Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Chủ đề 2: Nitrogen và sulfur CD

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Chủ đề 2 Nitrogen và sulfur giúp bạn học củng cố rèn luyện kĩ năng thao tác làm các dạng đề thi Hóa 11.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Thông hiểu

    Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?

     Các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại đều phản ứng với H2SO4 loãng 

    \Rightarrow Dãy kim loại là Al, Fe, Mg.

  • Câu 2: Vận dụng

    Hấp thụ hoàn toàn 12,8 gam SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là

    nSO2 = 0,2 mol; nNaOH = 0,25 mol

    1\;<\;\mathrm T\;=\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{NaOH}}}{{\mathrm n}_{{\mathrm{SO}}_2}}<2

    \Rightarrow phản ứng thu được 2 muối NaHSO3 (x mol) và Na2SO3 (y mol)

    Bảo toàn nguyên tố Na:

    nNaOH = nNaHSO3 + 2.nNa2SO3 \Rightarrow x + 2y = 0,25                   (1)

    Bảo toàn nguyên tố S:

    nSO2 = nNaHSO3 + nNa2SO3 \Rightarrow x + y = 0,2                             (2)

    Từ (1) và (2) \Rightarrow x = 0,15 mol; y = 0,05 mol

    \Rightarrow mNaHSO3 = 0,15.104 = 15,6 gam

         nNa2SO3 = 0,05.126 = 6,3 gam

  • Câu 3: Nhận biết

    Phân đạm urea có công thức là

    Phân đạm urea có công thức là (NH2)2CO để cung cấp nguyên tố nitrogen cho đất và cây trồng.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Cho các dung dịch sau: NH4Cl, Na2SO4, Ba(HCO3)2. Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt các dung dịch đó?

     Hóa chất dùng để phân biệt là NaOH:

     

    NH4Cl

    Na2SO4

     Ba(HCO3)2
     NaOH  Tạo khí mùi khai  Không hiện tượng  Kết tủa trắng 

     

  • Câu 5: Vận dụng

    Dẫn từ từ V lít khí SO2 (đktc) vào lượng dư dung dịch Br2, không thấy khí thoát ra. Thêm tiếp dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch sau phản ứng, thu được 23,3 gam kết tủa. Giá trị của V là

    nBaSO4 = 23,3 : 233 = 0,1 mol

    Phương trình hóa học

    SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

    0,1 ← 0,1 (mol)

    BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

    0,1 ← 0,1 (mol)

    Theo phương trình hóa học ta có: nSO2 = nH2SO4 = 0,1 mol

    ⇒ V = 0,1.22,4 = 2,24 lít.

  • Câu 6: Nhận biết

    Khi cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4 và đun nóng có hiện tượng

    Phương trình hóa học:

    Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} BaSO4(trắng) + 2NH3(mùi khai) + 2H2O

  • Câu 7: Nhận biết

    Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO?

    Chất tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO \Rightarrow chất này đóng vai trò là chất khử.

    \Rightarrow FeO thỏa mãn.

    3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO↑ + 5H2O

  • Câu 8: Nhận biết

    Vị trí của nitrogen (N) trong bảng hệ thống tuần hoàn là:

    Nitrogen nằm ở ô 7, chu kì 2, nhóm VA trong bảng tuần hoàn.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Dãy chất nào nitrogen có số oxi hóa tăng dần là

    \overset{-3}{\mathrm N}{\mathrm H}_4\mathrm{Cl},\;{\overset0{\mathrm N}}_2,\;{\overset{+1}{\mathrm N}}_2\mathrm O,\;\overset{+2}{\mathrm N}\mathrm O,\;\mathrm H\overset{+5}{\mathrm N}{\mathrm O}_3.

  • Câu 10: Nhận biết

    SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử vì trong phân tử SO2

    SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử vì trong phân tử SO2 thì S có mức oxi hóa trung gian. 

  • Câu 11: Vận dụng cao

    Cho hỗn hợp N2 và H2 vào bình phản ứng có nhiệt độ không đổi. Sau một thời gian phản ứng, áp suất khí trong bình giảm 5% so với áp suất ban đầu. Biết tỉ lệ số mol của nitơ đã phản ứng là 10%. Thành phần phần trăm về số mol của N2 và H2 trong hỗn hợp đầu là:

    Áp suất giảm 5% nên số mol cũng giảm 5%. Nếu ban đầu có 100 mol hỗn hợp thì sau phản ứng còn 95ml

    Gọi:

    Số mol N 2 ban đầu là x mol

    Số mol H 2 ban đầu là y mol

    Theo đề bài: x + y = 100 (1)

    Phương trình:

    N 2 +

    3H 2\overset{t^{o},xt, p }{ightleftharpoons} 

    2NH 3

    Ban đầu

    x

    3x

    0,2x

    Phản ứng

    0,1x

    0,3x

    0,2x

    Sau phản ứng

    0,9x

    y - 0,3x

    0,2x

    Từ phương trình phản ứng ta có:

    0,9x + y - 0,3x + 0,2x = 95 (2)

    Từ (1) và (2) ta có

    x = 25 và y = 75

    Vậy ban đầu N2 (25%) và H2 (75%).

  • Câu 12: Thông hiểu

    S vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?

     \overset0{\mathrm S}\;+\;6\mathrm{NaOH}\;ightarrow\;2{\mathrm{Na}}_2\overset{-2}{\mathrm S}\;+\;{\mathrm{Na}}_2\overset{+4}{\mathrm S}{\mathrm O}_3\;+\;3{\mathrm H}_2\mathrm O.

    Trong phản ứng S vừa nhường electron vừa nhận electron \Rightarrow Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.

  • Câu 13: Vận dụng

    Cho 2,8 gam Fe tác dụng với S dư, sau phản ứng thu được 3,3 gam FeS. Hiệu suất phản ứng giữa Fe và S là

    nFe = 0,05 mol; nFeS = 0,0375 mol

                Fe + S \xrightarrow{\mathrm t^\circ} FeS

    mol: 0,0375 ← 0,0375

    Hiệu suất phản ứng:

    \mathrm H\;=\;\frac{0,0375}{0,05}.100\%\;=\;75\%

  • Câu 14: Vận dụng

    Hòa tan 12,8 gam Cu trong axit H2SO4 đặc, nóng dư. Thể tích khí SO2 thu được (đktc) là

    nCu = 12,8/64 = 0,2 (mol)

    Bảo toàn electron: 2nSO2 = 2nCu

    ⇒ nSO2 = nCu = 0,2 (mol) ⇒ V = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)

  • Câu 15: Thông hiểu

    Muối (NH4)CO3 không tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch của hóa chất nào sau đây?

    Ta có các phản ứng:

    (NH4)2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2NH3↑ + 2H2O

    (NH4)2CO3 + MgCl2 → MgCO3 + 2NH4Cl

    (NH4)2CO3 + FeSO4 → FeCO3↓ + (NH4)2SO4

    (NH4)2CO3 + 2NaOH → Na2CO3 + 2NH3↑ + 2H2O.

  • Câu 16: Vận dụng

    Hòa tan hết 30 gam hỗn hợp gồm một số kim loại trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thấy thoát ra 0,15 mol SO2; 0,1 mol S và 0,05 mol H2S. Số mol H2SO4 đã phản ứng là bao nhiêu?

    Ta coi hỗn hợp kim loại là R, hóa trị n có số mol là a 

    ⇒ Ra = 30

    Ta có: 

    nSO2 = 0,15 mol; nS = 0,1 mol; nH2S = 0,005 mol

    Quá trình cho và nhận e:

    S+6 → S+4 + 2e

    0,15 → 0,3 (mol)

    S+6 → S−2 + 8e

    0,05 → 0,4 (mol)

    S+6 → S0 + 6e

    0,1 → 0,6 (mol)

    R0→ R+n + ne

    a→ a → a.n (mol)

    Bảo toàn electron ta có: 

    anR = 0,4 + 0,6 + 0,3 = 1,3

    Bảo toàn nguyên tố S: 

    nS = nH2SO4 = n.nR2(SO4)n + nS + nH2S + nSO2

    ⇒ nH2SO4 = a.\frac{n_{R} }{2} + 0,15 + 0,1 + 0,05

    ⇒ nH2SO4 = 1,3: 2 + 0,3 = 0,95 mol.

  • Câu 17: Nhận biết

    Trong phân tử HNO3 nguyên tử N có

     Trong phân tử HNO3 nguyên tử N có: hoá trị IV, số oxi hoá +5. 

  • Câu 18: Vận dụng cao

    Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

    Ta có: nNO = 0,06 mol

    Quy đổi hỗn hợp oxit sắt thành Fe và O

    Gọi nFe = x mol; nO = y mol

    Ta có 56x + 16y = 11,36 (1)

    Quá trình nhường electron:

    Fe0 - 3e → Fe3+

    x → 3x

     

    Quá trình nhận electron:

    O0 + 2e → O-2

    y → 2y

    N+5 + 3e → N+2

    0,18 ← 0,06

    Áp dụng định luật bảo toàn electron, ta có:

    3x = 2y + 0,18 (2)

    Từ (1) và (2)

    → x = 0,16 mol và y = 0,15 mol

    ⇒ mFe(NO3)3 = 0,16. 242 = 38,72 (g).

  • Câu 19: Vận dụng

    Một bình kín có thể tích là 0,5 lít chứa 0,5 mol H2 và 0,5 mol N2, ở nhiệt độ toC. Khi ở trạng thái cân bằng có 0,2 mol NH3 tạo thành. Hằng số cân bằng Kc của phản ứng tổng hợp NH3 là:

    Trước phản ứng: [H2] = 1M, [N2] = 1M

    Sau phản ứng: [NH3] = 0,4M

              N2 + 3H2 \overset{t^{\circ}, xt }{ightleftharpoons} 2NH3

    mol:  1        1             0

    Pư:   0,2     0,6        0,4

    Spư: 0,8   0,4          0,4

    {\mathrm K}_{\mathrm C}=\frac{0,4^2}{0,8.{(0,4)}^3} =3,125

  • Câu 20: Vận dụng

    Cho 30,6 gam hỗn hợp Cu, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa 92,6 gam muối khan (không chứa muối ammonium). Nung hỗn hợp muối đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn. Giá trị của m là

    Hỗn hợp 30,6 gam kim loại (Cu, Fe, Zn) → 92,6 gam muối khan (Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Zn(NO3)2) → m gam chất rắn (CuO, Fe2O3, ZnO).

    mmuối khan = mkim loại + mNO3-

    \Rightarrow 92,6 = 30,6 + 62.nNO3-

    \Rightarrow nNO3-= 1 mol 

    \Rightarrow{\mathrm n}_{\mathrm O}=\frac{{\mathrm n}_{{\mathrm{NO}}_3}-}2=0,5\;(\mathrm{mol})

    \Rightarrow  m = 30,6 + 0,5.16 = 38,6 gam. 

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Chủ đề 2: Nitrogen và sulfur CD Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo