Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Chương 4

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Chương 4 Hydrocarbon gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức chương 3 Cân bằng hóa học sách Kết nối tri thức.
  • Thời gian làm: 25 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Nhận biết

    Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch KMnO4/H2SO4 tạo thành hợp chất hữu cơ đơn chức?

    Chất khi đun nóng với dung dịch KMnO4/H2SO4 tạo thành hợp chất hữu cơ đơn chức là hợp chất phân tử có một nhánh liên kết với vòng benzene. 

    ⇒ Hợp chất thỏa mãn là: C6H5CH3.

  • Câu 2: Nhận biết

    Biogas là một loại khí sinh học, được sản xuất bằng cách ủ kín các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi, sinh hoạt. Biogas được dùng để đun nấu, chạy máy phát điện sinh hoạt gia đình. Thành phần chính của biogas là

    Biogas hay khí sinh học là một hỗn hợp khí (chủ yếu là methane, chiếm hơn 60%) được sinh ra từ quá trình phân huỷ kị khí của các phụ phẩm nông nghiệp (chất thải của gia súc, gia cầm, rơm, rạ,...), rác thải hữu cơ,...

  • Câu 3: Vận dụng

    Hỗn hợp khí A gồm ethane và propane. Đốt cháy hỗn hợp A thu được khí CO2 và hơi nước theo tỷ lệ thể tích 11:15. Thành phần phần trăm theo khối lượng của hai chất lần lượt là:

    Gọi số mol của C2H6 và C3H8 lần lượt là a, b

    Ta có: VCO2 : VH2O = 11 : 15

    \frac{\;2\mathrm a\;+\;3\mathrm b}{3\mathrm a\;+\;4\mathrm b}\;\;=\;\frac{11}{15}

    \Rightarrow b = 3a

    Tỉ lệ thể tích bằng tỉ lệ số mol, giả sử nC2H6 là 1 mol \Rightarrow nC3H8 = 3 mol

    \Rightarrow mA = 1.30 + 3.44 = 162 gam

    % mC2H6 = ( 30/162). 100% = 18,5%

    % mC3H8 = 100% – 18,5% = 81,5%.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Cho phản ứng sau: HC≡CH + H2O \overset{HgSO_{4},\ \ H_{2}SO_{4},\
80^{o}C}{ightarrow}

    Sản phẩm của phản ứng trên là:

    Phản ứng cộng một phân tử HOH vào alkyne diễn ra khi có mặt của xúc tác là muối Hg(II) trong H2SO4, tạo thành aldehyde hoặc ketone.

    HC≡CH + H2O \overset{HgSO_{4},\ \ H_{2}SO_{4},\
80^{o}C}{ightarrow} CH3-CH=O

  • Câu 5: Thông hiểu

    Sản phẩm của phản ứng thế chlorine (1:1, ánh sáng) vào 2,2- dimethylpropane là:

    (1) CH3C(CH3)2CH2Cl;

    (2) CH3C(CH2Cl)2CH3;

    (3) CH3ClC(CH3)3

    2,2- dimethylpropane: (CH3)3C-CH3

    ⇒ chỉ có 1 vị trí thế Cl

    (CH3)3C-CH3 + Cl2 \overset{ánh\:  sáng}{ightarrow} (CH3)3C-CH2Cl + HCl

  • Câu 6: Nhận biết

    Ethylene là hormon sinh trưởng của thực vật, có tác dụng làm cây mau già và quả mau chín. Ethylene có tên gọi khác là

    Ethylene (CH2=CH2) có tên gọi khác là ethene.

  • Câu 7: Nhận biết

    Hợp chất 2,3-dimethylbutane có công thức cấu tạo là:

     

    2,3-dimethylbutane

  • Câu 8: Nhận biết

    Stiren không phản ứng được với chất nào sau đây?

    Stiren không phản ứng được với dung dịch NaOH.

    Stiren làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường: 

    3C6H5CH=CH2 + 2KMnO 4 + 4H2O → 3C6 H5-CHOH-CH2OH + 2KOH + 2MnO2

    Stiren tác dụng với dung dịch Brom

    C6H5-CH=CH2 + Br2 → C6H5-CHBr-CH2Br

    Stiren tác dụng với H2 ở điều kiện thích hợp.

  • Câu 9: Nhận biết

    Chất nào dưới đây khi phản ứng với HCl thu được sản phẩm chính là 2-chlorobutane?

  • Câu 10: Thông hiểu

    Số sản phẩm của phản ứng thế chlorine (1:1, ánh sáng) vào 2,2-dimethylpropane là

    2,2-dimethylpropane

    4 nhóm -CH3 có vị trí đối xứng nhau nên chỉ có 1 sản phẩm thế chlorine 1:1

  • Câu 11: Thông hiểu

    Khi nung nóng butane với xúc tác thích hợp thì thu được ethane. Phản ứng đã xảy ra là

    Khi nung nóng butane với xúc tác thích hợp thì thu được ethane.

    Phản ứng đã xảy ra là

    C4H10 \xrightarrow{t^o,xt} C2H6 + C2H4.

  • Câu 12: Thông hiểu

    Khi cho propene tác dụng với dung dịch HBr, theo quy tắc Markovnikov sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính?

     Quy tắc Markovnikov: Trong phản ứng cộng HX vào hydrocarbon không no, nguyên tử H ưu tiên cộng vào nguyên tử carbon mang liên kết đôi có nhiều hydrogen hơn (bậc thấp hơn) còn nguyên tử X cộng vào nguyên tử carbon mang liên kết đôi chứa ít hydrogen hơn (bậc cao hơn).

    Vậy sản phẩm chính của phản ứng là CH3 – CHBr– CH3

  • Câu 13: Vận dụng

    Cho 100 ml benzen (D = 0,879 g/ml) tác dụng với một lượng vừa đủ brom lỏng (có mặt bột sắt, đun nóng) thu được 80 ml brombenzen (D = 1,495 g/ml). Hiệu suất brom hóa đạt là

    Ta có:

    mbenzen = 100.0,879 = 87,9 gam

    → nbenzen = 87,9:78 = 1,127 mol

    mbrom benzen = 80.1,495 = 119,6 gam

    → nbrom benzen = 119,6: 157 = 0,762 mol

    → H = 0,762 : 1,127.100% = 67,6%.

  • Câu 14: Nhận biết

    Chọn định nghĩa đúng về alkene.

    Ứng với công thức phân tử CnH2n còn có xicloalkane.

    Có thể có mạch vòng không no, chỉ chứa 1 nối đôi trong phân tử.

    Ứng với công thức phân tử CnH2n có thể là alkene (không no) hoặc xicloalkane (no).

    Alkene là những hydrocarbon không no có công thức CnH2n (n≥2).

  • Câu 15: Thông hiểu

    Trong phân tử toluene C7H8, có bao nhiêu liên kết đôi C=C?

    Chỗ nhập nội dung câu trả lời tự luận
    Đáp án là:

    Trong phân tử toluene C7H8, có bao nhiêu liên kết đôi C=C?

    Chỗ nhập nội dung câu trả lời tự luận

    Công thức cấu tạo của toluene:

    Trong phân tử toluene C7H8, có 3 liên kết đôi C=C.

  • Câu 16: Vận dụng cao

    Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch bromine (dư) thì khối lượng bình bromine tăng 16,2 gam và thoát ra 6,72 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là

    Gọi số mol C2H2 và số mol H2 ban đầu là x:

    Bảo toàn khối lượng: mX = mY = mbình brom tăng + m khí thoát ra

    ⇒ 26a + 2a = 16,2 + 0,3.8.2

    ⇒ a = 0,75 mol

    Đốt X và Y tiêu tốn lượng O2 bằng nhau nên:

    C2H2 + 5/2O2 \xrightarrow{t^\circ} 2CO2 + H2O

    H2 + 1/2O2 \xrightarrow{t^\circ} H2O

    ⇒ nO2 = 2,5a + 0,5a = 2,25 mol

    ⇒ V = 50,4 lít

  • Câu 17: Nhận biết

    Hợp chất nào sau đây là một alkyne?

  • Câu 18: Vận dụng

    Alkane X có chứa 20% hydrogen theo khối lượng. Tổng số nguyên tử trong một phân tử X là

     Gọi công thức phân tử của X là CnH2n+2

    Theo bài ra ta có:

    \%\mathrm H\;=\;\frac{2\mathrm n+2}{14\mathrm n+2}.100\%\;=\;20\%

    \Rightarrow n = 2 (C2H6)

    vậy tổng số nguyên tử trong phân tử là 8

  • Câu 19: Thông hiểu

    Oxi hóa ethyne bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là:

    Phương trình phản ứng:

    3C2H2 + 8KMnO4 → 3(COOK)2 + 8MnO2↓ + 2KOH + 2H2O

    Sản phẩm KOOC-COOK, KOH, MnO2, H2O.

  • Câu 20: Vận dụng

    Ở mỗi ý (a), (b), (c), (d), hãy chọn đúng hoặc sai.

    Thí nghiệm điều chế và thử tính chất của ethylene được tiến hành theo các bước sau:

    Bước 1: Cho 2 ml ethanol khan vào ống nghiệm khô đã có sẵn vài viên đá bọt (ống số 1) rồi thêm từ từ 4 ml dung dịch H2SO4 đặc và lắc đều. Nút ống số 1 bằng nút cao su có ống dẫn khí rồi lắp lên giá thí nghiệm.

    Bước 2: Lắp lên giá thí nghiệm khác một ống hình trụ được đặt nằm ngang (ống số 2) rồi nhồi một nhúm bông tẩm dung dịch NaOH đặc vào phần giữa ống. Cắm ống dẫn khí của ống số 1 xuyên qua nút cao su rồi nút vào một đầu của ống số 2. Nút đầu còn lại của ống số 2 bằng nút cao su có ống dẫn khí, nhúng ống dẫn khí của ống số 2 vào dung dịch KMnO4 đựng trong ống nghiệm (ống số 3).

    Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng hỗn hợp trong ống số 1.

    Ở mỗi phát biểu sau, hãy chọn đúng hoặc sai:

    (a) Đá bọt có vai trò là chất xúc tác của phản ứng. Sai || Đúng

    (b) Bông tẩm dung dịch NaOH đặc có tác dụng loại bớt tạp chất trong khí sinh ra. Đúng || sai

    (c) Phản ứng trong ống số 3 sinh ra ethylene glycol. Đúng || sai

    (d) Nếu thu khí ethylene đi ra từ ống dẫn khí của ống số 2 thì dùng phương pháp dời nước. Đúng || sai

    Đáp án là:

    Ở mỗi ý (a), (b), (c), (d), hãy chọn đúng hoặc sai.

    Thí nghiệm điều chế và thử tính chất của ethylene được tiến hành theo các bước sau:

    Bước 1: Cho 2 ml ethanol khan vào ống nghiệm khô đã có sẵn vài viên đá bọt (ống số 1) rồi thêm từ từ 4 ml dung dịch H2SO4 đặc và lắc đều. Nút ống số 1 bằng nút cao su có ống dẫn khí rồi lắp lên giá thí nghiệm.

    Bước 2: Lắp lên giá thí nghiệm khác một ống hình trụ được đặt nằm ngang (ống số 2) rồi nhồi một nhúm bông tẩm dung dịch NaOH đặc vào phần giữa ống. Cắm ống dẫn khí của ống số 1 xuyên qua nút cao su rồi nút vào một đầu của ống số 2. Nút đầu còn lại của ống số 2 bằng nút cao su có ống dẫn khí, nhúng ống dẫn khí của ống số 2 vào dung dịch KMnO4 đựng trong ống nghiệm (ống số 3).

    Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng hỗn hợp trong ống số 1.

    Ở mỗi phát biểu sau, hãy chọn đúng hoặc sai:

    (a) Đá bọt có vai trò là chất xúc tác của phản ứng. Sai || Đúng

    (b) Bông tẩm dung dịch NaOH đặc có tác dụng loại bớt tạp chất trong khí sinh ra. Đúng || sai

    (c) Phản ứng trong ống số 3 sinh ra ethylene glycol. Đúng || sai

    (d) Nếu thu khí ethylene đi ra từ ống dẫn khí của ống số 2 thì dùng phương pháp dời nước. Đúng || sai

    (a) sai. Đá bọt có vai trò làm cho chất lỏng sôi đều và không trào lên khi đun nóng.

    (c) đúng. Bông tẩm dung dịch NaOH đặc có tác dụng loại bớt khí SO2, CO2 sinh kèm theo.

    (d) đúng: C2H4 + H2O + KMnO4 → C2H4(OH)2 + MnO2 + KOH.

    (e) đúng, vì ethylene không tan trong nước nên thu bằng phương pháp đẩy nước.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Chương 4 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 20 lượt xem
Sắp xếp theo