Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chương 1 Cấu tạo nguyên tử

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chương 1 Cấu tạo nguyên tử giúp bạn học củng cố rèn luyện kĩ năng thao tác làm các dạng đề thi Hóa 10.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Nhận biết

    Dữ kiện nào trong kết quả thí nghiệm của nhà vật lí người Anh J.J. Thomson chứng minh các electron mang điện tích âm?

    Năm 1897, nhà vật lí người Anh J.J. Thom son thực hiện thí nghiệm phóng điện trong ống thủy tinh gần như chân không. Ông quan sát thấy màn huỳnh quang trong ống phát sáng do những tia phát ra từ cực âm và những tia này bị hút về cực dương của trường điện, chứng tỏ chúng tích điện âm. Đó chính là chùm hạt electron.

  • Câu 2: Nhận biết

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    Lớp N (n = 4) có 4 phân lớp: 4s; 4p; 4d; 4f.

    Lớp M (n = 3) có 3 phân lớp: 3s, 3p, 3d

    Số orbital trong lớp thứ n bằng n2 (với n ≤ 4).

    ⇒ Lớp thứ 4 (lớp N) có 42 = 16 orbital 

    Lớp thứ 3 (lớp M) có 32 = 9 orbital.

  • Câu 3: Thông hiểu

    Khối lượng tuyệt đối của một nguyên tử sulfur (gồm 16 proton, 16 notron, 16 electron) là

    mnguyên tử = Z.mp + N.mn + Z.me

                      = 16.1,6726.10-27 + 16.1,6748.10-27 + 16.9,1094.10-31

                      = 5,3573.10-26 kg

  • Câu 4: Thông hiểu

    Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử bằng 14. Electron cuối cùng của nguyên tử nguyên tố X điền vào lớp, phân lớp nào sau đây?

     Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X: 1s22s22p63s23p2

    ⇒ Electron cuối cùng của nguyên tử nguyên tố X điền vào lớp M (n = 3), phân lớp p.

  • Câu 5: Nhận biết

    Người ta đã định lượng được khối lượng electron xấp xỉ bằng giá trị nào sau đây?

    Người ta đã định lượng được khối lượng electron xấp xỉ bằng 1,6605.10-27 kg.

  • Câu 6: Thông hiểu

    Tổng số electron ở phân lớp 3p và 3d của ion 26Fe3+ là:

    Cấu hình e của Fe:1s22s22p63s23p63d64s2

    Fe  → Fe3+ + 3e

    Fe3+: 1s22s22p63s23p63d5

    Phân lớp 3p có 6e, phân lớp 3d có 5e

  • Câu 7: Nhận biết

    Theo chiều từ hạt nhân ra ngoài lớp vỏ, các electron được sắp xếp vào các lớp electron. Kí hiệu của các lớp thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư lần lượt là

    Theo chiều từ hạt nhân ra ngoài lớp vỏ, các electron được sắp xếp vào các lớp electron. Kí hiệu của các lớp như sau:

    Lớp thứ nhất được gọi là lớp K

    Lớp thứ hai được gọi là lớp L

    Lớp thứ ba được gọi là lớp M

    Lớp thứ tư được gọi là lớp N.

  • Câu 8: Nhận biết

    Số proton và số notron có trong một nguyên tử nhôm {}_{13}^{27}Al lần lượt là:

     Kí hiệu hóa học của nguyên tố là {}_Z^AX với A là số khối, Z là số hiệu nguyên tử.

    Vậy nguyên tử nhôm có:

    Số proton = 13

    Số notron = A - số proton = 27-13 = 14.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Cho 3 nguyên tố 168X, 166Y, 189Z, 199T. Cho các phát biểu sau:

    (1) X và Y là 2 đồng vị của nhau

    (2) X và Y có cùng số khối

    (3) Có ba nguyên tố hóa học

    (4) Z và T thuộc cùng một nguyên tố hóa học

    Số phát biểu đúng là

    Phát biểu đúng là (2); (3); (4)

    Phát biểu (1) sai vì X và Y không phải đồng vị của nhau do khác nhau số proton.

  • Câu 10: Vận dụng cao

    Nguyên tử R có 2 đồng vị X và Y. Nguyên tử X có tổng số hạt p, e, n là 54. Biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14 hạt. Hạt nhân của đồng vị X nhiều hơn của của đồng vị Y là 2 neutron. Kí hiệu nguyên tử Y là?

    Trong nguyên tử X:

    \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
2Z + N = 54\\
2Z - N = 14
\end{array} ight. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
Z = 17\\
N = 20
\end{array} ight.

