Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chương 2

Mô tả thêm: Kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chương 2 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn giúp bạn học củng cố rèn luyện kĩ năng thao tác làm các dạng đề thi Hóa 10.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Thông hiểu

    Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức của hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố trên có dạng là

    Do X dễ nhường 2 electron để đạt cấu hình bền vững \Rightarrow X có số oxi hóa +2

    Y dễ nhận 3 electron để đạt cấu hình bền vững \Rightarrow Y có số oxi hóa -3

    \Rightarrow Công thức phù hợp là X3Y2.

  • Câu 2: Nhận biết

    Nguyên tử nguyên tố nhóm IA nào sau đây có bán kính lớn nhất?

     Trong 1 nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng dần.

    Vậy Cs có bán kính lớn nhất trong nhóm IA

  • Câu 3: Vận dụng

    Nguyên tử nguyên tố X có tổng số proton, neutron, electron là 18. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:

    Ta có: p + e + n = 18 hay 2p + n = 18

    ⇒ p < 9 ⇒ X thuộc chu kì 2.

    Với p ≤ n = 18 – 2p ≤ 1,33p nên 5,4 ≤ p ≤ 6 ⇒ p = 6

    X là C (carbon)

    Cấu hình electron của C là: 1s22s22p2

    Nguyên tố C có số thứ tự 6 nằm ở chu kì 2, nhóm IVA trong bảng tuần hoàn.

  • Câu 4: Nhận biết

    Theo quy luật biến đổi tính kim loại, nguyên tố nào sau đây có tính kim loại mạnh nhất?

    Na, Mg, và F thuộc cùng 1 chu kì ⇒ tính kim loại giảm dần (theo chiều tăng của điện tích hạt nhân) ⇒ Na có tính kim loại mạnh nhất.

    Na và Cs thuộc cùng 1 nhóm ⇒ tính kim loại tăng dần (theo chiều tăng của điện tích hạt nhân) ⇒ Cs có tính kim loại mạnh hơn Na.

    Vậy trong các nguyên tố Cs có tính kim loại mạnh nhất.

  • Câu 5: Vận dụng

    Nguyên tử của nguyên tố C có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của X với hydrogen, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxide cao nhất là:

    X: ns2np4 ⇒ X thuộc nhóm IVA ⇒ hợp chất khí với H là XH2.

    ⇒ Oxide của X với hóa trị cao nhất là XO3.

    Ta có:

    \frac{\%{\mathrm m}_{\mathrm X}}{\%{\mathrm m}_{\mathrm H}}=\frac{{\mathrm M}_{\mathrm X}}{{\mathrm M}_{\mathrm H}}=\frac{94,12}{100-94,12\;}\Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm X}=32\;(\mathrm{đvC})

    Phần trăm khối lượng của X trong oxide là:

    \%{\mathrm m}_{\mathrm X}=\frac{32}{32+16.3}.100\%=40\%

  • Câu 6: Vận dụng

    Hòa tan hoàn toàn 10,8 gam hỗn hợp 2 muối carbonate của 2 kim loại A, B thuộc nhóm IIA và 2 chu kì liên tiếp bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 3,7185 lít khí CO2 (đkc).

    1. Xác định tên của 2 kim loại và công thức muối carbonate của chúng?

    2. So sánh tính kim loại của A và B?

    3. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu?

    Chỗ nhập nội dung câu trả lời tự luận
    Đáp án là:

    Hòa tan hoàn toàn 10,8 gam hỗn hợp 2 muối carbonate của 2 kim loại A, B thuộc nhóm IIA và 2 chu kì liên tiếp bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 3,7185 lít khí CO2 (đkc).

    1. Xác định tên của 2 kim loại và công thức muối carbonate của chúng?

    2. So sánh tính kim loại của A và B?

    3. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu?

    Chỗ nhập nội dung câu trả lời tự luận

    {\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_2}=\frac{3,7185}{24,79}=0,15\;(\mathrm{mol})

    Gọi công thức chung của 2 muối carbonate là \overline{\mathrm M}CO3.

     Phương trình hóa học:

           \overline{\mathrm M}CO3 + 2HCl → \overline{\mathrm M}Cl2 + CO2 + H2O

    mol: 0,15       ←                       0,15

    \Rightarrow\overline{\mathrm M}\;+\;60\;=\;\frac{10,8}{0,15}=72\;\Rightarrow\overline{\mathrm M}=12

    1. Hai kim loại là Be và Mg, muối carbonat là BeCO3 và MgCO3.

    2. Tính kim loại của Be < Mg (Tính kim loại trong nhóm A mạnh dần khi điện tích hạt nhân tăng dần).

    3. Gọi x, y lần lượt là số mol của Be và Mg. Ta có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}69\mathrm x+84\mathrm y=10,8\\\mathrm x+\mathrm y=0,15\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm x=0,12\\\mathrm y=0,03\end{array}ight.

    \Rightarrow\%{\mathrm m}_{{\mathrm{BeCO}}_3}=\frac{69.0,12}{10,8}.100\%=76,67\%

    ⇒ %MgCO3 = 100% – 76,67% = 23,33%

  • Câu 7: Nhận biết

    Bảng tuần hoàn hiện nay không áp dụng nguyên tắc sắp xếp nào sau đây?

    Bảng tuần hoàn hiện nay không áp dụng nguyên tắc sắp xếp: Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử

    Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

    + Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

    + Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một chu kì.

    + Các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau được xếp cùng một nhóm.

  • Câu 8: Nhận biết

    Cặp nguyên tố hóa học nào sau đây có tính chất hóa học giống nhau nhất?

    - Ca và Mg là hai nguyên tố hóa học cùng thuộc nhóm IIA nên có tính chất hóa học tương tự nhau.

    - Các cặp còn lại gồm các nguyên tố thuộc hai nhóm khác nhau nên tính chất hóa học khác nhau.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Nitrogen (N) là nguyên tố thuộc nhóm VA, chu kì 2 của bảng tuần hoàn. Cho các phát biểu sau:

    (a) Nguyên tử N có 2 lớp electron và có 5 electron lớp ngoài cùng.

    (b) Công thức oxide cao nhất của N có dạng NO2 và là acidic oxide.

    (c) Nguyên tố N có tính phi kim mạnh hơn nguyên tố O (Z = 8).

    (d) Hydroxide ứng với oxide cao nhất của N có dạng HNO3 và có tính acid.

    Số phát biểu đúng

    Các phát biểu đúng: a, d.

    Ta có cấu hình electron N (Z = 7): 1s22s22p3

    (b) sai vì công thức oxide cao nhất của N có dạng N2O5.

    (c) Sai vì N và O cùng chu kì. Trong cùng chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân tính phi kim tăng dần nên tính phi kim O mạnh hơn N.

  • Câu 10: Thông hiểu

    Nguyên tố Se (Z = 34). Vị trí của Se là

    Se (Z = 34): 34 \Rightarrow Số electron của các lớp là: 2/8/18/6 ⇒ cấu hình [Ar]3d104s24p4

    ⇒ Se thuộc chu kì 4, nhóm VIA.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Dãy nguyên tử nào sau đây có bán kính tăng dần?

    Theo quy luật biến đổi bán kính trong 1 chu kì và nhóm có bán kính các nguyên tử tăng dần theo thứ tự: F < S < Si < Ge < Ca < Rb.

  • Câu 12: Nhận biết

    R là nguyên tố nhóm A có công thức oxide cao nhất là R2O5. Y thuộc nhóm

    Công thức oxide cao nhất của Y là Y2O5

    ⇒ Hóa trị cao nhất của Y là V

    Y là nguyên tố nhóm A nên số thứ tự nhóm = hóa trị cao nhất = V

    Vậy Y thuộc nhóm VA.

  • Câu 13: Thông hiểu

    Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn:

    (1) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

    (2) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một hàng.

    (3) Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một cột.

    (4) Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số khối của nguyên tố đó.

    Số nguyên tắc đúng?

    Những nguyên tắc đúng: (1), (2), (3).

    (4) Sai => Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó

  • Câu 14: Nhận biết

    Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi như thế nào?

    Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

  • Câu 15: Nhận biết

    Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của một nguyên tử khi tạo thành liên kết hóa học là

    Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của một nguyên tử khi tạo thành liên kết hóa học là độ âm điện. 

  • Câu 16: Nhận biết

    Nguyên tố nhóm A hoặc nhóm B được xác định dựa vào đặc điểm nào sau đây?

    Nguyên tố nhóm A là các nguyên tố s hoặc nguyên tố p.

    Nguyên tố nhóm B là các nguyên tố d hoặc nguyên tố f.

    Do vậy đặc điểm sắp xếp là dựa vào nguyên tố s, nguyên tố p hoặc nguyên tố d, nguyên tố f.

  • Câu 17: Thông hiểu

    Tìm câu sai trong những câu sau đây?

    Các chu kì 2, 3, 4, 5, 6, 7 bắt đầu là một kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm. Tuy nhiên chu kì 1, bắt đầu là H không phải là kim loại kiềm.

  • Câu 18: Nhận biết

    Độ âm điện của các nguyên tố: Na, Mg, Al, Si. Xếp theo chiều tăng dần là:

  • Câu 19: Vận dụng cao

    Cho 2,88 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit MO (oxide có hóa trị lớn nhất của M) có số mol bằng nhau, tác dụng hết với H2SO­4 đặc, đun nóng. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được là 0,448 lít. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là

    nSO2 = 0,448 : 22,4 = 0,02 mol

    Phương trình hóa học tổng quát

    M + 2H2SO4 → MSO4 + SO2 + 2H2O

    0,02               ←              0,02

    MO + H2SO4 → MSO4 + H2O

    Từ phương trình (1) và (2) ta có

    => nMO = nM = 0,02 mol

    => mhỗn hợp = 0,01.(M + 16) + 0,01.M = 1,44

    => M = 64

    => M là Cu (Z = 29)

    Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d104s1

     => Cu thuộc ô 29, chu kì 4, nhóm IB.

  • Câu 20: Nhận biết

    Đâu không phải thông tin về nguyên tố hóa học mà một ô nguyên tố biểu diễn?

    Một ô nguyên tố biểu diễn số hiệu nguyên tử, cấu hình electron và kí hiệu nguyên tố.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chương 2 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 22 lượt xem
Sắp xếp theo