Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Chương 2 Nitrogen – Sulfur

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Chương 2 Nitrogen – Sulfur gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức chương 2 Cân bằng hóa học sách Kết nối tri thức.
  • Thời gian làm: 25 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Thông hiểu

    Cho các phản ứng sau :

    (1) N2 + O2 ⇋ 2NO

    (2) N2 + 3H2 ⇋ 2NH3

    Trong hai phản ứng trên thì nitrogen

    Ta có, số oxi hóa của nitrogen trong hai phản ứng:

    (1)\;{\overset0{\mathrm N}}_2\;+\;\overset0{{\mathrm O}_2}\;\leftrightharpoons\;2\overset{+2}{\mathrm N}\overset{-2}{\mathrm O}

    Nguyên tử nguyên tố N trong phân tử N2 ở phản ứng (1) nhường electron

    ⇒ N2 thể hiện tính khử

    (2)\;{\overset0{\mathrm N}}_2\;+\;3{\overset0{\mathrm H}}_2\;\leftrightharpoons\;2\overset{-3}{\mathrm N}{\overset{+1}{\mathrm H}}_3

    Nguyên tử nguyên tố N trong phân tử N2 ở phản ứng (2) nhận electron

    ⇒ N2 thể hiện tính oxi hóa.

  • Câu 2: Nhận biết

    Sắp xếp theo thứ tự các bước sơ cứu khi bỏng acid sau:

    (1) Sau khi ngâm bằng nước, cần tiến hành trung hòa acid bằng dung dịch NaHCO3 loãng khoảng 2%.

    (2) Băng bó tạm thời vết bỏng bằng băng sạch, cho người bị bỏng uống bù nước điện giải rồi đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

    (3) Rửa ngay với nước lạnh nhiều lần, nếu vết bỏng ở vùng mặt nhưng acid chưa bắn vào mắt thì nhắm chặt mắt khi ngâm rửa. Nếu acid đã bắn vào mắt thì úp mặt vào chậu nước sạch, mở mắt và chớp nhiều lần để rửa acid.

    Thứ tự các bước sơ cứu khi bỏng acid sau:

    (3) Rửa ngay với nước lạnh nhiều lần, nếu vết bỏng ở vùng mặt nhưng acid chưa bắn vào mắt thì nhắm chặt mắt khi ngâm rửa. Nếu acid đã bắn vào mắt thì úp mặt vào chậu nước sạch, mở mắt và chớp nhiều lần để rửa acid.

    (1) Sau khi ngâm bằng nước, cần tiến hành trung hòa acid bằng dung dịch NaHCO3 loãng khoảng 2%.

    (2) Băng bó tạm thời vết bỏng bằng băng sạch, cho người bị bỏng uống bù nước điện giải rồi đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

  • Câu 3: Nhận biết

    NH3 có thể phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây (các điều kiện coi như có đủ):

    Loại các đáp án có KOH, NaOH không phản ứng với NH3

    Vậy dẫy chất thỏa mãn là HCl, O2, Cl2, CuO, AlCl3.

    NH3 + HCl → NH4Cl

    2NH3 + 3O2 \xrightarrow{t^o}N2 + 3H2O

    8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl

    2NH3 + 3CuO \xrightarrow{t^o} 3Cu + 2N2↑ + 3H2O

    2NH3 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl.

  • Câu 4: Nhận biết

    Trong tự nhiên, đồng vị của sulfur chiếm thành phần nhiều nhất là:

     Sulfur tồn tại ở bốn dạng đồng vị bền là: 32S (94,98%), 33S (0,76%), 34S (4,22%) và 36S (0,02%).

    Vậy đồng vị chiếm thành phần nhiều nhất là 32S. 

  • Câu 5: Nhận biết

    Khi cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4 và đun nóng có hiện tượng

    Phương trình hóa học:

    Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} BaSO4(trắng) + 2NH3(mùi khai) + 2H2O

  • Câu 6: Thông hiểu

    Cho phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O

     Trong phương trình phản ứng trên, khi hệ số của Al là 8 thì hệ số của HNO3 là 

     Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O

    Xác định số oxi hóa của các nguyên tử:

    \overset0{\mathrm{Al}}\;+\;\mathrm H\overset{+5}{\mathrm N}{\mathrm O}_3ightarrow\overset{+3}{\mathrm{Al}}+{\overset{+4}{\mathrm N}}_2\mathrm O+{\mathrm H}_2\mathrm O

    8\times\left|\mathrm{Al}\;ightarrow\overset{+3}{\mathrm{Al}}ight.+3\mathrm e

    3\times\left|2\overset{+5}{\mathrm N}+8\mathrm eightarrow2\overset{+4}{\mathrm N}ight.

