Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chương 3 Liên kết hóa học

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chương 3 Liên kết hóa học giúp bạn học củng cố rèn luyện kĩ năng thao tác làm các dạng đề thi Hóa 10.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Nhận biết

    Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử?

    H2O tạo được liên kết hydrogen vì liên O–H phân cực. Nguyên tử H mang một phần điện tích dương (linh động) của phân tử H2O này tương tác bằng lực hút tĩnh điện với nguyên tử O mang một phần điện tích âm của nguyên tử H2O khác.  

  • Câu 2: Vận dụng

    Cho các nhận định sau:

    (1) Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

    (2) Các hợp chất cộng hóa trị phân cực thường tan nhiều trong nước.

    (3) Hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.

    (4) Liên kết trong phân tử H2, N2, F2 thuộc loại liên kết cộng hóa trị không phân cực.

    (5) Khi hình thành liên kết cộng hóa trị, các nguyên tử có thể góp chung 1, 2 hoặc 3 electron để hình thành 1,2 hoặc 3 cặp electron dùng chung.

    Số nhận định đúng

    (1) đúng vì liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

    (2) đúng vì các hợp chất cộng hóa trị phân cực thường tan nhiều trong nước (dung môi phân cực).

    (3) sai vì hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó.

    (4) đúng vì hiệu độ âm điện của 2 nguyên tử giống nhau bằng 0 nên liên kết trong phân tử H2, N2, F2 thuộc loại liên kết cộng hóa trị không phân cực.

    (5) đúng vì khi hình thành liên kết cộng hóa trị, các nguyên tử có thể góp chung 1, 2 hoặc 3 electron để hình thành 1,2 hoặc 3 cặp electron dùng chung.

    Vậy có 4 phát biểu đúng.

  • Câu 3: Thông hiểu

    Ion lithium có cấu hình electron của khí hiếm tương ứng nào:

    Mg (Z=12) có cấu hình electron: 1s22s22p63s2 → Có 2 electron lớp ngoài cùng.

    Khí hiếm gần nhất là: Ne (Z = 10): 1s22s22p6

    Do đó, Mg có xu hướng nhường 2 electron lớp ngoài cùng để trở thành ion mang điện tích dương.

    Mg → Mg2+ + 2e.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Tại sao khi chưng cất rượu, C2H5OH bay hơi trước H2O mà C2H5OH có khối lượng phân tử lớn hơn H2O?

    Mặc dù C2H5OH có khối lượng phân tử lớn hơn H2O nhưng các phân tử nước liên kết chặt chẽ với nhau bằng liên kết hydrogen

    \Rightarrow Nhiệt độ sôi của H2O cao hơn C2H5OH.

    \Rightarrow Khi chưng cất, C2H5OH ở điểm sôi thấp hơn nên bay hơi trước.

  • Câu 5: Thông hiểu

    Sodium chloride là một hợp chất có thể tan trong nước lạnh và có nhiệt độ nóng chảy cao. Liên kết trong phân tử Sodium chloride:

    Liên kết trong phân tử Sodium chloride là liên kết ion.

  • Câu 6: Nhận biết

    Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết

    Liên kết giữa 2 nguyên tử cùng loại là liên kết cộng hóa trị không cực.

  • Câu 7: Nhận biết

    Các ion và nguyên tử 9F, 10Ne, 11Na+ giống nhau về

    Cấu hình của các ion và nguyên tử 9F, 10Ne, 11Na+ là: 1s22s22p6

    \Rightarrow Giống nhau về số electron.

  • Câu 8: Thông hiểu

    Ở mỗi phát biểu a), b), c), d), hãy chọn đúng hoặc sai.

    Xét phân tử H2O:

    (a) Liên kết H – O là liên kết cộng hoá trị phân cực. Đúng || Sai

    (b) Cặp electron dùng chung trong liên kết H – O lệch về phía nguyên tử H. Sai || Đúng

    (c) Nguyên tử O còn hai cặp electron hoá trị riêng. Đúng || Sai

    (d) Nguyên tử O ở trạng thái lai hóa sp2. Sai || Đúng

    Đáp án là:

    Ở mỗi phát biểu a), b), c), d), hãy chọn đúng hoặc sai.

    Xét phân tử H2O:

    (a) Liên kết H – O là liên kết cộng hoá trị phân cực. Đúng || Sai

    (b) Cặp electron dùng chung trong liên kết H – O lệch về phía nguyên tử H. Sai || Đúng

    (c) Nguyên tử O còn hai cặp electron hoá trị riêng. Đúng || Sai

    (d) Nguyên tử O ở trạng thái lai hóa sp2. Sai || Đúng

    (a) đúng.

    (b) sai. O có độ âm điện cao hơn ⇒ Cặp electron dùng chung trong liên kết H – O lệch về phía nguyên tử O.

    (c) đúng. Công thức Lewis của H2O là:

    ⇒ Nguyên tử O còn hai cặp electron hoá trị riêng.

    (d) sai. Nguyên tử O ở trạng thái lai hóa sp3.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Cho các ion: Na+, Mg2+, Al3+, Ca2+, S2-, Cl-, O2-. Số ion có 10 electron là:

    Na có Z = 11 \Rightarrow số e = 11 \Rightarrow ion Na+ có số e = 11 – 1 = 10

    Mg có Z = 12 \Rightarrow số e = 12 \Rightarrow ion Mg2+ có số e = 12 – 2 = 10

    Al có Z = 13 \Rightarrow số e = 13 \Rightarrow ion Al3+ có số e = 13 – 3 = 10

    Ca có Z = 20 \Rightarrow số e = 20 \Rightarrow ion Ca2+ có số e = 20 – 2 = 18

    S có Z = 16 \Rightarrow số e = 16 \Rightarrow ion S2- có số e = 16 + 2 = 18

    Cl có Z = 17 \Rightarrow số e = 17 \Rightarrow ion Cl- có số e = 17 + 1 = 18

    O có Z = 8 \Rightarrow số e = 8 \Rightarrow ion O2- có số e = 8 + 2 = 10

    Vậy có 4 ion có 10 electron.

  • Câu 10: Nhận biết

    Khi tạo thành liên kết ion, nguyên tử dễ nhường electron là nguyên tử

    Khi tạo thành liên kết ion, nguyên tử dễ nhường electron là nguyên tử có năng lượng ion hóa nhỏ hơn. 

  • Câu 11: Vận dụng

    Cho các chất sau: CH4, H2O, NH3, PF3, C2H5OH. Số chất tạo được liên kết hydrogen là

    Các chất tạo được liên kết hydrogen là: H2O, NH3, C2H5OH

    - H2O: Phân tử nước có hai nguyên tử H liên kết với nguyên tử O (có độ âm điện lớn) nên mỗi nguyên tử H trong phân tử nước này có thể tạo liên kết hydrogen với nguyên tử O trong phân tử nước khác. Bên cạnh đó, nguyên tử O còn 2 cặp electron chưa liên kết nên có thể tạo 2 liên kết hydrogen với nguyên tử H trong 2 phân tử nước khác.

    - NH3: Nguyên tử N có độ âm điện lớn làm cho liên kết N-H phân cực mạnh, trong phân tử NH3 nguyên tử N còn cặp electron chưa liên kết nên có thể tạo liên kết hydrogen giữa các phân tử NH3 với nhau.

    - C2H5OH: Nguyên tử H gắn với nguyên tử O có độ âm điện cao nên H đó linh động, có thể tham gia tạo liên kết với O trong phân tử C2H5OH khác.

    - CH4: có độ âm điện nhỏ nên liên kết C-H phân cực yếu, nguyên tử C không còn cặp electron chưa liên kết nên không có khả năng tạo liên kết hydrogen giữa các phân tử CH4 với nhau

    - PF3 không tạo được liên kết hydrogen vì không có nguyên tử H linh động.

