Đề kiểm tra 15 phút Hóa 9 Chương 2

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Hóa 9 Chương 2: Kim loại giúp bạn học củng cố rèn luyện kĩ năng thao tác làm các dạng đề thi Hóa 9.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Thông hiểu

    Dãy kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường

    Dãy kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường Na, K, Li

    2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

    2K + 2H2O → 2KOH + H2

    2Li + 2H2O → 2LiOH + H2

  • Câu 2: Nhận biết

    Kim loại Al tác dụng được với dung dịch:

    Phương trình phản ứng

    2Al + 3Cu(NO3)2 → 3Cu + 2Al(NO3)3

  • Câu 3: Nhận biết

    Cho dãy các kim loại: Fe, Mg, Cu, Al số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl:

    3 kim loại tác dụng HCl: Fe, Mg, Al.

    Phương trình minh họa

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

  • Câu 4: Thông hiểu

    Cặp chất nào dưới đây không xảy ra phản ứng

    Các phương trình phản ứng xảy ra là:

    KCl + AgNO3 → KNO3 + AgCl (↓)

    Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4

    Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O.

  • Câu 5: Vận dụng

    Ngâm một đinh sắt trong 10 ml dung dịch CuSO4 1M. Khối lượng Cu thu được sau phản ứng là:

    nCuSO4 = 1.0,01 = 0,01 mol

    Phương trình phản ứng hóa học

    Fe + CuSO4 →Cu + FeSO4

    Theo phương trình phản ứng ta có:

    nCu = nCuSO4 = 0,01 mol

    ⇒ mCu = 0,01.64 = 0,64 gam.

  • Câu 6: Nhận biết

    Nhôm không phản ứng được với dung dịch nào dưới đây?

    Nhôm không phản ứng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội.

  • Câu 7: Nhận biết

    Nguyên tắc sản xuất gang là:

    Nguyên tắc luyện gang là: dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.

  • Câu 8: Vận dụng cao

    Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp FeO, Fe2O3 và Fe3O4 cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3 gam chất rắn. Tính giá trị V?

    FeO, Fe2O3, Fe3O+HCl → FeCl2, FeCl3 + NaOH → Fe(OH)3 →  Fe2O3

    mFe2O3 = 3 : 160 = 0,01875 gam

    Coi hỗn hợp ban đầu gồm Fe, O.

    nFe = 2nFe2O3 = 2.0,01875 = 0,0375 mol

    → nO = (2,8 − 0,0375.56):16 = 0,04375 mol

    Bảo toàn nguyên tố O

    → nH2O = nO = 0,04375 mol

    Bảo toàn nguyên tố H:  

    nHCl = 2nH2O = 2.0,04375 = 0,0875 mol

    → V = 0,0875.22,4 = 87,5 ml.

  • Câu 9: Nhận biết

    Biện pháp nào sau đây không bảo vệ được kim loại khỏi sự ăn mòn?

    Biện pháp không bảo vệ được kim loại khỏi sự ăn mòn là:

    Rửa sạch kim loại bằng nước tự nhiên hoặc nước cây.

  • Câu 10: Thông hiểu

    Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành Cu kim loại:

    Các kim loại tác dụng được với Cu(NO3)2 tạo thành Cu kim loại phải đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học của kim loại và các kim loại đó phải không tác dụng với nước.

    Phương trình hóa học minh họa:

    2Al + 3Cu(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Cu

    Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu

    Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

  • Câu 11: Nhận biết

    Ăn mòn kim loại là

     Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do tác dụng hóa học của môi trường

  • Câu 12: Vận dụng

    Cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là

    Cu không phản ứng được với dung dịch HCl.

    nH2 = 3,36: 22,4 = 0,15 mol

    Viết phương trình phản ứng hóa học

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    Theo phương trình phản ứng:

    nH2 = nFe = 0,15 mol

    ⇒ mFe = 0,15.56 = 8,4 gam

    ⇒ mCu = mKL - mFe = 12 - 8,4 = 3,6 gam

  • Câu 13: Nhận biết

    Dãy nào dưới đây được sắp xếp theo thứ tự tăng dần mức độ hoạt động hóa học

    Vậy thứ tự sắp xếp đúng là: Cu, Zn, Al, Na.

  • Câu 14: Vận dụng

    Một loại quặng chứa 82% Fe2O3. Thành phần phần trăm của Fe trong quặng theo khối lượng là:

    Giả sử có 160 gam quặng

    ⇒ mFe2O3 có trong 160 gam quặng = 160.0,82 = 131,2 gam

    ⇒ nFe2O3 = 131,2:160 = 0,82 mol

    ⇒ nFe có trong quặng = 2.nFe2O3 = 1,64 mol

    ⇒ mFe có trong quặng = 1,64.56 = 91,84g

    ⇒ %Fe trong quặng = (mFe:mquặng).100%

    = (91,84:160).100% = 57,4%.

  • Câu 15: Nhận biết

    Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất)?

    Kim loại nhẹ nhất là liti.

  • Câu 16: Thông hiểu

    Muối Fe(NO3)2 có lẫn ít muối AgNO3. Có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch Fe(NO3)2?

     Để làm sạch muối Fe(NO3)2 có lẫn ít muối AgNOta sử dụng kim loại Fe.

    Vì Fe hoạt động mạnh hơn Ag sẽ đẩy Ag ra khỏi muối AgNO3 theo phản ứng

    Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag.

  • Câu 17: Vận dụng

    Rót 100ml dung dịch NaOH 3,5M vào 100 ml dung dịch AlCl3 1M thu được m gam kết tủa. Tính m?

    nNaOH= 0,35 mol

    nAlCl3= 0,1 mol

    Phương trình phản ứng hóa học

    AlCl3+ 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

    ⇒ NaOH dư 0,05 mol. Tạo 0,1 mol Al(OH)3

    Vì dư kiềm nên Al(OH)3 tan 1 phần

    Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2+ 2H2O

    ⇒ nAl(OH)3 tan = 0,05 mol

    ⇒ nAl(OH)3 dư = 0,1 - 0,05 = 0,05 mol

    ⇒ mAl(OH)3 dư = 3,9 gam

  • Câu 18: Thông hiểu

    Đinh sắt không bị ăn mòn trong trường hợp nào sau đây?

    Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại, hợp kim trong môi trường tự nhiên.

    Do đó để đinh sắt trong không khí khô đinh sắt không bị ăn mòn.

  • Câu 19: Nhận biết

    Sắt có tính chất vật lí nào dưới đây:

    Sắt có tính chất vật lí là: Màu trắng xám, nặng, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt

  • Câu 20: Nhận biết

    Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn. Số kim loại tác dụng được với dung dịch Pb(NO3)2 là:

    Các kim loại đứng trước Pb đều có thể đẩy ra khỏi muối của nó.

    Đó là Ni, Fe, Zn

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Hóa 9 Chương 2 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo