Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 Chương 5 Đại cương về kim loại

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 Chương 5: Đại cương về kim loại giúp bạn học có thể đánh giá năng lực thông qua bộ câu hỏi tổng hợp được trộn câu hỏi từ đó bạn học sẽ được luyện câu hỏi ở các mức độ khác nhau.
  • Thời gian làm: 20 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Nhận biết

    Các tính chất sau: tính dẻo, ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt của kim loại là do

    Những tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim) gây ra do các electron tự do trong kim loại.

  • Câu 2: Vận dụng

    Trong oxit cao nhất của một ng tố R thuộc nhóm IA có chứa 17,02% oxi về khối lượng. R là

    R thuộc nhóm IA nên gọi công thức oxit cao nhất của R là R2O

    Ta có:

    \frac{{\mathrm M}_{\mathrm O}}{2{\mathrm M}_{\mathrm R}\;+\;{\mathrm M}_{\mathrm O}}.100\%\;=\;17,02\%

    \Rightarrow MR = 39 (kali: K)

  • Câu 3: Thông hiểu

    Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình:

    Do Fe có tính khử lớn hơn Sn, đủ điểu kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa nên Fe sẽ bị ăn mòn điện hóa.

  • Câu 4: Nhận biết

    Một loại hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C (0,01% - 2%) và một lượng rất ít các nguyên tố Si, Mn, S, P. Hợp kim đó là

    Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cacbon chiếm dưới 2%.

  • Câu 5: Nhận biết

    Dãy nào sau đây sắp xếp các kim loại đúng theo thứ tự tính khử tăng dần?

  • Câu 6: Thông hiểu

    Để tách riêng các chất khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Al cần phải dùng hóa chất nào sau đây là thích hợp nhất?

  • Câu 7: Nhận biết

    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ăn mòn hoá học?

    Ăn mòn hóa học không làm phát sinh dòng điện.

    Kim loại tinh khiết vẫn có thể bị ăn mòn hóa học.

    Ăn mòn hóa học không phải là ăn mòn điện hóa.

  • Câu 8: Thông hiểu

    Tiến hành bốn thí nghiệm sau:

    Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;

    Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;

    Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;

    Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

     Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa:

    Điều kiện 1: Có 2 cực (2 kim loại khác nhau hoặc 1 kim loại 1 phi kim)

    Điều kiện 2: 2 cực này phải tiếp xúc (trực tiếp hoặc gián tiếp)

    Điều kiện 3: Cùng được nhúng vào dung dịch chất điện ly

    \Rightarrow Thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là 2 và 4.

  • Câu 9: Nhận biết

    Liên kết trong mạng tinh thể kim loại là liên kết:

  • Câu 10: Thông hiểu

    Có 3 mẫu hợp kim: Cu-Ag; Cu-Al; Cu-Zn. Chỉ dùng 1 dung dịch axit thông dụng và 1 dung dịch bazơ thông dụng nào sau đây để phân biệt được 3 mẫu hợp kim trên?

     B1: Sử dụng dung dịch H2SO4 loãng: Cho từng mẫu hợp kim vào dung dịch H2SO4

    - Mẫu nào không bị hòa tan là Cu-Ag.

    - 2 mẫu còn lại bị tan một phần và có khí thoát ra là: Cu-Al; Cu-Zn.

    2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

    Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

    B2: Nhỏ tiếp từng giọt NH3 đến dư vào các sản phẩm tạo thành của hai mẫu Cu-Al; Cu-Zn.

    -  Mẫu xuất hiện kết tủa và không tan là Cu-Al.

     Al2(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4

    - Mẫu xuất hiện kết tủa, kết tủa tan là Cu-Zn.

     ZnSO4 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 + (NH4)2SO4

  • Câu 11: Vận dụng

    Cho 2,52 gam một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 (loãng) tạo ra 6,84 gam muối sunfat. Kim loại đó là:

     Gọi kim loại là M:

    nM = 2,52/M 

    2M   + xH2SO4 ightarrow M2(SO4)x + xH2

    \frac{2,52}{\mathrm M}\;\;\;\;\;\;\;\;\;ightarrow\;\;\;\;\;\;\;\;2.\frac{2,52}{\mathrm M}

    \Rightarrow M = 28.x

    • Với x = 1 \Rightarrow M  = 28 (loại)
    • Với x = 2 \Rightarrow M = 56 (Fe)
    • Với x = 3 \Rightarrow M = 84 (loại)
  • Câu 12: Nhận biết

    Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại 

    Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những khối kẽm. Kết quả là kẽm bị nước biển ăn mòn thay cho thép.

  • Câu 13: Nhận biết

    Trong ăn mòn điện hóa, xảy ra

     Trong ăn mòn điện hóa, xảy ra sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương.

  • Câu 14: Thông hiểu

    Cho các phản ứng sau:

    a) Cu2+ + Fe → Cu + Fe2+

    b) Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

    c) Fe2+ + Mg → Fe + Mg2+

    Nhận xét nào dưới đây là đúng?

     Chiều của phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa - khử diễn ra theo quy tắc \alpha: Phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa - khử sẽ xảy ra theo chiều chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử mạnh hơn, sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn:

    Từ a) \Rightarrow tính oxi hóa của Cu2+ mạnh hơn Fe2+; tính khử của Fe mạnh hơn Cu.

    Tương tự với phản ứng b, c.

    Vậy nhận xét đúng là:

    Tính oxi hoá: Fe3+ > Cu2+ > Fe2+> Mg2+.

  • Câu 15: Vận dụng cao

    Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO42- không bị điện phân trong dung dịch)

    Tại catot: Cu2+: a mol; Na+: b mol;

    Cu2+ + 2e → Cu

    a ⟶ 2a

    Khi hết Cu2+:

    2H2O + 2e → 2OH+H2

    Tại anot: Cl: b mol; SO42-: a mol; H2O

    2Cl→ Cl2 + 2e

    b          ⟶      b

    Khi hết Cl:

    2H2O − 4e → 4H+ + O2

    Vì dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng nên ở catot Cu2+ hết trước Cl ở anot, còn ở anot Clvẫn điện phân

    ⟹ 2a < b

  • Câu 16: Nhận biết

    Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất

    Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường e, chất oxi hóa (chất bị khử) là chất nhận e.

    Khi điều chế kim loại, các ion kim loại nhận e để tạo thành kim loại do đó chúng đóng vai trò là chất bị khử

  • Câu 17: Nhận biết

    Kim loại có tính nhiễm từ là

     Kim loại có tính nhiễm từ là Fe

  • Câu 18: Vận dụng

    Trong bình kín chứa 0,5 mol CO và m gam Fe3O4. Đun nóng bình cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khí trong bình có tỉ khối so với khí CO ban đầu là 20,4. Giá trị của m là

    Theo bài ra CO dư; Fe3O4 hết

    Gọi x, y lần lượt là số mol của CO và CO2 sau phản ứng:

    Ta có:

    nCObđ = nCO dư + nCO2 

    \Rightarrow 0,5 = x + y                                (1)

    mhh khí = 0,5.1,457.28 = 20,4 gam

    \Rightarrow 28x + 44y = 20,4                     (2)

    Từ (1) và (2) có x = 0,1 và y = 0,4

    Phương trình hóa học

    4CO + Fe3O4 ightarrow 4CO2 + 3Fe

                   0,1  ←    0,4                   mol

    m = 0,1.232 = 23,2 gam.

  • Câu 19: Thông hiểu

    Thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

    Thí nghiệm cho lá sắt nguyên chất vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng xảy ra ăn mòn điện hoá, do thỏa mãn cả 3 điều kiện về ăn mòn điện hóa học: Xuất hiện cặp Fe – Cu, tiếp xúc trực tiếp với nhau và các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.

  • Câu 20: Nhận biết

    Một số hoá chất được để trên ngăn tủ có khung bằng kim loại. Sau một thời gian, người ta thấy khung kim loại bị gỉ. Hoá chất nào dưới đây có khả năng gây ra hiện tượng trên?

     Hóa chất có khả năng gây ra ăn mòn kim loại là axit HCl vì HCl có khả năng phản ứng với kim loại.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 Chương 5 Đại cương về kim loại Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo