Đề kiểm tra 15 phút Hóa 9 Chương 3

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Hóa 9 Chương 3: Phi kim Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học giúp bạn học củng cố rèn luyện kĩ năng thao tác làm các dạng đề thi Hóa 9.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Thông hiểu

    Dãy chất nào dưới đây các phi kim không thể tác dụng được 

    Dãy chất các phi kim không thể tác dụng được đó là: Nước, các dung dịch axit, các dung dịch bazơ.

  • Câu 2: Nhận biết

    Trong phòng thí nghiệm, khí clo được điều chế bằng cách nào sau đây?

    Đun nóng nhẹ dung dịch HCl đậm đặc với chất oxi hóa mạnh như MnO2 (hoặc KMnO4).

    MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

  • Câu 3: Nhận biết

    Dãy gồm các phi kim thể rắn ở điều kiện thường là:

    Dãy gồm các phi kim thể rắn ở điều kiện thường là S, P, C, Si.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Trong các chất sau: Cu; H2; N2; KOH; BaO; O2, khí clo tác dụng được với

    Khí clo tác dụng được với Cu; H2; KOH

    Phương trình phản ứng minh họa

    Cu + Cl2 \xrightarrow{t^o} CuCl2

    H+ Cl2 \xrightarrow{t^o} 2HCl

    Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O

  • Câu 5: Nhận biết

    Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần:

    Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần: C, N, O, F vì 4 nguyên tố này cùng thuộc 1 chu kì và cùng sắp xếp theo chiều tăng điện tích hạt nhân. 

  • Câu 6: Thông hiểu

    Những cặp chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau?

    Cặp chất có thể tác dụng với nhau :

    SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O

  • Câu 7: Nhận biết

    Sản phẩm nhiệt phân muối hiđrocacbonat là

    Sản phẩm nhiệt phân muối hiđrocacbonat là CO2, muối cacbonat và H2

    Ví dụ:

    2NaHCO3 \overset{t^{o} }{ightarrow} Na2CO3 + CO2 + H2

  • Câu 8: Thông hiểu

    Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo:

    Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo: Chiều tăng dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử.

  • Câu 9: Nhận biết

    Nhóm gồm các chất khí đều khử được CuO ở nhiệt độ cao là:

    Phương trình phản ứng hóa học

    CO + CuO \xrightarrow{t^o} Cu + CO2

    H2 + CuO \xrightarrow{t^o} Cu + H2O

  • Câu 10: Vận dụng

    Nung hoàn toàn hỗn hợp 2 muối CaCO3 và MgCO3 thu được 76 gam hai oxit và 33,6 lít CO2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối ban đầu là

    Phương trình phản ứng

    CaCO3 \overset{t^{o} }{ightarrow} CaO + CO2

    MgCO3  \overset{t^{o} }{ightarrow} MgO + CO2

    nCO2 = 33,6 : 22,4 = 1,5 mol

    ⇒ mCO2 = 1,5.44 = 66 gam

     Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: 

    mmuối = moxit + mCO2 

    ⇒ mmuối = 76 + 66 = 142 gam

  • Câu 11: Thông hiểu

    Vì sao không đun bếp than trong phòng kín?

    Không đun bếp than trong phòng kín vì khi than cháy tỏa ra rất nhiều khí CO, CO2 có thể gây tử vong nếu ngửi quá nhiều trong phòng kín.  

  • Câu 12: Nhận biết

    Cặp chất phản ứng với nhau có hiện tương sủi bọt khí là

    Phương trình phản ứng minh họa các đáp án

    K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 ↑ + H2

    NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl (↓)

    Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4 (↓)

    CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

  • Câu 13: Vận dụng

    Hàng năm trên thế giới cần tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn khí clo. Nếu dùng NaCl để điều chế clo thì khối lượng NaCl cần dùng là (hiệu suất 100%)

    Phương trình phản ứng

    2NaCl + 2H2O → Cl2 + H2 + 2NaOH 

    2.58,5             71 gam

    m              45 triệu tấn

    Theo phương trình phản ứng ta có:

    m=\frac{2.58,5.45}{71}=74,15\;(triệu\;tấn)

  • Câu 14: Nhận biết

    Trong bình chữa cháy chứa khí nào sau đây?

    Trong bình chữa cháy chứa khí CO2 

  • Câu 15: Vận dụng

    Hỗn X gồm bột Mg và Zn có tỉ lệ số mol là 2:1. Khi đốt hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong một lượng vừa đủ khí clo thu được được 6,52 gam muối clorua. Giá trị của m là:

    Gọi số mol của Zn là x ⇒ Mg là 2x (Mg và Zn có tỉ lệ số mol là 2:1)

    Phương trình phản ứng hóa học

    Mg + Cl2 \overset{t^{\circ } }{ightarrow} MgCl2

    2x            → 2x

    Zn + Cl2 \overset{t^{\circ } }{ightarrow} ZnCl2

    x                → x

    Theo phương trình phản ứng ta có:

    mmuối = 2x.95 + 136x = 6,52

    ⇒ x = 0,02

    m = 2.0,02.24 + 0,02.65 = 2,26 gam.

  • Câu 16: Nhận biết

    Trong công nghiệp người ta điều chế clo bằng cách.

    Trong công nghiệp người ta điều chế clo bằng cách điện phân dung dịch muối ăn bão hoà trong bình điện phân có màng ngăn

    Phương trình phản ứng minh họa

    2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2.

  • Câu 17: Vận dụng

    Người ta cần dùng 7,84 lít CO (đktc) để khử hoàn toàn 20 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao. