Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chương 4: Phản ứng oxi hóa - khử

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Hợp chất chứa nguyên tử nitrogen có số oxi hóa -3

    Cho các hợp chất sau: NH3, NH4Cl, HNO3, NO2. Số hợp chất chứa nguyên tử nitrogen có số oxi hóa -3 là

    Hướng dẫn:

    Gọi a là số oxi hóa của nitrogen

    Xét các hợp chất ta có:

    + Trong NH3, số oxi hóa của H là +1.

    a + 3 × (+1) = 0 ⇒ a = -3.

    + Trong NH4Cl, số oxi hóa của H là +1 và Cl là -1

    a + 4 × (+1) + 1 × (-1)  = 0 ⇒ a = -3

    + Trong HNO3 số oxi hóa của H là +1 và O là -2

    a + 3 × (-2) + (+1) = 0 ⇒ a = +5

    + Trong NO2 số oxi hóa của O là -2

    a + 2 × (-2) = 0 ⇒ x = +4.

    Vậy có 2 hợp chất chứa nguyên tử nitrogen có số oxi hóa -3

  • Câu 2: Nhận biết
    Số oxi hóa của chromium

    Số oxi hóa của chromium (Cr) trong Na2CrO4 là:

    Hướng dẫn:

    Trong Na2CrO4, số oxi hóa của O là -2; số oxi hóa của Na là +1.Gọi số oxi hoá của chromium là x. Ta có:

    2 × (+1) + x + 4 × (-2) = 0 ⇒ x = +6.

  • Câu 3: Nhận biết
    Phản ứng oxi hóa – khử

    Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận?

    Hướng dẫn:

    Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận electron.

  • Câu 4: Nhận biết
    Xác định quá trình Fe → Fe3+ + 3e

    Quá trình Fe → Fe3+ + 3e là quá trình 

    Hướng dẫn:

    Fe là chất khử

    Quá trình Fe → Fe3+ + 3e nhường electron là quá trình oxi hóa.

  • Câu 5: Nhận biết
    Mỗi nguyên tử Fe

    Trong phản ứng hóa học Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 mỗi nguyên tử Fe đã

    Hướng dẫn:

    Trong phản ứng hóa học

    Fe0 →  Fe+2 + 2e

    ⇒ Mỗi nguyên tử Iron đã nhường 2 electron.

  • Câu 6: Nhận biết
    Xác định hợp chất chromium có số oxi hóa +3

    Chromium có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Áp dụng các quy tắc xác định số oxi hóa của các nguyên tử trong hợp chất ta có:

    {\overset{+3}{\mathrm{Cr}}}_2{\mathrm O}_3;\;{\mathrm K}_2{\overset{+6}{\mathrm{Cr}}}_2{\mathrm O}_7;\;\mathrm K\overset{+7}{\mathrm{Cr}}{\mathrm O}_4;\;\overset{+2}{\mathrm{Cr}}{\mathrm{SO}}_4.

  • Câu 7: Nhận biết
    Hợp chất sắt là chất oxi hóa

    Hợp chất sắt đóng vai trò chất oxi hóa trong phản ứng:

    Hướng dẫn:

    Fe+2SO4 + Mg → MgSO4 + Fe0. (META)

    Số oxi hóa Fe trong hợp chất từ +2 xuống 0. Nên FeSO4 đóng vai trò là chất oxi hóa

  • Câu 8: Nhận biết
    Phản ứng là phản ứng oxi hóa khử

    Trong những phản ứng hoá học xảy ra theo các phương trình dưới đây, những phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử?

    (1) PCl3 + Cl2 → PCl5

    (2) Fe + Cu(NO3)2 → Cu + Fe(NO3)2

    (3) 2NaOH + H2SO4 → Na2SO 4 + 2H2

    (4) FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

    Chọn phương án đúng.