  • Câu 12: Nhận biết

    Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị có cực?

    Cl2 và O2 có liên kết cộng hóa trị không phân cực

    NaCl phân tử có liên kết ion giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình

    Liên kết của NH3 tạo bởi 2 phi kim khác nhau là N và H ⇒ Liên kết cộng hóa trị.

    Xác định hiệu độ âm điện:

    Δχ(N−H) = |3,04−2,2| = 0,84

    Ta có 0,4 < 0,84 < 1,7

    ⇒ liên kết cộng hóa trị phân cực

  • Câu 13: Nhận biết

    Theo quy tắc octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có

    Theo quy tắc octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium).

  • Câu 14: Nhận biết

    Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals làm

    Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.

  • Câu 15: Thông hiểu

    Cho các chất sau: H2O, H2S, CH4, NH3. Biết độ âm điện của O, S, C, N lần lượt là 3,44; 2,58; 2,55; 3,04. Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

    Vì H2O và NH3 có liên kết hydrogen nên nhiệt độ sôi cao hơn 2 chất còn lại

    Nhưng phân tử nước phân cực hơn nên nhiệt độ sôi cao hơn

  • Câu 16: Vận dụng

    Trong các phân tử hợp chất ion sau đây: CaCl2, MgO, CaO, Ba(NO3)2, Na2O, KF, Na2S, MgCl2, K2S, KCl có bao nhiêu phân tử được tạo thành bởi các ion có chung cấu hình electron 1s22s22p63s23p6?

    Để tạo thành cấu hình electron 1s22s22p63s23p6 thì:

    - Kim loại chu kì 4 cho 1, 2, 3 electron để trở về cấu hình bền

    - Phi kim chu kì 3 nhận thêm electron để tạo thành cấu hình bền

    \Rightarrow Các hợp chất tạo bởi kim loại chu kì 4 và phi kim chu kì 3 là: CaCl2, K2S, KCl

  • Câu 17: Thông hiểu

    Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử K (Z = 19) theo quy tắc octet là?

    K (Z = 19) có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s1 → có 1 electron lớp ngoài cùng.

    Khí hiếm gần nhất là: Ar: 1s22s22p63s23p6

    Do đó, K có xu hướng nhường 1 electron lớp ngoài cùng để trở thành ion mang điện tích dương.

    K → K+ + 1e

  • Câu 18: Nhận biết

    Nguyên tử oxygen có Z = 8. Sau khi nhận thêm 2e, ion tạo thành có cấu hình electron là

    Cấu hình electron nguyên tử của O (Z = 8): 1s22s22p4.

    Nguyên tử O nhận 2 electron để tạo thành ion O2-:

    O + 2e → O2-.

    → Cấu hình electron của ion O2-: 1s22s22p6.

  • Câu 19: Vận dụng

    Một hợp chất ion có công thức XY. Hai nguyên tố X, Y thuộc 2 chu kì kế cận nhau trong bảng tuần hoàn. X thuộc nhóm IA hoặc IIA, còn Y thuộc VIA hoặc VIIA. Biết tổng số electron trong XY bằng 20. XY là hợp chất nào sau đây ?

    X thuộc nhóm IA hoặc IIA nên có điện hóa trị 1+ hoặc 2+

    Y thuộc nhóm VIA hoặc VIIA nên Y có điện hóa trị 2- hoặc 1-

    Ngoài ra ZX + ZY = 20. Vì X, Y thuộc hai chu kì kế cận nên nghiệm thích hợp là

    ZX = 11 thì ZY = 9; X là Na, Y là F và XY là NaF

    ZX = 12 thì ZY = 8; X là Mg, Y là O và XY là MgO

  • Câu 20: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây đúng với độ bền của một liên kết?

    Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết giảm.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chương 3 Liên kết hóa học Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 34 lượt xem
Sắp xếp theo