    \Rightarrow 8Al + 30HNO3 ightarrow 8Al(NO3)3 + 3N2O + H2O

  • Câu 7: Thông hiểu

    Dãy gồm các chất đều tác dụng với sulfur (ở điều kiện thích hợp) là:

    S không phản ứng với Pt, HCl, He và H2SO4 loại các đáp án có các chất trên.

    Vậy sulfur tác dụng với dãy chất: Zn, H2, O2, F2

    Phương trình phản ứng minh họa

    S + Zn \overset{t^{o} }{ightarrow} ZnS

    H2 + S \overset{t^{o} }{ightarrow} H2S

    O2 + S \overset{t^{o} }{ightarrow} SO2

    3F2 + S \overset{t^{o} }{ightarrow} SF6

  • Câu 8: Nhận biết

    Quá trình đầu tiên hình thành hiện tượng phú dưỡng là:

     Quá trình đầu tiên hình thành hiện tượng phú dưỡng là phân bón và chất dinh dưỡng bị rửa trôi xuống sông, ao, hồ, ...

  • Câu 9: Thông hiểu

    Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4 và lắc đều dung dịch. Hiện tượng quan sát thấy là:

    Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 cho tới dư:

    CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ + (NH4)2SO4

    Cu(OH)2 ↓ xanh có khả năng tạo phức với NH3

    Cu(OH)2↓ + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

    Lúc đầu có kết tủa màu xanh nhạt, sau đó kết tủa tan tạo dung dịch màu xanh thẫm.

  • Câu 10: Vận dụng

    Cho x mol N2 và 12 mol H2 vào bình kín. Tại thời điểm cân bằng thấy có 6 mol NH3 tạo thành. Biết hiệu suất chung của phản ứng là 75%. Tìm x?

    Phương trình hóa học

    N2 + 3H2\overset{t^{o},xt,p }{ightleftharpoons}2NH3
    Ban đầu : x12  
    Phản ứng: 39 6

    Ta thấy: nH2 pư : nH2 bđ .100% = 9:12.100% - H%

    ⇒ Hiệu suất tính theo H2

    Nếu H% tính theo N2 thì: nN2 bđ = 3.(100:75) = 4

    ⇒ nN2 bđ = x ≥ 4.

  • Câu 11: Vận dụng

    Hấp thụ hoàn toàn 12,8 gam SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là

    nSO2 = 0,2 mol; nNaOH = 0,25 mol

    1\;<\;\mathrm T\;=\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{NaOH}}}{{\mathrm n}_{{\mathrm{SO}}_2}}<2

    \Rightarrow phản ứng thu được 2 muối NaHSO3 (x mol) và Na2SO3 (y mol)

    Bảo toàn nguyên tố Na:

    nNaOH = nNaHSO3 + 2.nNa2SO3 \Rightarrow x + 2y = 0,25                   (1)

    Bảo toàn nguyên tố S:

    nSO2 = nNaHSO3 + nNa2SO3 \Rightarrow x + y = 0,2                             (2)

    Từ (1) và (2) \Rightarrow x = 0,15 mol; y = 0,05 mol

    \Rightarrow mNaHSO3 = 0,15.104 = 15,6 gam

         nNa2SO3 = 0,05.126 = 6,3 gam

  • Câu 12: Vận dụng

    Cho 100 gam dung dịch NH4HSO4 11,5% vào 100 gam dung dịch Ba(OH)2 13,68% và đun nhẹ. Thể tích khí (đkc) và khối lượng kết tủa thu được là

    nNH4HSO4 = (100.11,5%)/115 = 0,1

    nBa(OH)2 = (100.13,68%)/171 = 0,08 

    Phương trình phản ứng:

    NH4HSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + NH3↑ + 2H2O

    Vì nNH4HSO4 > nBa(OH)2 ⇒ NH4HSO4 còn dư

    nBaSO4 = nBa(OH)2 = 0,08 mol ⇒ mBaSO4 = 0,08.233 = 18,64 gam  

    VNH3 = 0,08.24,79 = 1,9832 lít

  • Câu 13: Thông hiểu

    NH3 thể hiện tính khử trong phản ứng nào sau đây

    Xét số oxi hóa của nitrogen trong phản ứng

    N-3H3 + O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 0N2 + H2O

    Số oxi hóa của N tăng từ -3 lên 0 => phản ứng thể hiện tính khử

    Các phản ứng còn lại không có sự thay đổi số oxi hóa.

  • Câu 14: Nhận biết

    Trong công nghiệp sản xuất sulfuric acid, hai nguồn nguyên liệu chính được khai thác từ mỏ để cung cấp nguyên tố sulfur là

    Trong công nghiệp, sulfuric acid chủ yếu được sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc, đi từ nguyên liệu chính là sulfur, quặng pyrite (chứa FeS2).

  • Câu 15: Thông hiểu

    Cho phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O. Trong phương trình phản ứng trên, khi hệ số của Al là 8 thì hệ số của HNO3

    Xác định sự thay đổi số oxi hóa

    Al0 + HN+5O3 -----> Al+3(NO3)3 + N+42O + H2O.

    Ta có quá trình cho - nhận e:

    8 × || Al → Al3+ + 3e

    3 × || 2N+5 + 8e → 2N+4 (N2O)

    ⇒ Điền hệ số vào phương trình, chú ý không điền vào HNO3

    (vì N+5 ngoài vai trò oxi hóa còn giữ lại làm môi trường NO3):

    8Al + HNO3 -----> 8Al(NO3)3 + 3N2O + H2O.

    Bảo toàn nguyên tố Nitrogen ⇒ hệ số của HNO3 là 30.

    Bảo toàn nguyên tố Hydrogen ⇒ hệ số của H2O là 15.

    ⇒ 8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O

  • Câu 16: Vận dụng cao

    Để a gam bột Fe trong không khí một thời gian, thu được 9,6 gam chất rắn X. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết tủa. Lọc kết tủa rồi nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được 12,0 gam chất rắn. Số mol HNO3 đã phản ứng là:

    (a gam Fe + O) → 9,6 gam X (Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4)

    +HNO3→ dd Y (Fe3+,H+,NO3- ) + NO)

    Y + NaOH (dư) → Fe(OH)3 → Fe2O3 (12 gam)

    mO = 9,6 – 8,4 = 1,2 gam

    ⇒ nFe = 0,15 mol; nO = 0,075 mol

    a = 12.112/160 = 8,4 gam

    mO = 9,6 - 8,4 = 1,2 gam

    => nFe = 0,15 mol; nO = 0,075 mol

    Fe → Fe3+ + 3e

     

    O + 2e → O2-

    N+5 + 3e → N+2

     

    Áp dụng bảo toàn electron:

    3.nFe = 3.nNO + 2.nNO

    => 0,45 = 3.nNO + 0,15 => nNO = 0,1 mol

    Áp dụng bảo toàn nguyên tố N ta có:

    nHNO3 phản ứng = 3.nFe(NO3)2 + nNO

    = 0,45 + 0,1 = 0,55 mol.

  • Câu 17: Nhận biết

    Trong phân tử HNO3 nguyên tử N có

     Trong phân tử HNO3 nguyên tử N có: hoá trị IV, số oxi hoá +5. 

  • Câu 18: Vận dụng

    Cho 0,9916 lít khí NH3 đi qua ống sứ đựng 32 gam CuO, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Tính khối lượng chất rắn X.

    nCuO = 32 : 80 = 0,4 mol;

    nNH3 = 0,9916 : 24,79 = 0,04 mol

    CuO dư, NH3 phản ứng ứng hết

    3CuO + 2NH3 \overset{t^{o} }{ightarrow} 3Cu + N2 + 3H2O

    0,06   ← 0,04 →   0,06 (mol)

    nCu = 0,06 mol ⇒ mCu­ = 3,84 gam

    Chất rắn gồm Cu và CuO dư

    mX = mCu + mCuO dư = 3,84 + (0,4 – 0,06).80 = 31,04 gam.

  • Câu 19: Nhận biết

    Xúc tác cho phản ứng giữa nitrogen và hydrgen là?

    Ở nhiệt độ cao (380oC - 450oC), áp suất cao (khoảng 200 bar) và có xúc tác Fe, nitrogen tác dụng với hydrogen tạo khí ammonia.

    N2 (g) + 3H2 (g) \overset{t^{o},p, xt }{ightleftharpoons} 2NH3 (g)

  • Câu 20: Nhận biết

    Kim loại nào sau đây tan trong dung dịch H2SO4 loãng, nhưng không tan được trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội?

    Fe tan trong dung dịch H2SO4 loãng, nhưng không không tan được trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Chương 2 Nitrogen – Sulfur Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 91 lượt xem
Sắp xếp theo