    Hướng dẫn:

    Phản ứng (1) và (2) là phản ứng oxi hóa – khử do có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố trong phản ứng.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Xác định chất khử trong phản ứng

    Trong quá trình Ostwald dùng để sản xuất nitric acid từ ammonia, được đề xuất vào năm 1902. Ở giai đoạn đầu của quá trình xảy ra phản ứng sau:

    4NH3 + 5O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 4NO + 6H2O

    Chất khử là

    Hướng dẫn:

    Sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử trong phản ứng:

    4\overset{-3}{\mathrm N}{\mathrm H}_3\;+\;5{\overset0{\mathrm O}}_2\;\xrightarrow{\mathrm t^\circ}\;4\overset{+2}{\mathrm N}\overset{-2}{\mathrm O}\;+\;6{\mathrm H}_2\overset{-2}{\mathrm O}

    Phân tử NH3 có nguyên tử N nhường eletron ⇒ NH3 là chất khử.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Hệ số của HNO3

    Cho phản ứng FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. Sau khi cân bằng, hệ số của HNO3 là:

    Hướng dẫn:

    Sự thay đổi số oxi hóa

    \overset{+2}{\mathrm{Fe}}\mathrm O\;+\;\mathrm H\overset{+5}{\mathrm N}{\mathrm O}_3\;ightarrow\;\overset{+3}{\mathrm{Fe}}{({\mathrm{NO}}_3)}_3\;+\;{\overset{2\mathrm y/\mathrm x}{\mathrm N}}_{\mathrm x}{\mathrm O}_{\mathrm y}\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

        (5x-2y)

           1x

    \overset{+2}{\mathrm{Fe}}\;ightarrow\overset{+3}{\mathrm{Fe}}+1\mathrm e

    \mathrm x\overset{+5}{\mathrm N}+(5\mathrm x-2\mathrm y)\mathrm eightarrow\mathrm x\overset{+2\mathrm y/\mathrm x}{\mathrm N}

    (5x – 2y)FeO + (16x – 6y)HNO3 → (5x – 2y)Fe(NO3)3 + NxOy + (8x – 3y)H2

  • Câu 11: Thông hiểu
    Xác định 1 mol Fe2+

    Trong phản ứng: Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe, 1 mol Fe2+

    Hướng dẫn:

     Xét phản ứng

    Mg0 + Fe2+⁡Cl2 → Mg2+Cl2 + Fe0

    Trao đổi electron:

    Quá trình nhường electron

    Mg0 → Mg+2 + 2e

    Quá trình nhận electron

    Fe+2 + 2e → Fe0

    1 mol → 2 mol

    ⇒ Fe+2 nhận 2 mol electron

  • Câu 12: Thông hiểu
    Tổng hệ số của chất oxi hóa và chất khử

    Cho sơ đồ phương trình: KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O. Tổng hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên là

    Hướng dẫn:

    Fe+2SO4 + KMn+7O4 + H2SO4 → Fe+32(SO4)3 + Mn+2SO4 + K2SO4 + H2O

    FeSO4 đóng vai trò là chất khử

    KMnO4 là chất oxi hóa

    Quá trình oxi hóa: 5x

    Quá trình khử:      2x

    2Fe+2 → 2Fe+3 + 2e

    Mn+7 + 5e → Mn+2

    Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại:

    10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

    Chất oxi hóa là KMnO4 có hệ số là 2

    Chất khử là FeSO4 có hệ số là 10

    Tổng hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên là 10 + 2 = 12

  • Câu 13: Thông hiểu
    Xác định hợp chất vừa có khả năng thể hiện tính khử

    Nguyên tử carbon vừa có khả năng thể hiện tính oxi hóa, vừa có khả năng thể hiện tính khử trong chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Xét số oxi hóa của C trong các hợp chất

    C0, C+4O2, CaC+4O3, C-4H4.

    C đơn chất có số oxi hóa bằng 0, là số oxi hóa trung gian của C, số oxi hóa này có thể tăng hoặc giảm trong phản ứng oxi hóa khử.

