Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 Chương 3 Amin, amino axit và protein

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 Chương 3 Amin, amino axit và protein giúp bạn học củng cố rèn luyện kĩ năng thao tác làm các dạng đề thi Hóa 12.
  • Thời gian làm: 20 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Nhận biết

    Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng?

     Axit α-aminopropionic: H2NCH(CH3)COOH.

    Axit α,ɛ-điaminocaproic: H2N(CH2)4CH(NH2)COOH.

    Axit α-aminoglutaric: HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH. Có số nhóm COOH > NH2 → làm quỳ tím chuyển thành màu hồng.

    Axit aminoaxetic: H2NCH2COOH.

  • Câu 2: Vận dụng

    X là một tetrapeptit cấu tạo từ amino axit  A, trong phân tử có 1 nhóm (-NH2), 1 nhóm (-COOH), no, mạch hở. Trong A, oxi chiếm 42,67% khối lượng. Thủy phân m gam X trong môi trường axit thì thu được 28,35 gam tripeptit; 79,2 gam đipeptit và 101,25 gam A. Giá trị của m là

     Ta có: trong A có 1 nhóm (-COOH) mà oxi chiếm 42,67% khối lượng

    \Rightarrow M_A\;=\;\frac{2.16}{42,67\%}\;=\;75\;(Glyxin)

     ⇒  X là Gly-Gly-Gly-Gly

    {n_X\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}(\frac{28,35}{189}.3\hspace{0.278em}+\hspace{0.278em}\frac{79,2}{132}.2\hspace{0.278em}+\hspace{0.278em}\frac{101,25}{75})\hspace{0.278em}:\hspace{0.278em}4\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}0,75}\;mol

    ⇒ m =0,75.246 = 184,5 gam.

  • Câu 3: Vận dụng

    Trùng ngưng axit ε-aminocaproic thu được m kg polime và 14,4 kg H2O. Hiệu suất phản ứng đạt 92%. Giá trị của m là:

     nH2N(CH2)5COOH → Nilon-6 + nH2O

    nH2O = 0,8 kmol

    Ta có: nε-aminocaproic = nH2O = 0,8 kmol

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

    mε-aminocaproic – mH2O = mpolime = 0,8.( 131 – 18) = 90,4 kg

    H = 92% nên:

    mε-aminocaproic thực tế = 90,4.92% = 83,17 kg.

  • Câu 4: Nhận biết

    Số lượng đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là:

    Có 4 đồng phân cấu tạo của amin có công thức phân tử C3H9N.

    CH3-CH2-CH2-NH2 

    CH3-CH(NH2)-CH3

    CH3-CH2-NH-CH3

    N(CH3)3

  • Câu 5: Thông hiểu

    Một hemoglobin (hồng cầu của máu) chứa 0,4% Fe (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử Fe). Phân tử khối gần đúng của hemoglobin trên là

     Mhemoglobin = 56 : 0,4% = 14000 đvC

  • Câu 6: Thông hiểu

    Hợp chất có công thức phân tử C3H9O2N. Số đồng phân có tính chất lưỡng tính (vừa tác dụng với dung dịch NaOH và tác dụng với dung dịch HCl) là

     Theo bài ra ta có số đồng phân có tính chất lưỡng tính, để thỏa mãn có 3 C mà có 9H ⇒ hợp chất là muối amoni của axit cacboxylic.

     ⇒ Các chất thỏa mãn gồm:

    C2H5COONH4

    CH3COONH3CH3

    HCOONH3CH2CH3

    HCOONH2(CH3)2

  • Câu 7: Nhận biết

    α-amino axit là amino axit mà có nhóm amino gắn ở cacbon có vị trí thứ mấy?

  • Câu 8: Thông hiểu

    Thuốc thử nào để nhận biết các dung dịch: Lòng trắng trứng (anbumin), glucozơ, glixerol, anđehit axetic

    Dùng Cu(OH)2/OH-:

    - Glucozơ: Cu(OH)2 tan ở nhiệt độ thường và tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O khi đun nóng.

    - Glixerol: Cu(OH)2 chỉ tan ở nhiệt độ thường.

    - Andehit axetic: chỉ tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O khi đun nóng.

    - Lòng trắng trứng: phản ứng màu biure tạo màu tím.

