ra ở thể khí. Đúng || Sai

    (d) Sản phẩm của phản ứng chiếm một thể tích lớn hơn so với chất phản ứng. Sai || Đúng

    Phát biểu (a) sai vì để xét phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt cần dựa vào năng lượng hóa học của phản ứng.

    Phát biểu (b) đúng, tổng hệ số cân bằng của phản ứng là 1 + 3 + 2 + 3 = 9.

    Phát biểu (c) đúng.

    Phát biểu (d) sai, sản phẩm của phản ứng chiếm một số mol lớn hơn so với chất phản ứng.

  • Câu 6: Vận dụng cao

    Bình “gas” sử dụng trong một hộ gia đình có chứa 12 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propane (C3H8) và butane (C4H10) với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propane tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butane tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ (sản phẩm gồm H2O ở trạng thái lỏng và khí CO2). Trung bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ' đốt khí “gas” của hộ gia đình Y là 10 000 kJ/ngày và hiệu suất sử dụng nhiệt là 67,3%. Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình sẽ sử dụng hết bình gas trên? 

    C3H8(g) + 5O2(g) → 3CO2 (g) + 4H2O(l) \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = –2220 kJ

    2C4H10(g) + 13O2(g) → 8CO2(g) + 10H2O(l) \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = 2850 kJ 

    Gọi số mol propane (C3H8) và butane (C4H10) trong bình gas lần lượt là x và y (mol):

    Vì tỉ lệ thể tích cũng chính là tỉ lệ số mol nên:

    \frac xy=\frac23\Rightarrow3x-2y=0\;\hspace{0.278em}\hspace{0.278em}\hspace{0.278em}\hspace{0.278em}\hspace{0.278em}\hspace{0.278em}\hspace{0.278em}\hspace{0.278em}\hspace{0.278em}\hspace{0.278em}\hspace{0.278em}\hspace{0.278em}\hspace{0.278em}(1)

    mbình gas = 44x + 57y = 12  (2)

    Từ (1) và (2)

    \Rightarrow\hspace{0.278em}x\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{12}{131}kmol;\hspace{0.278em}y=\frac{18}{131}kmol

    Nhiệt tỏa ra khi đốt bình ga 12 kg là:

    {Q=(\hspace{0.278em}\frac{12}{131}.2220\;+\frac{18}{131}.2850).10^3}=594,96.10^3\;kJ

    Với hiệu suất sử dụng nhiệt là 67,3% thì lượng nhiệt hiệu dụng 

    Q^\ast=594,96.10^3.67,3\%=400.10^3kJ

     Số ngày dùng hết bình ga: 

    \frac{400.10^3}{10\;000}=40\;ngày

  • Câu 7: Thông hiểu

    Cho phản ứng xảy ra ở điều kiện chuẩn sau: 2NO2(g) → N2O4(g). Biết NO2 và N2O4\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} tương ứng lần lượt là 33,18 kJ/mol và 9,16 kJ/mol. Phản ứng

    \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(N2O4) – 2.\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(NO2) = 9,16 – 2,33,18 = –57,2 (kJ) < 0

    ⇒ Phản ứng toả nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2

  • Câu 8: Nhận biết

    Nung KNO3 lên 550oC xảy ra phản ứng:

    {\mathrm{KNO}}_3(\mathrm s)\;ightarrow\;{\mathrm{KNO}}_2(\mathrm s)\;+\;\frac12{\mathrm O}_2(\mathrm g)

    Phản ứng nhiệt phân KNO3

    Phản ứng nhiệt phân KNO3 chỉ xảy ra ở nhiệt độ cao, khi cung cấp nhiệt vào, đó là phản ứng thu nhiệt, theo quy ước ∆H > 0

  • Câu 9: Nhận biết

    Đâu là dãy các chất có nhiệt tạo thành chuẩn bằng 0?​

  • Câu 10: Vận dụng

    Cho biết năng lượng liên kết trong các phân tử O2, N2 và NO lần lượt là 494 kJ/mol, 945 kJ/mol và 607 kJ/mol. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng: N2(g) + O2(g) ightarrow 2NO(g)

     \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = [Eb(N≡ N).1 + Eb(O=O).1] − Eb(N=O).2 

                    = [945.1 + 494.1] – 607.2 = +225 (kJ)

  • Câu 11: Nhận biết

    Nhiệt tạo thành chuẩn (\triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}) của các đơn chất ở dạng bền vững nhất là

    Nhiệt tạo thành chuẩn ( ) của các đơn chất ở dạng bền vững nhất là 0 kJ/mol.

  • Câu 12: Thông hiểu

    Phản ứng của 1 mol enthanol lỏng với oxygen xảy ra theo phương trình:

    C2H5OH(l) + O2(g) → CO2(g) + H2O(l)

    Những nhận định nào sau đây là đúng?

    (1) Đây là phản ứng tỏa nhiệt vì nó tạo ra khí CO2 và nước lỏng.

    (2) Đây là phải là phản ứng oxi hóa – khử với tổng số hệ số cân bằng trong phương trình phản ứng là 9.

    (3) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng sẽ thay đổi nếu nước tạo ra ở thể khí.

    (4) Sản phẩm của phản ứng chiếm một thể tích lớn hơn so với chất phản ứng.

    C2H5OH(l) + O2(g) → CO2(g) + H2O(l)

    Phát biểu (1) sai vì để xét phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt cần dựa vào năng lượng hóa học của phản ứng.

    Phát biểu (2) đúng, tổng hệ số cân bằng của phản ứng là: 1 + 3 + 2 + 3 = 9.

    Phát biểu (3) đúng.

    Phát biểu (4) sai, sản phẩm của phản ứng chiếm một số mol lớn hơn so với chất phản ứng.

  • Câu 13: Nhận biết

    Phát biểu nào sau đây là không đúng?

    Với phản ứng thu nhiệt, năng lượng của hệ chất phản ứng thấp hơn năng lượng của hệ sản phẩm, do đó phản ứng diễn ra kèm theo sự hấp thu năng lượng dưới dạng nhiệt. 

  • Câu 14: Nhận biết

    Nhiệt kèm theo (nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào) của một phản ứng hóa học ở áp suất không đổi (và thường ở một nhiệt độ xác định) gọi là

    Nhiệt kèm theo (nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào) của một phản ứng hóa học ở áp suất không đổi (và thường ở một nhiệt độ xác định) gọi là biến thiên enthalpy của phản ứng.

  • Câu 15: Vận dụng

    Cho phản ứng hydrogen hóa ethylene sau:

    H2C=CH2(g) + H2(g) → H3C-CH3(g)

    Biết năng lượng trung bình các liên kết trong các chất cho trong bảng sau:

    Liên kết

    Eb (kJ/mol)

    Liên kết

    Eb (kJ/mol)

    C=C

    612

    C-C

    346

    C-H

    418

    H-H

    436

     Biến thiên enthalpy (kJ) của phản ứng có giá trị là:

    \operatorname\Delta_rH_{298}^0\hspace{0.278em}= EC=C + 4.EC-H + EH-H – EC-C – 6EC-H

    = EC=C + EH-H – EC-C – 2EC-H

    = 612 + 436 – 346 – 2.418 = -134 (kJ)

  • Câu 16: Nhận biết
    Trong các chất sau, chất nào bền nhất về nhiệt ở điều kiện chuẩn? Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CH4(g) bằng –74,9 kJ.mol–1.

     \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0 = –74,9 kJ.mol–1 < 0 ⇒ CH4(g) bền nhất ở điều kiện chuẩn.

  • Câu 17: Nhận biết

    Công thức tính biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết của phản ứng: H2 (g) + Cl2(g) → 2HCl (g) 

    Phản ứng:

    H-H (g) + Cl-Cl(g) → 2H-Cl (g) 

    Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là

    \Delta_rH_{298}^0=E_b(H-H)\;+\;E_b(Cl-Cl)\;-\;2E_b(H-Cl)

  • Câu 18: Vận dụng

    Ethanol sôi ở 78,29oC. Để làm 1 gam ethanol lỏng nóng thêm 1oC cần một nhiệt lượng là 1,44J; để 1 gam ethanol hóa hơi (ở 78,29oC) cần một nhiệt lượng là 855 J. Hãy tính nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng 1 kg ethanol từ 20,0oC đến nhiệt độ sôi và hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ đó. 

    1kg = 1000g

    Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng 1 kg ethanol từ 20,0 oC đến nhiệt độ sôi là:

    1000.1,44.(78,29 – 20) = 83 937,6 (J)

    Nhiệt lượng cần cung cấp để hóa hơi hoàn toàn 1 kg ethanol ở nhiệt độ sôi là:

    855.1000 = 855 000 (J)

    Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng 1 kg ethanol từ 20,0 oC đến nhiệt độ sôi và hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ đó là:

    83 937,6 + 855 000 = 938 937,6 (J)

  • Câu 19: Nhận biết

    Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt?

    Oxi hóa glucose thành CO2 và H2O, tương tự phản ứng đốt cháy glucose là phản ứng tỏa nhiệt.

  • Câu 20: Nhận biết

    Cho một số phương trình nhiệt hóa học sau?

    (1) CS2 (l) + 3O2 (g) → 2SO2 (g) + CO2 (g) \triangle_rH_{298}^0=-1110,21\hspace{0.278em}kJ

    (2) 2NaHCO3(s) → Na2CO3(s) + H2O (l) + CO2(g) \triangle_rH_{298}^0=+20,33\hspace{0.278em}kJ

    (3) 2Na (s) + 2H2O (l) →2NaOH(aq) + H2 (s) \triangle_rH_{298}^0=-367,50\hspace{0.278em}kJ

    (4) ZnSO4 (s) → ZnO(s) + SO2 (g) \triangle_rH_{298}^0=+235,21\hspace{0.278em}kJ

    (5) 4NH3(g) + 3O2(g) → 2N2 (g) + 6H2O(l) \triangle_rH_{298}^0=-1531\hspace{0.278em}kJ

    Số quá trình tỏa nhiệt là bao nhiêu?

    Chỗ nhập nội dung câu trả lời tự luận
    Đáp án là:

    Cho một số phương trình nhiệt hóa học sau?

    (1) CS2 (l) + 3O2 (g) → 2SO2 (g) + CO2 (g) \triangle_rH_{298}^0=-1110,21\hspace{0.278em}kJ

    (2) 2NaHCO3(s) → Na2CO3(s) + H2O (l) + CO2(g) \triangle_rH_{298}^0=+20,33\hspace{0.278em}kJ

    (3) 2Na (s) + 2H2O (l) →2NaOH(aq) + H2 (s) \triangle_rH_{298}^0=-367,50\hspace{0.278em}kJ

    (4) ZnSO4 (s) → ZnO(s) + SO2 (g) \triangle_rH_{298}^0=+235,21\hspace{0.278em}kJ

    (5) 4NH3(g) + 3O2(g) → 2N2 (g) + 6H2O(l) \triangle_rH_{298}^0=-1531\hspace{0.278em}kJ

    Số quá trình tỏa nhiệt là bao nhiêu?

    Chỗ nhập nội dung câu trả lời tự luận

    Phản ứng (1); (3); (5) có\ {\
\mathrm{\Delta}}_{r}H_{298}^{0} < \ 0 là phản ứng tỏa nhiệt

    Phản ứng(2); (4) có\ {\
\mathrm{\Delta}}_{r}H_{298}^{0} > \ 0 phản ứng thu nhiệt

    Vậy có 3 quá trình tỏa nhiệt

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chủ đề 5 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 26 lượt xem
Sắp xếp theo