    ⇒ Nguyên tử carbon vừa có khả năng thể hiện tính oxi hóa, vừa có khả năng thể hiện tính khử trong C đơn chất.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Tính số hợp chất trong đó S có số oxi hóa +4

    Cho các hợp chất sau: H2SO4; Na2SO4; Na2S; CaSO3. Số hợp chất trong đó sulfur có số oxi hoá +4 là

    Hướng dẫn:

    Áp dụng quy tắc xác định số oxi hóa của các nguyên tử nguyên tố trong hợp chất: 

    H2SO4: H: +1, O: –2 ⇒ (+1).2 + S + (–2).4 = 0 ⇒ S: + 6

    Na2SO4: Na: +1, O: –2 ⇒ 2.(+1) + S + (–2).4 = 0 ⇒ S: +6

    CaSO3: Ca: +2, O: –2 ⇒ (+2) + S + (–2).3 = 0 ⇒ S: +4

    NaHS: Na: +1, H +1 ⇒ (+1) + (+1) + S = 0 ⇒ S: –2

    Vậy chỉ có 1 chất trong đó S có số oxi hóa +4.

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính thể tích dung dịch KMnO4 1 M đã phản ứng

    Hoà tan 14 g Fe trong dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được dung dịch X. Thêm dung dịch KMnO4 1 M vào dung dịch X. Biết KMnO4 có thể oxi hoá FeSO4 trong môi trường H2SO4 thành Fe2(SO4)3 và bị khử thành MnSO4. Phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính thể tích dung dịch KMnO4 1 M đã phản ứng. 

    Hướng dẫn:

    nFe = 14/56 = 0,25 mol

    Phương trình phản ứng

           10Fe + 6KMnO4 + 24H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 3K2SO4 + 6MnSO 4 + 24H2O

    mol: 0,25 →  0,15 

    Thể tích dung dịch KMnO4 1 M đã phản ứng là:

    \mathrm V\;=\frac{\;0,15}1\;=\;0,15\;(\mathrm l)\;=\;150\;\mathrm{ml}

  • Câu 16: Vận dụng
    Tính khối lượng của Al, Cu trong hỗn hợp X

    Cho 9,1 gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 6,1975 lít khí bay ra ở đkc. Tính khối lượng của Al, Cu trong hỗn hợp X.

    Chỗ nhập nội dung câu trả lời tự luận
    Đáp án là:

    Cho 9,1 gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 6,1975 lít khí bay ra ở đkc. Tính khối lượng của Al, Cu trong hỗn hợp X.

    Chỗ nhập nội dung câu trả lời tự luận

    nSO2 = 0,25 (mol)

    Gọi số mol của Al và Cu trong hỗn hợp X lần lượt là x, y.

    ⇒ 27x + 64y = 9,1                             (1)

    Quá trình nhường - nhận electron:

            \overset0{\mathrm{Al}}ightarrow\overset{+3}{\mathrm{Al}}+3\mathrm e        \overset{+6}{\mathrm S}+2\mathrm eightarrow\overset{+4}{\mathrm S}
    mol: x   →        3x mol:      0,5 ← 0,25
           \overset0{\mathrm{Cu}}ightarrow\overset{+2}{\mathrm{Cu}}+2\mathrm e  
    mol: y   →         2y  

    Bảo toàn số mol e: 3x + 2y = 0,5      (2)

    Giải hệ (1) và (2) ta có: x = 0,1; y = 0,1

    ⇒ mAl = 0,1.27 = 6,4 (g); mCu = 0,1.64 = 6,4 (g).

  • Câu 17: Vận dụng
    Tính khối lượng thanh sắt sau phản ứng

    Nhúng một thanh sắt vào dung dịch Cu(NO3)2 một thời gian, thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,8 gam. Tính khối lượng thanh sắt thu được sau phản ứng.

    Hướng dẫn:

    Gọi số mol Fe phản ứng là x \Rightarrow số mol Cu sinh ra cũng là x.

    Xét quá trình phản ứng có Fe nhường electron và Cu2+ nhận electron:

    \mathrm{Fe}\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm{Fe}}\;+2\mathrm e

    x       →        2x

    \overset{+2}{\mathrm{Cu}}\;+\;2\mathrm e\;ightarrow\;\mathrm{Cu}

                2x  →  x

     mthanh Fe tăng  = mCu sinh ra – mFe phản ứng = 0,8 gam

    \Rightarrow mthanh Fe tăng  = 64x – 56x = 8x = 0,8 gam

    \Rightarrow x = 0,1 mol

    \Rightarrow mFe sau p/ư = 0,1.56 = 5,6 gam

  • Câu 18: Vận dụng
    Tính khối lượng sắt bị hòa tan

    Nhúng một thanh sắt vào dung dịch Cu(NO3)2 một thời gian thấy khối lượng sắt tăng 1,6 gam. Khối lượng sắt đã bị hòa tan là

    Hướng dẫn:

    Phương trình hóa học:

    Fe + Cu(NO­3)2 → Fe(NO3)2 + Cu↓

    Gọi nFe phản ứng = a mol \Rightarrow nCu = a mol

    Ta có:

    mtăng = mCu – mFe \Rightarrow 1,6 = 64a – 56a

    \Rightarrow a = 0,2 mol

    \Rightarrow mFe = 0,2.56 = 11,2 gam

  • Câu 19: Vận dụng
    Xác định kim loại M

    Cho 5,4 g kim loại M hóa trị 3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được 0,3 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Xác định kim loại M.

    Chỗ nhập nội dung câu trả lời tự luận
    Đáp án là:

    Cho 5,4 g kim loại M hóa trị 3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được 0,3 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Xác định kim loại M.

    Chỗ nhập nội dung câu trả lời tự luận

    Gọi số mol kim loại M là x.

    Quá trình nhường -  nhận electron:

           \overset0{\mathrm M}ightarrow\overset{+3}{\mathrm M}+3\mathrm e                                        \overset{+6}{\mathrm S}\;+\;2\mathrm eightarrow\overset{+4}{\mathrm S}

    mol: x   →         3x                                  mol:          0,6 ← 0,3

    Bảo toàn số mol electron ta có: 3x = 0,6 ⇒ x = 0,2 

    \Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm M}=\frac{5,4}{0,2}=27

    Vậy kim loại là aluminium (Al).

  • Câu 20: Vận dụng cao
    Điền vào chỗ trống câu trả lời ngắn

    Cho 16,2 gam Aluminium tác dụng vừa đủ với 3,8 lít dung dịch HNO3, phản ứng tạo ra muối nhôm và một hỗn hợp khí gồm NO và N2O (là sản phẩm khử, ngoài ra không còn sản phẩm khử nào khác). Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3. Biết rằng tỉ khối của hỗn hợp khí đối với hydrogen bằng 19,2. (cho biết NTK của N = 14, O = 16; Al = 27, H =1)

    Chỗ nhập nội dung câu trả lời tự luận
    Đáp án là:

    Cho 16,2 gam Aluminium tác dụng vừa đủ với 3,8 lít dung dịch HNO3, phản ứng tạo ra muối nhôm và một hỗn hợp khí gồm NO và N2O (là sản phẩm khử, ngoài ra không còn sản phẩm khử nào khác). Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3. Biết rằng tỉ khối của hỗn hợp khí đối với hydrogen bằng 19,2. (cho biết NTK của N = 14, O = 16; Al = 27, H =1)

    Chỗ nhập nội dung câu trả lời tự luận

    Gọi x, y lần lượt là số mol của NO và N2

    Ta có: nAl = 16,2 : 27 = 0,6 (mol)

    Bảo toàn electron ta có:

    3nAl = 3nNO + 8nN2O 

    ⇔  3.0,6 = 3x + 8y (1)

    Phương trình khối lượng mol.

    {\mathrm M}_{\mathrm{hh}}\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{30\mathrm x+44\mathrm y}{\mathrm x+\mathrm y}=19,2.2\hspace{0.278em}\Leftrightarrow-8,4\mathrm x\hspace{0.278em}+\hspace{0.278em}5,6\mathrm y\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}0\hspace{0.278em}(2)

    Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được: x = 0,12; y = 0,18 mol

    Áp dụng công thức tính nhanh ta có

    nHNO3 = 4nNO + 10nN2O = 4.0,12 + 10.0,18 = 2,28 (mol)

    CM = n:V = 2,28 : 3,8 = 0,6M

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 15 lượt xem
Sắp xếp theo