Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chủ đề 7

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Chủ đề 7 Nguyên tố nhóm VIIA (Nhóm Halogen) gồm các nội dung câu hỏi kèm theo đáp án nằm trong kho câu hỏi, được trộn giúp bạn học được luyện tập với nhiều dạng bài tập câu hỏi khác nhau.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Nhận biết

    Liên kết hydrogen của phân tử nào được biểu diễn đúng?

    Giữa các phân tử HF tồn tại liên kết hydrogen với nhau.

  • Câu 2: Thông hiểu

    Tại sao người ta điều chế được nước chlorine mà không điều chế được nước fluorine?

    Do F2 có tính oxi hóa mạnh hơn Cl2 rất nhiều và có khả năng đốt cháy H2O.

    ⇒ Người ta không điều chế nước F2

  • Câu 3: Thông hiểu

    Ở cùng điều kiện áp suất, hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ sôi cao vượt trội so với các hydrogen halide còn lại là do

    Ở cùng điều kiện áp suất, hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ sôi cao vượt trội so với các hydrogen halide còn lại là do các nhóm phân tử HF được tạo thành do có liên kết hydrogen giữa các phân tử.

  • Câu 4: Vận dụng cao

    Chia 2,29 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Zn, Mg, Al thành hai phần bằng nhau.

    Phần 1: hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 0,13 gam H2.

    Phần 2: Cho tác dụng hoàn toàn với khí oxygen (O2) dư thu được m gam hỗn hợp các oxit. Giá trị của m là:

    Ta có: mphần 1 = mphần 2 = 2,29 : 2 = 1,145 (gam)

    Phần 1:

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

    Zn + 2HCl → MgCl2 + H2

    Ta có: nH2 = 0,13 : 2 = 0,065 mol

    Theo phương trình phản ứng:

    {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}={\mathrm n}_{\mathrm{Mg}}+\frac32{\mathrm n}_{\mathrm{Al}}+{\mathrm n}_{\mathrm{Zn}}\;

    \Rightarrow{\mathrm n}_{\mathrm{Mg}}+\frac32{\mathrm n}_{\mathrm{Al}}+{\mathrm n}_{\mathrm{Zn}}=0,065\;(1)

    Phần 2: 

    2Mg + O2 \xrightarrow{t^o} 2MgO

    4Al + 3O2 \xrightarrow{t^o} 2Al2O3

    2Zn + O2 \xrightarrow{t^o} 2ZnO

    Theo phương trình phản ứng ta có:

    {\mathrm n}_{{\mathrm O}_2}\;=\frac12.{\mathrm n}_{\mathrm{Mg}}+\frac34{\mathrm n}_{\mathrm{Al}}+\frac12.{\mathrm n}_{\mathrm{Zn}}

    \;=\frac12.({\mathrm n}_{\mathrm{Mg}}+\frac32{\mathrm n}_{\mathrm{Al}}+{\mathrm n}_{\mathrm{Zn}})\;(2)

    Từ (1) và (2) ta có:

    nO2 = \frac12.0,065 = 0,0325 mol

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    moxide = mkim loại + mO2 = 1,145 + 0,0325.32 = 2,185 (gam)

  • Câu 5: Nhận biết

    Ở cùng điều kiện, giữa các phân tử đơn chất halogen nào sau đây có tương tác van der Waals mạnh nhất?

    Các phân tử càng lớn và càng nhiều electron thì sự hỗn loạn của lớp vỏ electron càng lớn, tương tác khuếch tán giữa các phân tử càng mạnh ⇒ Tương tác van der Waals càng lớn.

    Từ F2 đến I2 các phân tử có độ lớn tăng dần (vì bán kính nguyên tử tăng dần từ F đến I) và số electron tăng dần ⇒ Tương tác van der Waals tăng dần.

    Vậy tương tác van der Waals mạnh nhất ở I2.

  • Câu 6: Thông hiểu

    Cho phản ứng: NaX(khan) + H2SO4 (đậm đặc) \xrightarrow{t^\circ} NaHSO4 + HX(khí).

    Các hydrogen halide có thể điều chế theo phản ứng trên là

    Hydrogen halide có thể điều chế theo phản ứng trên là HF và HCl.

    Không thể là HBr và HI vì khí HBr và HI sinh ra phản ứng được với H2SO4 đặc nóng.

  • Câu 7: Nhận biết

    Sản phẩm tạo thành khi cho Fe phản ứng với I2 ở nhiệt độ cao là

    Sản phẩm tạo thành khi cho Fe phản ứng với I2 ở nhiệt độ cao là FeI2.

    Phương trình hóa học:

    Fe + I2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} FeI2

  • Câu 8: Thông hiểu

    Trong phòng thí nghiệm, nước Gia-ven được điều chế bằng cách

    Chlorine phản ứng với dung dịch sodium hydroxide ở điều kiện thường, tạo thành nước Javel (Gia-ven):

    Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O

  • Câu 9: Thông hiểu

    Rót 3 mL dung dịch HCl 1 M vào 2 mL dung dịch NaOH 1 M, cho quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng, mẩu quỳ tím sẽ:

    nHCl = 0,003 mol, nNaOH = 0,002 (mol)

    Phương trình phản ứng:

               HCl + NaOH → NaCl + H2O

    mol: 0,002 ← 0,002

    ⇒ Sau phản ứng HCl dư ⇒ mẩu quỳ tím sẽ hóa màu đỏ.

  • Câu 10: Nhận biết

    Nhỏ vài giọt dung dịch silver nitrate (AgNO3) vào ống nghiệm chứa dung dịch sodiumbromine (NaBr), ta thấy

    Phản ứng

    AgNO3 + NaBr → AgBr + NaNO3,

    Hiện tượng: xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt

  • Câu 11: Vận dụng

    Cho dung dịch chứa 12,06 gam hỗn hợp gồm NaF và NaCl tác dụng với dung dịch AgNO3. Thu được 17,22 gam kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng của NaF trong hỗn hợp ban đầu là?

    Kết tủa là AgCl.

    AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3

    ⇒ nNaCl = nAgCl = 17,22/143,5 = 0,12 (mol)

    \Rightarrow\%{\mathrm m}_{\mathrm{NaF}}=\frac{12,06-0,12.58,5}{12,06}.100\;=\;41,8\%

  • Câu 12: Vận dụng

    Cho 25 gam nước chlorine vào một dung dịch có chứa 2,5 gam KBr thấy dung dịch chuyển sang màu vàng đậm và KBr vẫn còn dư. Sau thí nghiệm, nếu cô cạn dung dịch thì còn lại 1,61 gam chất rắn khan. Biết hiệu suất phản ứng là 100%, nồng độ phần trăm của nước chlorine là

    Tính toán theo phương trình hóa học:

    2KBr + Cl2 → 2KCl + Br2

    Với 1 mol KBr (119 gam) → KCl (74,5 gam) ⇒ giảm 44,5 gam.

    Với 1 mol ⇒ giảm 44,5 gam

    Với x mol ⇒ giảm: 2,5 – 1,61 = 0,89 g

    \;\mathrm x\;=\;\frac{0,89}{44,5}\;=\;0,02\;\mathrm{mol}

    ⇒ Theo phương trình hóa học:

    nCl2 = \frac{\;{\mathrm n}_{\mathrm{KCl}}}2= 0,01 mol

    ⇒ mCl2 = 0,01.71 = 0,71 g

    \;\Rightarrow\mathrm C\%_{{\mathrm{Cl}}_2}\;=\;\frac{0,71}{25}.100\%\;=\;2,84\%

  • Câu 13: Vận dụng

    Hòa 15 gam muối NaI vào nước được 200 gam dung dịch X. Lấy 100 gam dung dịch X tác dụng vừa đủ với khí chlorine, thu được m gam muối NaCl. Tính giá trị của m?

    Trong 200 gam dung dịch có:

    {\mathrm n}_{\mathrm{NaI}}=\frac{15}{23+127}=0,1\;(\mathrm{mol})

    Theo đề ra ta có:

    Lấy 100 gam dung dịch X 

    \Rightarrow nNaI = 0,1/2 = 0,05 mol

    Phương trình phản ứng:

             2NaI + Cl2 ightarrow 2NaCl + I

    mol: 0,05      ightarrow          0,05

    \Rightarrow mNaCl = 0,05.58,5 = 2,925 gam

  • Câu 14: Thông hiểu

    Xét các phản ứng:

    I2(g) + H2(g) → 2HI (g)

    Giá trị năng lượng liên kết (kJmol-1) của I-I là 151; H-H 436, H-I là 297. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là

    \triangle_rH_{298}^0= = E(I-I) + E(H-H)  – 2E(H-I) 

    = 151 + 436 – 2× 297 = -7 (kJ).

  • Câu 15: Nhận biết

    Số oxi hóa của nguyên tố chlorine (Cl) trong hợp chất nào sau đây là cao nhất?

     Số oxi hóa của Cl trong NaCl, HClO; NaClO4; AlCl 3 lần lượt là: -1; +1, +7; -1 

    Số oxi hóa của nguyên tố chlorine (Cl) trong hợp chất NaClO4

  • Câu 16: Nhận biết

    Số oxi hóa của halogen trong hợp chất hydrogen halide là

  • Câu 17: Nhận biết

    Trong phản ứng: 3Cl2 + 6KOH → KClO3 + 5KCl + 3H2O. Thì Cl2 đóng vai trò

    Xác định số oxi hóa

    3Cl02 + 6KOH → KCl+5O3 + 5KCl-1 + 3H2O

    Chlorine có số oxi hóa tăng từ 0 lên +5 và giảm từ 0 xuống -1 sau phản ứng nên Cl2 vừa đóng vai trò là chất oxi hóa vừa đóng vai trò là chất khử

  • Câu 18: Nhận biết

    Sử dụng làm chất tẩy trắng và khử trùng nước là ứng dụng của

     Chlorine là chất oxi hóa mạnh, được sử dụng làm chất tẩy trắng và khử trùng nước.

  • Câu 19: Nhận biết

    Thuốc thử nào sau đây thường dùng để nhận biết dung dịch sodium bromide?

    Sử dụng AgNO3 để nhận biết dung dịch sodium bromide

    Hiện tượng: Xuất hiện chất không tan màu vàng nhạt

    Phương trình hóa học:

    NaBr(aq) + AgNO3(aq) → AgBr(s) (màu vàng nhạt) + NaNO3(aq)

  • Câu 20: Nhận biết

    Dãy acid nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính acid?

    Dãy acid được sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính acid là HI > HBr > HCl > HF.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chủ đề 7 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 8 lượt xem
Sắp xếp theo