    Trong nguyên tử Y: ZY = Z = 17

    Hạt nhân của đồng vị X nhiều hơn của đồng vị Y là 2 neutron nên NY = 20 - 2 = 18

    Số khối AY = ZY + NY = 35

    Kí hiệu nguyên tử Y: {}_{17}^{35}Y

  • Câu 11: Nhận biết

    Nguyên tử trung hòa về điện vì 

    Nguyên tử trung hòa về điện vì có tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.

  • Câu 12: Nhận biết

    Khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà tại đó xác suất tìm thấy electron là lớn nhất (khoảng 90%) gọi là

    Khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà tại đó xác suất tìm thấy electron là lớn nhất (khoảng 90%) gọi là orbital nguyên tử.

  • Câu 13: Nhận biết

    Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học được phân biệt bởi

    Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học được phân biệt bởi số neutron.

  • Câu 14: Thông hiểu

    Ở mỗi phát biểu sau, chọn đúng hoặc sai:

    (1) Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron. Đúng || Sai

    (2) Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. Sai || Đúng

    (4) Electron thuộc lớp K liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân nhất. Đúng || Sai

    (5) Các nguyên tử có cùng số hiệu nguyên tử, có số khối như nhau gọi là các đồng vị. Sai || Đúng

    Đáp án là:

    Ở mỗi phát biểu sau, chọn đúng hoặc sai:

    (1) Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron. Đúng || Sai

    (2) Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. Sai || Đúng

    (4) Electron thuộc lớp K liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân nhất. Đúng || Sai

    (5) Các nguyên tử có cùng số hiệu nguyên tử, có số khối như nhau gọi là các đồng vị. Sai || Đúng

    (1) đúng.

    (2) sai. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở trung tâm và lớp vỏ là các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.

    (3) đúng. 

    (4) sai. Các nguyên tử có cùng số proton (P), cùng số hiệu nguyên tử (Z), nhưng khác nhau về số neutron (N) ⇒ Số khối (A) của chúng khác nhau. 

  • Câu 15: Vận dụng

    Các đám mây gây hiện tượng sấm sét tạo bởi những hạt nước nhỏ li ti mang điện tích. Một phép đo thực nghiệm cho thấy một giọt nước có đường kính 50 μm, mang một lượng điện tích âm là -3,204×10-17 C. Điện tích âm của giọt nước trên tương đương với điện tích của bao nhiêu electron?

    Điện tích của 1 hạt electron là -1e0 = -1,602 × 10-19C

    Điện tích âm của giọt nước trên tương đương với điện tích của số electron là:

    \frac{-3,204\times10^{-17}}{-1,06\times10^{-19}}\approx200\;\mathrm{electron}

  • Câu 16: Thông hiểu

    Nguyên tử K có Z = 19. Cấu hình electron của K là

    Nguyên tử K có: số e = số p = Z = 19.

    Thứ tự mức năng lượng: 1s22s22p63s23p64s1.

    → Cấu hình electron của K: 1s22s22p63s23p64s1 hay có thể viết gọn là [Ar]4s1.

  • Câu 17: Vận dụng

    Trong thiên nhiên Ag có hai đồng vị _{44}^{107}{Ag} (56%). Tính số khối của đồng vị thứ hai. Biết nguyên tử khối trung bình của Ag là 107,88 u.

    Gọi số khối đồng vị thứ 2 của Ag là M

    {\overline{M}}_{Ag} = \frac{107.56 +
M.(100 - 56)}{100} = 107,88

    ⇒ M = 109 u

  • Câu 18: Nhận biết

    Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng

    Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton.

  • Câu 19: Vận dụng

    Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử Y là 52, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện âm là 1 hạt. Cấu hình electron của ion Y- là cấu hình nào dưới đây?

    Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử Y là 52

    2p + n = 52 (vì p = e)

    Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện âm là 1 hạt

    n - p = 1 (vì p = e)

    Giải hệ phương trình (1) và (2)

    p = 17 và n = 18

    Ta có p = e = 17

    Cấu hình của nguyên tử Y là: 1s22s22p63s23p5 

    Cấu hình electron của ion Y-: 1s22s22p63s23p

  • Câu 20: Thông hiểu

    Cho những nguyên tử của các nguyên tố sau:

    Những nguyên tử nào sau đây là đồng vị của nhau?

    Các đồng vị của một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton, cùng số hiệu nguyên tử nhưng khác số neutron.

    ⇒ (1) và (2) là đồng vị của nhau; (3) và (4) là đồng vị của nhau.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chương 1 Cấu tạo nguyên tử Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 22 lượt xem
Sắp xếp theo