Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 Chương 6 Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 Chương 6 Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm giúp bạn học có thể đánh giá năng lực thông qua bộ câu hỏi tổng hợp được trộn câu hỏi từ đó bạn học sẽ được luyện câu hỏi ở các mức độ khác nhau.
  • Thời gian làm: 20 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Vận dụng

    Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch X chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu dược V lít khí (đktc) và dung dịch Y. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là:

    Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa (CaCO3)

    ⇒ X có chứa NaHCO3 và Na2CO3 phản ứng hết tạo thành NaHCO3

    Phương trình phản ứng

    Na2CO3 + HCl → NaHCO3 + NaCl

    b mol → b mol → b mol

    NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

    (a – b) ← (a – b)mol → (a – b)mol

    Vậy V = 22,4(a - b)

  • Câu 2: Vận dụng cao

    Tiến hành thí nghiệm nhúng kim loại Zn vào một dung dịch chứa hỗn hợp 6,4 gam CuSO4 và 12,48 gam CdSO4. Sau khi Cu và Cd bị đẩy hoàn toàn khỏi dung dịch thì khối lượng thanh kẽm tăng hay giảm bao nhiêu?

    Ta có: nCuSO4 = 6,4:160 = 0,04 (mol);

    nCdSO4 = 12,48:208 = 0,06 (mol)

    Phương trình phản ứng xảy ra:

    CuSO4 + Zn → ZnSO4 + Cu (1)

    0,04 → 0,04 (mol)

    CdSO4 + Zn → ZnSO4 + Cd (2)

    0,06 → 0,06 (mol)

    Từ (1) và (2) ⇒ ∑mCu + Cd = (0,04.64) + (0,06.112) = 9,28 (gam)

    Và mZn tham gia phản ứng = (0,04 + 0,06).65 = 6,5 (gam)

    Vậy khối lượng thanh Zn tăng:

    9,28 - 6,5 = 2,78 (gam).

  • Câu 3: Thông hiểu

    Nhận định nào sau đây là đúng?

    Nước tự nhiên có hòa tan một số muối như Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, CaSO4, MgSO4, CaCl2, MgCl2. Vì vậy, nước tự nhiên thường có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.

  • Câu 4: Nhận biết

    Ứng dụng nào sau đây không phải của CaCO3:

    CaCO3 được dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi, xi măng, thủy tinh,...

    Đá hoa dùng trong các công trình mĩ thuật (tạc tượng, trang trí,...)

    Đá phấn nghiền thành bột mịn làm phụ gia của thuốc đánh răng, thức ăn gia súc...

  • Câu 5: Nhận biết

    Những vật dụng bằng nhôm không bị gỉ khi để lâu trong không khí vì bề mặt của những vật dụng này có một lớp màng. Lớp màng này là?

  • Câu 6: Thông hiểu

    Để phân biệt Zn(NO3)2 và Al(NO3)3 người ta sử dụng hóa chất nào sau đây

    Khi cho NH3 vào 2 dung dịch cả 2 dung dịch đều xuất hiện kết tủa hiđroxit, nhưng Zn(OH)2 tạo thành có khả năng tạo phức với NH3 nên kết tủa lại tan, còn với Al(OH)3 không tan trong NH3

    Phương trình phản ứng minh họa:

    Al(NO3)3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3 NH4NO3

    Zn(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 + 2 NH4NO3

  • Câu 7: Vận dụng

    Cho một mẫu hợp kim Na - K tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 6,72 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là

    Gọi chung hai kim loại trong mẫu hợp kim là M:

           2M + 2H2O → 2MOH + H2

    mol:                         0,6  ←  0,3

           H2SO4 + 2MOH → M2SO4 + 2H2O

    mol:  0,3    ←   0,6

    ⇒ Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là:

    {\mathrm V}_{{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4}=\frac{0,3}2=0,15\;(\mathrm l)\;=\;150\;\mathrm{ml}

  • Câu 8: Nhận biết

    Muối nào sau đây không bị nhiệt phân

     Muối cacbonat trung hòa của kim loại kiềm không bị nhiệt phân.

  • Câu 9: Nhận biết

    Thạch cao nung dùng trong y tế để bó bột khi gãy xương. Công thức của thạch cao nung là 

    Thạch cao nung dùng trong y tế để bó bột khi gảy xương. Công thức của thạch cao nung là CaSO4.H2O.

  • Câu 10: Vận dụng

    Hòa tan hoàn toàn 11,5 gam Na vào 400 ml dung dịch HCl nồng độ a mol/l thu được dung dịch X. Dung dịch X hòa tan vừa đủ 8,1 gam Al thu được dung dịch Y. Dung dịch Y làm quỳ tím hóa xanh. Giá trị của a là:

    nNa = 0,5 mol; nAl = 0,3 mol

    Do dung dịch Y làm xanh quỳ \Rightarrow Dung dịch Y  có NaOH.

    Na + HCl ightarrow NaCl + 1/2H2O

    2Na + 2H2O ightarrow 2NaOH + H2

    2NaOH + 2Al + 2H2O ightarrow 2NaAlO2 + 3H2

      0,3  \leftarrow  0,3

     \RightarrownHCl = 0,5 - 0,3 = 0,2 mol

    \Rightarrow CMHCl = a = 0,2/0,4 = 0,5 M

  • Câu 11: Nhận biết

    Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

     Al2O3 có tính lưỡng tính 

     

  • Câu 12: Nhận biết

    Khi điều chế Na, người ta điện phân nóng chảy NaCl với anot làm bằng:

     Khi điều chế Na, người ta điện phân nóng chảy NaCl với anot làm bằng than chì.

  • Câu 13: Thông hiểu

    Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng, thu được hỗn hợp gồm 0,15 mol khí NO2 và 0,1 mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là

     Gọi số mol của Al là x

    Quá trình nhường electron

    \mathrm{Al}^0ightarrow\mathrm{Al}^{+3}+3\mathrm e

    x                → 3x   

     

     

    Quá trình nhận electron

    2\mathrm N^{+5}+8\mathrm eightarrow\mathrm N^{+1}\;({\mathrm N}_2\mathrm O)

            1,2 ← 0,15

    \mathrm N^{+5}+3\mathrm eightarrow\mathrm N^{+2}\;(\mathrm{NO})

             0,3 ← 0,1

    Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có:

    3x = 1,2 + 0,3 ⇔ x = 0,5 mol

    Khối lượng của Al là:

    mAl = 0,5.27 = 13,5 gam

  • Câu 14: Nhận biết

    Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

    Al2O3 là oxit có tính lưỡng tính: vừa tác dụng với acid, vừa tác dụng với base.

  • Câu 15: Thông hiểu

    Cho các chất sau: Al, CO2, FeCl2, KHCO3, CuSO4, MgCl2. Số chất phản ứng với dung dịch KOH loãng nóng là:

    Phương trình phản ứng minh họa:

    CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O

    FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2↓ + 2KCl 

    KHCO3 + KOH→ K2CO3 + H2O

    CuSO4 + 2KOH → K2SO4 + Cu(OH)2

    MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 ↓ + 2KCl

    Vậy cả 6 chất đều phản ứng với KOH

  • Câu 16: Thông hiểu

    Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch KCl, BaCl2, MgCl2 là:

     Sử dụng lần lượt thuốc thử KOH và K2CO3 để nhận biết các dung dịch trên:

    Cho KOH lần lượt vào các mẫu thử. Có kết tủa trắng là MgCl2

    2KOH + MgCl2 → Mg(OH)2↓ + 2KCl

    Tiếp tục cho K2CO3 vào 2 mẫu thử còn lại ⇒ Xuất hiện tủa trắng là BaCl2

    K2CO3 + BaCl2 → BaCO3↓ + 2KCl

  • Câu 17: Nhận biết

    Dung dịch kiềm không có những tính chất hóa học nào sau đây

    Dung dịch kiềm không có tính chất hóa học là tác dụng với oxit bazơ.

  • Câu 18: Thông hiểu

    Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là

    Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là: 1s22s22p63s1.

  • Câu 19: Nhận biết

    Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng tạm thời?

    Na2CO3 được dùng để làm mềm nước cứng tạm thời.

    Ca2+ + CO32– → CaCO3

    Mg2+ + CO32– → MgCO3

  • Câu 20: Nhận biết

    Ion nào gây nên tính cứng của nước?

    Ion gây nên tính cứng của nước là Ca2+, Mg2+.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 Chương 6 Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 16 lượt xem
Sắp xếp theo