Đề kiểm tra 15 phút Hóa 9 Chương 1

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Hóa 9 Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ, giúp bạn học củng cố rèn luyện kĩ năng thao tác làm các dạng đề thi Hóa 9.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Thông hiểu

    CaO để lâu trong không khí bị giảm chất lượng là vì:

    CaO để lâu trong không khí bị giảm chất lượng là vì tác dụng với CO2 và nước

    Phương trình phản ứng

    CaO + CO2 → CaCO3

    CaO + H2O → Ca(OH)2

    Do đó lượng CaO bị hao hụt và lẫn tạp chất ⇒ chất lượng bị giảm

  • Câu 2: Nhận biết

    Dãy các bazơ bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ tương ứng và nước:

    Bazơ bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ tương ứng và nước là các bazơ không tan.

    ⇒ Vậy dãy bazơ không tan là: Cu(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2

  • Câu 3: Nhận biết

    Cho các chất: CO2, NO, CaO, Al2O3, FeO, ZnO, SO3. Số chất vừa có phản ứng với dung dịch axit, vừa có phản ứng với dung dịch bazơ là

    Số chất vừa có phản ứng với dung dịch axit, vừa có phản ứng với dung dịch bazơ là 2 đó là Al2O3, ZnO.

    Phương trình phản ứng ví dụ:

    Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

    Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

    ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O

    ZnO + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2O

  • Câu 4: Nhận biết

    Dãy gồm các axit mạnh là

     Dãy gồm các axit mạnh là HCl, H2SO4, HNO3.

  • Câu 5: Nhận biết

    Tính chất nào sau đây của muối kali nitrat (KNO3):

    Muối kali nitrat (KNO3) là chất rắn, tan nhiều trong nước, khi tan thu nhiệt.

  • Câu 6: Thông hiểu

    Phản ứng giữa hai chất nào dưới đây không tạo thành khí lưu huỳnh đioxit?

    Phương trình phản ứng

    Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 + H2O

    S + O2  \overset{t^{o} }{ightarrow} SO2

    4FeS2 + 11O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2Fe2O3 + 8SO2

    Na2SO4 + Ca(OH)2 → CaSO4 + 2NaOH.

    Vậy phản ứng không tạo ra SO2 là Na2SO3 và Ca(OH)2.

  • Câu 7: Thông hiểu

    Để phân biệt hai dung dịch NaOH và Ba(OH)2 đựng trong hai lọ mất nhãn ta dùng thuốc thử:

    Để phân biệt NaOH và Ba(OH)2 ta dùng dung dịch H2SO4

    NaOH không có hiện tượng gì còn Ba(OH)2 tạo kết tủa màu trắng

    Phương trình phản ứng minh họa

    Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓+ 2H2O

  • Câu 8: Nhận biết

    Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat có màu xanh. Hiện tượng xảy ra là:

    Khi cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4, đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng sinh ra bám ngoài đinh sắt, dung dịch CuSO4 tham gia phản ứng (tạo thành FeSO4) nên màu xanh của dung dịch ban đầu sẽ bị nhạt dần.

    Phương trình phản ứng minh họa

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

  • Câu 9: Thông hiểu

    Muối nào có thể điều chế bằng phản ứng của dung dịch muối cacbonat với dung dịch axit clohidric?

    Muối có thể điều chế bằng phản ứng của dung dịch muối cacbonat với dung dịch axit clohidric là NaCl.

    Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

  • Câu 10: Vận dụng

    Nếu dẫn 0,04 mol CO2 vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thì sau phản ứng thu được sản phẩm là:

    nCO2 = 0,04 mol

    nBa(OH) 2 = 0,02 mol

    Xét tỉ lệ

    T\hspace{0.278em}=\frac{\hspace{0.278em}n_{CO_2}}{\hspace{0.278em}n_{Ba{(OH)}_2}}\hspace{0.278em}=\frac{0,04}{0,02}\hspace{0.278em}=2

    Phản ứng chỉ tạo ra muối axit Ba(HCO3)2

  • Câu 11: Thông hiểu

    Sử dụng kim loại nào sau đây để nhận ra sự có mặt của HCl trong dung dịch gồm: HCl, KCl và H2O?

    Để nhận biết sự có mặt của HCl trong dung dịch gồm: HCl, KCl và H2O. Ta sử dụng kim loại Fe vì Fe không phản ứng với KCl và H2O.

    Phương trình phản ứng minh họa

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

  • Câu 12: Nhận biết

    Phân đạm cung cấp nguyên tố N cho cây trồng, giúp cây trồng phát triển mạnh. Đạm urê được sử dụng rộng rãi do có những ưu điểm vượt trội như: dễ tan trong nước, hàm lượng N cao,… Công thức hóa học của đạm urê là:

    Công thức hóa học của đạm urê là CO(NH2)2

  • Câu 13: Nhận biết

    Có những chất sau: CuO, ZnO, Fe2O3, K2O chất nào có thể tác dụng được với nước và có sản phẩm làm giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh?

    Dãy oxit trên đều là oxit bazơ, chỉ có oxit bazơ tan tan trong nước tạo thành dung dịch bazơ làm quỳ tím hóa xanh chính là K2O.

  • Câu 14: Nhận biết

    Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất nào tạo ra khí hiđro?

    Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với kim loại Fe tạo ra khí hiđro

    Phương trình phản ứng minh họa

    Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2

  • Câu 15: Nhận biết

    Trong tự nhiên muối natri clorua có nhiều trong

    Trong tự nhiên muối natri clorua có nhiều trong: nước biển

  • Câu 16: Vận dụng cao

    Hòa tan hoàn toàn 21,6 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO và FeCO3 vào V lít dung dịch HCl 0,4M thấy thoát ra hỗn hợp khí B có tỉ khối B có tỉ khối hơi so với He bằng 7,5 và tạo thành 31,75 gam muối clorua. Thành phần % khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu.

    Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Fe, FeO và FeCO3

    ⇒ 56x + 72y + 116z = 21,6 (1)

    Phương trình phản ứng hóa học:

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H

    x                   → x → x 

    FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

    y                  → y

    FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2 + H2O

    z                         → z → z

    Từ phương trình (*); (**), (***) ta có:

    x\;+\;y\;+\;z\;=\;n_{FeCl_2}\;=\;\frac{31,75}{56+35,5.2}=0,25\;(mol) (2)

    Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO2 có tỉ khối B có tỉ khối hơi so với He bằng 7,5

    \overline{M_B}=7,5.M_{He}=7,5.4=30

    Áp dụng quy tắc đường chéo ta có:

    H2 (2)14
     \overline{M_B} (30)
    CO2 (44)28

    {\Rightarrow\frac{n_{H_2}}{n_{CO_2}}=\frac xz=\frac{14}{28}=\frac12}\Leftrightarrow2x-z=0\;(3)

    Giải hệ phương trình (1); (2); (3) ta có:

    x = 0,05, y = z = 0,1 mol

    ⇒ mFe = 0,05.56 = 2,8 gam 

    \%m_{Fe}=\frac{2,8}{21,6}=12,96\%.

  • Câu 17: Vận dụng

    Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng là:

     Ta có:

    nH2SO4 = 0,2 . 1 = 0,2 mol

    Phương trình phản ứng hóa học xảy ra:

     2NaOH + H2SO4 → Na2SO 4 + 2H2

     0,4 ← 0,2 mol

    Dựa vào phương trình phản ứng ta có:

    nNaOH = 2.nH2SO4 = 0,2.2 = 0,4 mol

    ⇒ mNaOH = 0,4.40 = 16 gam.

    Khối lượng dung NaOH là

    {m_{dd}}_{NaOH}=\frac{m_{NaOH}}{C\%}.100\%=\frac{16}{20\%}.100\%=80\;gam

  • Câu 18: Thông hiểu

    Chất không sử dụng làm phân bón hóa học là

     Chất không sử dụng làm phân bón hóa học là BaSO4.

  • Câu 19: Nhận biết

    Phản ứng điều chế NaOH trong công nghiệp là:

    Trong công nghiệp, phương pháp điều chế NaOH là điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

    Phương trình hóa học

    2NaCl + 2H2O \overset{đpmn}{ightarrow}2NaOH + Cl2 + H2

  • Câu 20: Vận dụng

    Có bốn dung dịch đựng trong bốn ống nghiệm riêng biệt là NaOH, HCl, NaNO3, NaCl. Các hóa chất cần dùng để có thể phân biệt được 4 dung dịch này là:

    Để nhận biết 4 dung dịch NaOH, HCl, NaNO3, NaCl dùng quỳ tím 

    Quỳ tím hóa xanh là NaOH 

    Quỳ tím hóa đỏ là HCl 

    Quỳ tím không đổi màu là NaCl, NaNO3.

    Sau đó dùng dung dịch AgNO3 nhận biết nhóm quỳ tím không đổi màu 

    Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng thì dung dịch ban đầu là NaCl.

    NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl (↓)

    Không có hiện tượng gì là NaNO3.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Hóa 9 Chương 1 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo