Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chương 7: Nguyên tố nhóm Halogen

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chương 7: Nguyên tố nhóm Halogen giúp bạn học củng cố rèn luyện kĩ năng thao tác làm các dạng đề thi Hóa 10.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Nhận biết

    Nhận định nào sau đây sai về đặc điểm lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen là

    Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen có 7 electron, phân lớp s có 2 electron, phân lớp p có 5 electron. 

    Do có 7 electron ở lớp ngoài cùng nên chưa đạt cấu hình bền vững như khí hiếm.

  • Câu 2: Nhận biết

    Nhận định sai khi nói về tính acid của các dung dịch HCl, HBr, HI là

    Các dung dịch HCl, HBr, HI có tính acid nên làm quỳ tím chuyển màu đỏ.

  • Câu 3: Nhận biết

    Theo chiều từ F → Cl → Br → I, giá trị độ âm điện của các nguyên tố

    Theo chiều từ F → Cl → Br → I, giá trị độ âm điện của các nguyên tố giảm dần

  • Câu 4: Vận dụng

    Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là

    Gọi số mol của hai khí Cl2 và O2 lần lượt là x, y:

    ⇒ x + y = 0,35 mol                      (1)

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

    mCl2 + mO2 = mZ – mY = 19 g

    ⇒ 71x + 32y = 19                      (2)

    Từ (1) và (2) ⇒ x = 0,2; y = 0,15

    Đặt nMg = a mol; nAl = b mol

    ⇒ 24a + 27b = 11,1 g                (3)

    Bảo toàn e: 2nMg + 3nAl = 2nCl2 + 4nO2

    ⇒ 2a + 3b = 1                           (4)

    Từ (3) và (4) ⇒ a = 0,35; b = 0,1

    \%{\mathrm m}_\text{Al}\hspace{0.278em}=\frac{0,1.27}{11,1}\hspace{0.278em}.100\%\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}24,32\%

  • Câu 5: Nhận biết

    Cấu hình electron lớp ngoài cùng của chlorine là

    Nguyên tố Cl (Z = 17):

    ⇒ Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p5

    Cấu hình electron lớp ngoài cùng là: 3s23p5.

  • Câu 6: Thông hiểu

    Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để phân biệt các dung dịch NH4Cl, FeCl3, MgBr2, CuBr2?

     Cho dung dịch NaOH tác dụng lần lượt với các mẫu thử nhận ra:

    - Dung dịch NH4Cl: Có khí mùi khai thoát ra

    NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3↑ + H2O

    - Dung dịch FeCl3: có kết tủa nâu đỏ

    3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3↓(nâu đỏ) + 3NaCl

    - Dung dịch MgBr2: có kết tủa màu tắng

    2NaOH + MgBr2 → Mg(OH)2↓(trắng) + 2NaBr

    - Dung dịch CuBr2: có kết tủa xanh

    2NaOH + CuBr2 → Cu(OH)2↓( xanh) + 2NaBr

  • Câu 7: Thông hiểu

    Tính tẩy màu của dung dịch nước chlorine là do

     Trong nước chlorine có hypochlorous acid (HClO) có tính oxi hóa mạnh \Rightarrow chlorine trong nước có khả năng diệt khuẩn, tẩy màu và được ứng dụng trong khử trùng sinh hoạt.

  • Câu 8: Nhận biết

    Hydrochloric acid thể hiện tính khử khi phản ứng với chất nào sau đây?

    Hydrochloric acid đặc thể hiện tính khử khi tác dụng với MnO2

    4HCl−1 + MnO2 → MnCl2 +Cl02 + 2H2O

  • Câu 9: Thông hiểu

    Dãy chất nào sau đây tác dụng được với hydrochloric acid?

    Các chất tác dụng được với hydrochloric acid: Fe, CuO, Ba(OH)2

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    CuO + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

    Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

  • Câu 10: Nhận biết

    Hydrohalic acid có tính ăn mòn thủy tinh là

    HF có khả năng ăn mòn thủy tinh.

    4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O

    SiO2 là thành phần chính của thủy tinh.

  • Câu 11: Vận dụng

    X, Y là hai nguyên tố halogen thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hỗn hợp của A có chứa hai muối của X và Y với sodium. Để kết tủa hoàn toàn 2,2 gam hỗn hợp A, phải dùng 150 ml dung dịch AgNO3 0,2M. Xác định hai nguyên tố X, Y.

    nAgNO3 = 0,15.0,2 = 0,03 (mol)

    Gọi công thức chung của hai muối là \mathrm{Na}\overline{\mathrm X}

    Na\overline{\mathrm X} + AgNO3 ightarrow Ag\overline{\mathrm X} + NaNO3

    0,03 \leftarrow 0,03

    \Rightarrow{\overline{\mathrm M}}_{\mathrm A}\;=\frac{2,2}{0,03}=73,33\;(\mathrm g/\mathrm{mol}) 

    ⇒ 23 + M\overline{\mathrm X} = 73,33

    ⇒ M\overline{\mathrm X} = 50,33

    Vì X, Y là 2 halogen thuộc 2 chu kì liên tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn nên 2 nguyên tố là Cl và Br.

  • Câu 12: Nhận biết

    Nguyên tố halogen nào sau đây là nguyên tố phóng xạ?

    Trong nhóm halogen có hai nguyên tố phóng xạ là astatine và tennessine.

  • Câu 13: Nhận biết

    Hydrogen halide là

    Hợp chất gồm nguyên tố halogen và nguyên tố hydrogen, có dạng HX, được gọi chung là hydrogen halide.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Câu nào sau đây không đúng?

    Fluorine chỉ có số oxi hóa là -1.

  • Câu 15: Vận dụng

    Cho m gam KClO3 tác dụng với HCl đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy thoát ra V lít khí Cl2 ở đkc. Biết lượng Cl2 sinh ra phản ứng vừa đủ với 0,56 gam Fe. Xác định m và V.

    nFe = 0,01 (mol)

    Phương trình phản ứng:

            KClO3 + 6HCl → 3Cl2 + KCl + 3H2O

    mol: 0,005     ←        0,015

              3Cl2 + 2Fe → 2FeCl3

    mol: 0,015 ← 0,01

    Vậy:

    m = 0,005.122,5 = 0,6125 gam

    V = 0,015.24,79 = 0,37185 lít.

  • Câu 16: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây là không đúng?

    Cho F2 vào dung dịch NaCl; F2 oxi hóa nước có trong dung dịch:

    2F2 + 2H2O → 4HF + O2.

  • Câu 17: Nhận biết

    Kết luận sai

    Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi giảm dần fluorine đến iodine ⇒ sai.

    Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của đơn chất halogen bị ảnh hưởng bởi tương tác van der Waals giữa các phân tử. Từ fluorine đến iodine, khối lượng phân tử và bán kính nguyên tử tăng, làm tăng tương tác van der Waals, dấn đến nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng.

  • Câu 18: Vận dụng cao

    Cho V lít Cl2 (đktc) tác dụng với dung dịch NaOH loãng nguội, dư thu được m1 gam tổng khối lượng 2 muối. Cho V lít Cl2 (đktc) tác dụng với NaOH đặc, nóng thu được m2 gam tổng khối lượng 2 muối. Tỉ lệ m1 : m2 bằng

    Giả sử ở mỗi phản ứng có 1 mol Cl2 phản ứng.

    Ở nhiệt độ thường:

    Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O

    1          →            1 →      1                 mol

    Ở nhiệt độ cao:

    m1 = 58,5 + 74,5 = 133 gam                                  (1)

    3Cl2 + 6NaOH \overset{t{^\circ}}{ightarrow} 5NaCl + NaClO3 + 3H2O

    1 → \frac{5}{3}\frac{1}{3}                                      mol

    {\mathrm m}_2\;=\frac53\;.58,5\;+\frac13\;.106,5\;=\;133\;\mathrm{gam}\;\;\;\;\;\;\;\;(2)

    Từ (1) và (2) ta được m1 : m2 = 1 : 1

  • Câu 19: Thông hiểu

    Khi mở một lọ đựng dung dịch acid HCl 37% trong không khí ẩm, thấy có khói trắng bay ra. Khói đó là do nguyên nhân nào sau đây?

    Khi mở một lọ đựng dung dịch acid HCl 37% trong không khí ẩm, thấy có khói trắng bay ra. Khói đó là do nguyên nhân HCl dễ bay hơi, hút ẩm tạo ra các giọt nhỏ acid HCl.

  • Câu 20: Nhận biết

    Khí HCl khô khi gặp quỳ tím thì làm quỳ tím

    Khí HCl khô khi gặp quỳ tím thì làm quỳ tím không chuyển màu.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chương 7: Nguyên tố nhóm Halogen Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 6 lượt xem
Sắp xếp theo