Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Chủ đề 5 Dẫn xuất halogen - Alcohol - Phenol

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Chủ đề 5 gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức chủ đề 5 Dẫn xuất halogen - Alcohol - Phenol.
  • Thời gian làm: 25 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Thông hiểu

    Cho sơ đồ chuyển hóa: Glucose → X → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là:

    Sơ đồ phản ứng đầy đủ:

     Glucose → CH3CH2OH → CH3CHO

    → CH3COOH

    C6H12O6 \overset{enzim}{ightarrow} 2CH3CH2OH + 2CO2

    CH3CH2OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O

    CH3CHO + 1/2 O2 \overset{men giấm}{ightarrow} CH3COOH

  • Câu 2: Vận dụng

    Dẫn m gam hơi alcohol đơn chức X qua ống đựng CuO dư nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm 0,5m gam. Công thức cấu tạo của alcohol X là:

    Ta có: m chất rắn giảm = mO = 0,5m

    ⇒ nO = 0,5m:16 = m/32

    Theo đề bài alcohol đơn chức có công thức tổng quát là ROH

    ⇒ nAlcohol = n

    \frac mM=\frac m{32}⇒ M = 32 ⇒ R = 15

    ⇒ Công thức cấu tạo của CH3-OH

  • Câu 3: Vận dụng cao

    Hỗn hợp X gồm ethene và propene với tỷ lệ thể tích tương ứng là 3:2. Hydrate hóa hoàn toàn 1 thể tích X thu được hỗn hợp alcohol Y trong đó tỉ lệ về khối lượng các alcohol bậc 1 so với bậc 2 là 28:15. Thành phần phần trăm về khối lượng của alcohol iso-propylic trong Y là:

    Ta có tỉ lệ thể tích bằng với tỉ lệ số mol nên giả sử X có 3 mol C2H4 và 2 mol C3H6

    Khi phản ứng với H2O tạo thành 3 mol C2H5OH; x mol n-C3H7OH và (2 – x) mol i-C3H7OH

    Theo bài ra ta có: 

    \frac{{\mathrm m}_{{\mathrm C}_2{\mathrm H}_5\mathrm{OH}}\;+\;{\mathrm m}_{\mathrm n-{\mathrm C}_3{\mathrm H}_7\mathrm{OH}}}{{\mathrm m}_{\mathrm i-{\mathrm C}_3{\mathrm H}_7\mathrm{OH}}}\;=\;\frac{28}{15}

    \Rightarrow\;\frac{46.3+60x}{60.(2-x)}\;=\;\frac{28}{15}

    ⇒ x = 0,5 mol

    ⇒ ni-C3H7OH = 2 – 0,5 = 1,5 mol

    \Rightarrow\%{\mathrm m}_{\mathrm i-{\mathrm C}_3{\mathrm H}_7\mathrm{OH}}\;=\;\frac{1,5.60}{2.60+3.60}.100\%\;=\;34,88\%

  • Câu 4: Nhận biết

    Alcohol nào sau đây không tồn tại?

    Alcohol CH2=CH-OH không tồn tại vì -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon không no.

  • Câu 5: Thông hiểu

    Cho m (gam) phenol C6H5OH tác dụng với sodium dư thấy thoát ra 0,05 mol khí H2 (đktc). Khối lượng m cần dùng là.

     Phương trình phản ứng

    C6H5OH + Na → C6H5ONa + 1/2H2

     0,1       ←                              0,05 

    mC6H5OH = 0,1.94 = 9,4 gam

  • Câu 6: Vận dụng

    Cho 3,9 gam hỗn hợp X gồm 2 alcohol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 2,3 gam Na được  6,125 gam chất rắn. Hai alcohol đó là:

    Gọi công thức chung 2 alcohol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng là ROH.

