Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Chương 3

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Chương 3 Đại cương về hóa học hữu cơ gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức chương 3 Cân bằng hóa học sách Kết nối tri thức.
  • Thời gian làm: 25 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Nhận biết

    Hợp chất hữu cơ nào sau đây chứa nhóm chức ketone?

    Loại hợp chất Nhóm chức Ví dụ
    Alcohol -OH C2H5OH
    Aldehyde -CHO CH3CHO
    Carboxylic acid COOH- CH3COOCH3
    Amine -NH2 CH3NH2
    Ester -COO- CH3COOCH3
    Ether -O- CH3OCH3
    ketone CH3-CO-CH2-CH3

    Hợp chất hữu cơ CH3-CO-CH2-CH3 chứa nhóm chức ketone ()

  • Câu 2: Thông hiểu

    Cho hỗn hợp các chất sau: Pentane (sôi ở 36oC), heptane (sôi ở 98oC), octane (sôi ở 126 oC) và nonane (sôi ở 151oC). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây?

  • Câu 3: Thông hiểu

    Dãy các chất nào sau đây chỉ gồm các chất hữu cơ?

    Hợp chất của carbon là hợp chất hữu cơ, trừ một số chất như các oxide của carbon, muối carbonate, các carbide,...

    Dãy gồm các chất hữu cơ là: CCl4, C2H5Cl, C2H5OH, C3H6O2.

  • Câu 4: Nhận biết

    Liên kết hóa học trong phân tử chất hữu cơ chủ yếu là

     Liên kết hóa học trong phân tử chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị.

  • Câu 5: Nhận biết

    Khi tách và tinh chế các chất từ hỗn hợp dựa trên độ hòa tan khác nhau của các chất đó trong hai môi trường không hòa tan vào nhau, người ta thường sử dụng phương pháp nào sau đây?

    Chiết là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất dựa vào sự hòa tan khác nhau của chúng trong hai môi trường không trộn lẫn vào nhau.

  • Câu 6: Vận dụng

    Cho biết bản chất của các cách làm nào sau đây thuộc loại phương pháp chiết

    (a) Giã lá cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải.

    (b) Nấu rượu uống.

    (c) Ngâm rượu thuốc.

    (d) Làm đường cát, đường phèn từ nước mía.

    Bản chất cách làm a) thuộc loại phương pháp chiết.

    Bản chất cách làm b) thuộc loại phương pháp chưng cất.

    Bản chất cách làm c) thuộc loại phương pháp chiết.

    Bản chất cách làm d) thuộc loại phương pháp kết tinh.

    Vậy bản chất cách làm a) và c) thuộc phương pháp chiết.

  • Câu 7: Thông hiểu

    Công thức CxHyOzNt có độ bất bão hòa là

  • Câu 8: Nhận biết

    Chất nào sau đây chỉ chứa một liên kết ba trong phân tử là:

    Chất chỉ chứa 1 liên kết ba trong phân tử là (C2H2)

    Công thức cấu tạo thu gọn: CH ≡ CH

  • Câu 9: Thông hiểu

    Cho các phát biểu sau?

    (a) Nguyên tố carbon và hydrogen luôn có mặt trong thành phần hợp chất hữu cơ.

    (b) Hợp chất hữu cơ mà thành phần phân tử chỉ gồm các nguyên tố carbon và hydrogen là hydrocarbon.

    (c) Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon (trừ CO, CO2, các muối carbonate, các hợp chất cyanide, các carbide,...).

    (d) Phổ hồng ngoại cho phép xác định cả loại nhóm chức và số lượng nhóm chức đó có trong phân tử hữu cơ.

    (e) Phổ hồng ngoại cho phép xác định loại nhóm chức có trong phân tử hữu cơ.

    Số phát biểu đúng là:

    a) sai. Nguyên tố hydrogen không nhất thiết có mặt trong thành phần hợp chất hữu cơ (CCl4).

    b) Đúng.

    c) Đúng.

    d) Sai. Phổ hồng ngoại không cho phép xác định số lượng nhóm chức.

    e) Đúng.

  • Câu 10: Nhận biết

    Glucose là hợp chất hữu cơ có nhiều trong các loại quả chín, đặc biệt là quả nho. Công thức phân tử của glucose là C6H12O6. Công thức đơn giản nhất của glucose là.

    Công thức đơn giản nhất của glucose là CH2O.

  • Câu 11: Vận dụng

    Phân tích hợp chất hữu cơ Y ta có kết quả sau: carbon chiếm 54,54%, còn hydrogen chiếm 9,09% về khối lượng. Phát biểu nào sau đây không đúng?

    %C = 54,54%, 

    %H = 9,09%

    Ta có %C + %H = 54,54% + 9,09% < 100%. Vậy trong phân tử hợp chất hữu cơ Y còn có cả O. Vậy Y là dẫn xuất của hydrocarbon.

    %O = 100% - (54,54% + 9,09%) = 36,37%.

    Đặt công thức phân tử của Y là: CxHyOz ta có:

    x:y:z =\frac{\%m_{C} }{12}: \frac{\%m_{H} }{1}:\frac{\%m_{O} }{16}=\frac{54,54  }{12}:\frac{9,09}{1}:\frac{36,37}{16} =4,545:9,09:2,27

    = 2 : 4 : 1

    Công thức đơn giản của Y là: C2H4O

  • Câu 12: Thông hiểu

    Dãy chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng có công thức chung là CnH2n?

    Dãy chất C2H4, C3H6, C5H10, C6H12 đều có công thức chung là CnH2n

  • Câu 13: Vận dụng

    Cho các chất: CH2=CH−CH=CH2; CH3−CH2−CH=C(CH3)2; CH3−CH=CH−CH=CH2; CH3−CH=CH2; CH3−CH=CH−COOH. Số chất có đồng phân hình học là

    Các chất có đồng phân hình học là

    CH3−CH=CH−CH=CH2; CH3−CH=CH−COOH.

  • Câu 14: Nhận biết

    Độ tan của chất rắn thường được biểu diễn bằng 

    Độ tan của chất rắn thường được biểu diễn bằng số gam chất tan trong 100 gam dung môi.

  • Câu 15: Thông hiểu

    Cho các chất sau: CH3-O-CH3 (1), C2H5OH (2), CH3CH2CH2OH (3), CH3CH(OH)CH3 (4), CH3CH(OH)CH2CH­3 (5), CH3OH (6). Những cặp chất là đồng phân của nhau là

    (1) và (2) là đồng phân của nhau vì có cùng công thức phân tử C2H6O.

    (3) và (4) là đồng phân của nhau vì có cùng công thức phân tử C3H8O.

  • Câu 16: Nhận biết

    Tính chất của hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào

    Tính chất của hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất và số lượng các nguyên tử) và cấu tạo hóa học.

  • Câu 17: Vận dụng cao

    Đốt cháy hoàn toàn 0,4524 gam hợp chất A sinh ra 0,3318 gam CO2 và 0,2714 gam H2O. Đun nóng 0,3682 gam chất A với vôi tôi xút để chuyển tất cả nitrogen trong A thành ammonia, rồi dẫn khí NH3 vào 20 ml dung dịch H2SO4 0,5 M. Để trung hoà acid còn dư sau khi tác dụng với NH3 cần dùng 7,7 ml dung dịch NaOH 1M. Biết MA= 60. Công thức phân tử của A là:

    Trong 0,4524 gam A:

    nC = nCO2 = 0,0075 mol

    nH = 2nH2O = 0,03 mol

    Trong 0,3682 gam A:

    nN = nNH3 = 2nH2SO4 – nNaOH = 0,0123 mol

    \Rightarrow Trong 0,4524 gam A có nN = 0,015 mol

    nO = (mA – mC – mH – mN):16 = 0,0075 mol

    \Rightarrow C : H : N : O = 1 : 4 : 1 : 2.

    Vì MA = 60 \Rightarrow Công thức phân tử của A là CH4ON2.

  • Câu 18: Nhận biết

    Chất nào sau đây trong phân tử có liên kết ba?

    Công thức cấu tạo của C2H2 là: H–C≡C–H hay viết gọn là HC≡CH. Có 1 liên kết ba. 

  • Câu 19: Nhận biết

    Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau?

    Các chất hữu cơ có tính chất hoá học tương tự nhau và thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 được gọi là các chất đồng đẳng của nhau, chúng hợp thành một dãy đồng đẳng.

    Vậy cặp chất HCOOH, CH3COOH là đồng đẳng của nhau

  • Câu 20: Vận dụng

    Glutamic acid có công thức cấu tạo: HOOC – CH2 – CH2 – CH(NH2) – COOH. Các nhóm chức có trong phân tử glutamic acid là:

    Các nhóm chức có trong phân tử glutamic acid:

    - COOH: nhóm carboxyl

    - NH2: amino.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Chương 3 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 16 lượt xem
Sắp xếp theo