    - Rượu etylic: không có phản ứng \Rightarrow không có hiện tượng.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Cho các chất sau:

    (1)  ClH3NCH2

    (2)  H2NCH(CH3)-CONH-CH2

    (3)  (HOOCCH2NH3)2SO4.

    (5)  CH3COOC6H5.

    Số chất trong dãy khi tác dụng với NaOH (dư, đun nóng) thu được dung dịch chứa 2 muối là bao nhiêu:

    (1) ClH3NCH2COOH + 2NaOH → H2NCH2COONa + NaCl + H2O → 2 muối.

    (2) H2NCH(CH3)-CONH-CH2COOH + 2NaOH → H2NCH(CH3)-COONa + H2N-CH2COONa + H2O → 2 muối.

    (3) (HOOCCH2NH3)2SO4 + 4NaOH → 2H2N-CH2-COONa + Na2SO4 + 4H2O → 2 muối.

    (4) CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O

    → 2 muối

  • Câu 10: Nhận biết

    Peptit có CTCT như sau: H2NCH(CH3)CONHCH2CONHCH(COOH)CH(CH3)2.Tên gọi đúng của peptit trên là

  • Câu 11: Thông hiểu
    Hòa tan 0,1 mol metylamin vào nước được 1 lít dung dịch X. Khi đó:

     Do metylamin là bazơ yếu nên khi hòa vào nước có cân bằng:

               CH3NH2 + H2O ightleftharpoons CH3NH3+ + OH-

    Phân li không hoàn toàn nên nồng độ của ion CH3NH3+ < 0,1M

  • Câu 12: Nhận biết

    Số đồng phân bậc 2 có công thức phân tử C4H11N là

    Số đồng phân amin bậc 2 của C4H11N là: CH3CH2NHCH3CH2; CH3CH2CH2NHCH3; CH3CH(CH3)NHCH3.

  • Câu 13: Nhận biết

    Các peptit có từ 11-50 gốc α-amino axit được gọi là:

  • Câu 14: Nhận biết

    Trong phân tử Gly-Ala đầu, amino axit đầu C chứa nhóm:

  • Câu 15: Nhận biết

    Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là

  • Câu 16: Thông hiểu

    Thành phần phần trăm về khối lượng của nitơ trong phân tử anilin là:

     CTPT của anilin là C6H7N:

    \%N\;=\;\frac{14}{12.6+7+14}.100\%\;=\;15,05\%

  • Câu 17: Vận dụng cao

    Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m + 30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thì thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Giá trị của m là:

     Gọi x, y lần lượt là số mol của alanin và axit glutamic.

    • Khi phản ứng với HCl:

    nmuối = nalanin + naxit gluctamic = x + y

    ⇒ mmuối = 52,5(x + y) – 16(x+y) = (36,5+ m) – m

    ⇒ 36,5x + 36,5y = 36,5                      (1)

    • Khi phản ứng với NaOH:

    nmuối = nalanin + 2naxit glutamic = x + 2y

    ⇒ mmuối = 22x + 44y = (30,8 + m) – m

    ⇒ 22x + 44y = 30,8                            (2)

    Từ (1), (2) ta được: x = 0,6; y = 0,4.

    ⇒ m = 0,6.89 + 0,4.147 = 112,2 gam.

  • Câu 18: Vận dụng

    Cho bốn ống nghiệm đựng các hỗn hợp sau:

    (1) benzen + phenol.

    (2) Anilin + dung dịch HCl dư.

    (3) Anilin + dung dịch NaOH.

    (4) Anilin + H2O.

    Ống nghiệm có sự tách lớp các chất lỏng là

    Ống (1): Phenol tan tốt trong benzen nên không có sự tách lớp.

    Ống (2): Anilin tác dụng với HCl tạo thành muối tan nên không có sự tách lớp.

    CH5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

    Ống (3): anilin không phản ứng với dung dịch NaOH → có sự tách lớp.

    Ống (4): anilin không tan trong nước → có sự tách lớp

  • Câu 19: Nhận biết

    Etylamin (C2H5NH2) tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch?

  • Câu 20: Nhận biết

    Phát biểu nào dưới đây về tính chất vật lí của amin không đúng?

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 Chương 3 Amin, amino axit và protein Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 35 lượt xem
Sắp xếp theo