    Phương trình phản ứng tổng quát

    2ROH + 2Na → 2RONa + H2

    Áp dụng bảo toàn khối lượng:

    malcohol + mNa = mrắn + mH2

    ⇒ mH2 = 3,9 + 2,3 - 6,125 = 0,075 gam

    ⇒ nH2 = 0,075 : 2 =  0,0375  mol

    Theo phương trình hóa học:

    nalcohol = 2.nH2 = 0,0375 .2 = 0,075  mol

    ⇒ MX = 3,9 : 0,075 = 52 g/mol

    Do 2 alcohol là đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng nên 2 alcohol là C2H5OH và C3H7OH

  • Câu 7: Vận dụng

    Lên men hoàn toàn m gam glucose thành Alcohol ethylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên men là 80% thì giá trị của m là

    nCaCO3 = 40:100 = 0,4 mol

    Phương trình phản ứng hóa học:

    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2

    0,4 ←                0,4 (mol)

    Theo phương trình

    nCO2 = 0,4 mol

    C6H12O\overset{lên men}{ightarrow} 2CO2 + 2C2H5OH 

      0,2         ← 0,4  (mol)

    ⇒ nglucose(thực tế) = nglucose (lý thuyết) : H% = 0,2:80% = 0,25 mol

    ⇒ mglucose = 0,25.180 = 45 gam.

  • Câu 8: Nhận biết

    Số đồng phân dẫn xuất halogen bậc I có công thức phân tử C4H9Cl là

    Đồng phân của C4H9Cl:

    CH3-CH2-CH2-CH2-Cl

    CH3-CH2-CH(Cl)-CH3

    CH3-CH(CH3)-CH2-Cl 

    CH3-CH2-CH(CH3)-Cl

    CH3-C(CH3)(Cl)-CH3 

    Đồng phân dẫn xuất halogen bậc I là: CH3-CH2-CH2-CH2-Cl, CH3-CH(CH3)-CH2-Cl.

  • Câu 9: Nhận biết

    Dãy đồng đẳng của Alcohol ethylic có công thức tổng quát là:

    Dãy đồng đẳng của Alcohol ethylic (C2H5OH) có công thức tổng quát là: CnH2n+1OH (n≥1)

  • Câu 10: Thông hiểu

    Số đồng phân alcohol bậc II ứng với công thức phân tử C5H12O là:

    Đề bài yêu cầu tìm alcohol bậc II tức là gốc OH gắn vào C bậc II.

    Vậy có 3 đồng phân alcohol bậc II ứng với công thức phân tử phân tử C5H12O

    CH3-CH(CH3)-CH(OH)-CH3;

    CH3-CH2-CH2-CH(OH)-CH3;

    CH3-CH2-CH(OH)-CH2-CH3

  • Câu 11: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X chứa C, H, Cl, thấy sinh ra 22 gam CO2 và 9 gam H2O. Khi xác định Chlorine bằng AgNO3 thu được 143,5 gam AgCl. Xác định công thức phân tử của chất hữu cơ trên biết tỉ khối hơi của chất hữu cơ X so với hydrogen bằng 42,50. 

    nCO2 = 22:44 = 0,5 mol ⇒ nC = 0,5 mol

    nH2O = 9:18 = 0,5 mol ⇒ nH = 1 mol

    nAgCl = 1 mol ⇒ nCl = 1 mol

    Gọi công thức của hợp chất hữu cơ X là: CxHyClz

    Xét tỉ lệ:

    x : y : z = nC : nH : nCl = 0,5 :1:1 = 1:2:2

    Công thức đơn giản nhất của X là: (CH2Cl2)n

    Theo đề bài ta có: dX/H2 = 42,5 ⇒ MA = 42,5.2 = 85

    ⇒ 85n = 85 ⇒ n = 1

    Vậy công thức phân tử của X là: CH2Cl2

  • Câu 12: Thông hiểu

    Nhận xét nào sau đây về phenol là không đúng?

    Phenol không phản ứng được với CH3COOH.

    Vậy nhận định "Phenol phản ứng với CH3COOH tạo ra ester" là sai.

  • Câu 13: Vận dụng

    Cho hỗn hợp X gồm ethanol và phenol tác dụng với sodium (dư) thu được 0,15 mol khí hydrogen ở điều kiện tiêu chuẩn. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch nước Bromine vừa đủ thu được 19,86 gam kết tủa trắng của 2,4,6-tribromophenol. Thành phần phần trăm khối lượng của ethanol trong hỗn hợp X đã dùng là:

    Gọi số mol của ethanol và phenol lần lượt là x và y (mol)

    Phương trình hóa học:

    C2H5OH + Na → C2H5ONa + 1/2 H(1) 

    x  →                                    0,5x

    C6H5OH + Na → C6H5ONa + 1/2 H(2)

    y                                          → 0,5y

    Từ phương trình phản ứng ta có:

    0,5x + 0,5y = 0,15 (1)

    Chỉ có phenol phản ứng với dung dịch nước Bromine

    C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH (↓ trắng) + 3HBr (3)

    y                           → y

    nC6H2Br3OH = 19,86: 331 = 0,06 mol

    Theo phương trình (3) ta có:

    y = nC6H2Br3OH = nC6H5OH = 0,06 mol

    Thay y = 0,06 vào phương trình (1) được x = 0,24 

    ⇒ nC2H5OH = 0,24 mol ⇒ mC2H5OH = 0,24.46 = 11,04 gam.

    nC6H5OH = 0,06 mol ⇒ mC6H5OH = 0,06.94 = 5,64 gam.

    %mC2H5OH = 11,04:(11,04 + 5,64).100% = 66,19% 

  • Câu 14: Nhận biết

    Hợp chất nào dưới đây dùng để tổng hợp nhựa PVC.

    PVC là poly vinyl chloride được tạo thành từ phản ứng trùng hợp vinyl chloride CH2=CH-Cl.

  • Câu 15: Nhận biết

    Alcohol nào sau đây bị oxi hóa bởi CuO tạo ra aldehyde

    Alcohol bậc I bị oxi hóa sinh ra Aldehyde.

    Alcohol bậc II bị oxi hóa sinh ra ketone

    Vậy chỉ có Propan-1-ol là Alcohol bậc I

    Phương trình phản ứng minh họa

    CH3CH2CH2−OH + 2CuO \overset{t^{o} }{ightarrow} CH3CH2CH=O + Cu2O + H2O

  • Câu 16: Nhận biết

    Tên gọi dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo ClCH2CH(CH3)CHClCH3

    Danh pháp thay thế: Số chỉ vị trị nhóm thế - tên nhóm thế tên + mạch chính

     1,3-điclo-2-metylbutan

    1,3-dichloro-2-methylbutane.

  • Câu 17: Thông hiểu

    Một alcohol no Y có công thức đơn giản nhất là C2H5O. Y có công thức phân tử là

    Ancol no Y có công thức đơn giản nhất là C2H5O

    \Rightarrow CTPT của Y có dạng (C2H5O)n

    Độ bất bão hòa của Y:

    \mathrm k\;=\;\frac{2\mathrm n.2-5\mathrm n+2}2\;=\;0\;(\mathrm{Vì}\;\mathrm{alcohol}\;\mathrm{là}\;\mathrm{no})

     \Rightarrow n = 2 

    Vậy công thức phân tử của Y là C4H10O2

  • Câu 18: Vận dụng

    Cho 30,8 gam hỗn hợp m-cresol và ethanol tác dụng với sodium dư thu được m gam muối và 0,2 mol khí H2 (đktc). Giá trị của m là

    Đặt công thức tổng quát của hỗn hợp là ROH. 

    ROH + Na → RONa + 1/2H2.

              0,4                      ← 0,2 mol

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mROH + mNa = mmuối + mH2

    ⇔ 30,8 + 0,4.23 = mmuối + 0,2. 2

    → mmuối = 39,6 gam

  • Câu 19: Nhận biết

    Hợp chất HOCH(CH3)CH2CH(CH3)2 có tên gọi là:

    Tên của monoalcohol được gọi như sau:

    Tên hydrocarbon (bỏ e) - số chỉ vị trí nhóm -OH - ol.

    1,3-dimethylbutan-1-ol

  • Câu 20: Thông hiểu

    Phenol phản ứng được với dãy chất nào sau đây?

    Phenol phản ứng được với dãy chất HNO3, dung dịch Br2, NaOH, Na.

    Phương trình phản ứng minh họa

    C6H5OH + 3HNO3 → C6H2(NO2)3OH + 3H2O

    C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH + 3HBr

    C6H5OH + Na → C6H5ONa + 1/2H2 ↑ 

    C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Chủ đề 5 Dẫn xuất halogen - Alcohol - Phenol Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo