Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Chủ đề 3: Đại cương về hóa học hữu cơ CD

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Chủ đề 3 Đại cương về hóa học hữu cơ giúp bạn học củng cố rèn luyện kĩ năng thao tác làm các dạng đề thi Hóa 11.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Thông hiểu

    Cho các chất sau: CH3-O-CH3 (1), C2H5OH (2), CH3CH2CH2OH (3), CH3CH(OH)CH3 (4), CH3CH(OH)CH2CH­3 (5), CH3OH (6). Những cặp chất là đồng phân của nhau là

    (1) và (2) là đồng phân của nhau vì có cùng công thức phân tử C2H6O.

    (3) và (4) là đồng phân của nhau vì có cùng công thức phân tử C3H8O.

  • Câu 2: Thông hiểu

    Tỉ khối hơi cuả chất X so với hydrogen bằng 23. Phân tử khối của X là

     Phân tử khối của chất X:

    MX = 2.23 = 46 g/mol

  • Câu 3: Vận dụng

    Phenolphthalein - chất chỉ thị màu dùng nhận biết dung dịch base - có phần trăm khối lượng C, H và O lần lượt bằng 75,47%, 4,35% và 20,18%. Khối lượng mol phân tử của phenolphthalein bằng 318,0 g/mol. Hãy lập công thức phân tử của phenolphthalein.

    Ta thấy %C + %H + %O = 100%
    ⇒ Thành phần phân tử phenolphthalein gồm ba nguyên tố C, H, O nên ta đặt công thức phân tử là CxHyOz (với x, y, z nguyên dương). 

    \mathrm x=\hspace{0.278em}\frac{318.75,47\%}{12}=20

    \mathrm y\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{318.4,35\%}1=14

    \mathrm z\;=\;\frac{318.20,18\%}{16}=4

    \Rightarrow Công thức phân tử của phenolphthalein là C20H14O4

  • Câu 4: Nhận biết

    Giã lá chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm vải, sợi. Hãy cho biết cách làm sau đây thực chất thuộc vào loại phương pháp tách biệt và tinh chế nào?

     Cách làm trên dựa vào phương pháp chiết.

  • Câu 5: Vận dụng

    Hợp chất hữu cơ X (C, H, O, N) có công thức trùng với công thức đơn giản nhất, đốt cháy hoàn toàn 7,5 gam X, thu được 4,48 lít CO2; 1,12 lít N2 (các khí đều đo (đktc)) và 4,5 gam H2O. Số nguyên tử hydrogen trong một phân tử X là

    nCO2 = nC = 0,2 ⇒ mC = 2,4g

    nN = 2nN2 = 0,1 ⇒ mN = 1,4g

    nH = 2nH2O = 0,5 ⇒ mH = 0,5g

    ⇒ mO = mX – mC – mH – mN = 3,2g ⇒ nO = 0,2 mol

    nC : nH : nO : nN = 0,2 : 0,5 : 0,2 : 0,1 = 2: 5 : 2 : 1

    ⇒ Công thức phân tử X: C2H5O2N ⇒ Số nguyên tử H là 5

  • Câu 6: Nhận biết

    Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?

    Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon trừ một số hợp chất như CO, CO2, muối carbonate, các cyanide, các carbide,...

    \Rightarrow Cặp hợp chất hữu cơ là: CH3Cl, C6H5Br.

  • Câu 7: Nhận biết

    Chất nào sau đây là hydrocarbon?

    Hydrocarbon là những hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ chứa carbon và hydrogen.

    Vậy hydrocarbon là C5H10.

  • Câu 8: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn 6,0 gam một chất hữu cơ X. Sau phản ứng dẫn hỗn hợp sản phẩm cháy qua lần lượt các bình:

    - Bình 1: đựng dung dịch H2SO4 đặc nóng.

    - Bình 2: đựng dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2) dư.

    Thấy khối lượng bình 1 tăng 7,2 gam. Bình 2 xuất hiện 30 gam kết tủa.

    Công thức đơn giản nhất của X là:

    H2SO4 hấp thụ H2O ⇒ mH2O = 7,2 gam ⇒ nH2O = 0,4 mol.

    Ca(OH)2 dư hấp thụ CO2 ⇒ nCO2 = nCaCO3 = 0,3 mol.

    Bảo toàn C: nC = nCO2 = nCaCO3 = 0,3 mol.

    Bảo toàn H: nH = 2nH2O = 0,8 mol.

    mO = mX – mC – mH = 6 – 0,3.12 – 0,8.1 = 1,6 gam.

    ⇒ nO = 0,1 mol.

    ⇒ nC : nH : nO = 0,3 : 0,8 : 0,1 = 3 : 8 : 1

    ⇒ Công thức đơn giản nhất: C3H8O

  • Câu 9: Vận dụng

    Hai hợp chất A và B cùng có công thức thực nghiệm là CH2O. Phổ MS cho thấy A và B có các tín hiệu sau: 

    Chất AChất B
    m/zCường độ tương đối (%)m/zCường độ tương đối (%)
    291931 100 
    311005950
    60399016

    Biết mảnh [M+] có giá trị m/z lớn nhất. Công thức phân tử của A và B lần lượt là:

    Xác định công thức phân tử của A:

    Công thức đơn giản nhất: CH2O.

    Phân tử khối của A là 60 vì giá trị m/z của peak [M+]  bằng 60.

    ⇒ 60 = (12 + 1.2 + 16).n = 30.n ⇒ n = 2

    Công thức phân tử của A là C2H4O2.

    * Xác định công thức phân tử của B:

    Công thức đơn giản nhất: CH2O.

    Phân tử khối của B là 90 vì giá trị m/z của peak [M+]  bằng 90.

    ⇒ 90 = (12 + 1.2+ 16).n = 30.n ⇒ n = 3

    Công thức phân tử của B là C3H6O3.

  • Câu 10: Thông hiểu

    Xác định công thức đơn giản nhất của hợp chất có công thức OHCH2CH2CH2CH2OH:

    Công thức phân tử của hợp chất: C4H10O2

    \Rightarrow Công thức đơn giản nhất của hợp chất là C2H5O.

  • Câu 11: Nhận biết

    Phát biểu nào sau đây đúng về công thức đơn giản nhất?

    Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.

  • Câu 12: Nhận biết

    Chất nào sau đây là đồng đẳng của C2H5OH?

    Các chất đồng đẳng là các chất có thành phần phân tử hơn hoặc kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 và có tính chất hóa học tương tự nhau.

    \Rightarrow Đồng đẳng của C2H5OH là CH3OH

  • Câu 13: Thông hiểu

    Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C3H7Cl là

    Các công thức cấu tạo ứng với C3H7Cl:

    CH3-CH2-CH2-Cl

    CH3-CHCl-CH3.

  • Câu 14: Vận dụng cao

    Đốt cháy hoàn toàn 0,4524 gam hợp chất A sinh ra 0,3318 gam CO2 và 0,2714 gam H2O. Đun nóng 0,3682 gam chất A với vôi tôi xút để chuyển tất cả nitrogen trong A thành ammonia, rồi dẫn khí NH3 vào 20 ml dung dịch H2SO4 0,5 M. Để trung hoà acid còn dư sau khi tác dụng với NH3 cần dùng 7,7 ml dung dịch NaOH 1M. Biết MA= 60. Công thức phân tử của A là:

    Trong 0,4524 gam A:

    nC = nCO2 = 0,0075 mol

    nH = 2nH2O = 0,03 mol

    Trong 0,3682 gam A:

    nN = nNH3 = 2nH2SO4 – nNaOH = 0,0123 mol

    \Rightarrow Trong 0,4524 gam A có nN = 0,015 mol

    nO = (mA – mC – mH – mN):16 = 0,0075 mol

    \Rightarrow C : H : N : O = 1 : 4 : 1 : 2.

    Vì MA = 60 \Rightarrow Công thức phân tử của A là CH4ON2.

  • Câu 15: Nhận biết

    Công thức cấu tạo biểu diễn tất cả các nguyên tử và liên kết trong phân tử gọi là

    Công thức cấu tạo biểu diễn tất cả các nguyên tử và liên kết trong phân tử gọi là công thức cấu tạo đầy đủ.

  • Câu 16: Thông hiểu

    Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là

    1. thành phần nguyên tố nhất thiết phải chứa C.

    2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.

    3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.

    4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.

    5. dễ bay hơi, khó cháy.

    6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.

    Nhóm các ý đúng là:

     Nhóm các ý đúng là: 1, 2, 3.

    4 Sai. Liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hóa trị.

    5. Sai. Hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt và dễ cháy.

    6. Sai. Phản ứng hóa học xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau, tạo thành hỗn hợp sản phẩm.

  • Câu 17: Nhận biết

    Cho hợp chất A có công thức cấu tạo H2N-CH2-COOH. Trong A có bao nhiêu nhóm chức?

     Trong A có 2 nhóm chức là 

    -COOH: nhóm chức acid

    -NH2: nhóm chức amine

  • Câu 18: Thông hiểu

    Cho dãy chất: CH4; C6H6; C6H5OH; C2H5ZnI; C2H5PH2. Nhận xét nào sau đây đúng?

    CH4; C6H6; C6H5OH; C2H5ZnI; C2H5PH2 đều là hợp chất hữu cơ. 

  • Câu 19: Vận dụng

    Hợp chất Z có công thức đơn giản nhất là CH2Cl và có tỉ khối hơi so với helium bằng 24,75. Công thức phân tử của Z là

    Ta có:

    dMZ/He  = 24,75 \Rightarrow MZ = 24,75.4 = 99 

    Gọi công thức phân tử của Z là (CH2Cl)n:

    M(CH2Cl)n = 99 \Rightarrow 49,5n = 99

    \Rightarrow n =  2

    Vậy công thức phân tử của Z là C2H4Cl2.

  • Câu 20: Thông hiểu

    Dãy chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hydrocarbon?

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Chủ đề 3: Đại cương về hóa học hữu cơ CD Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 10 lượt xem
Sắp xếp theo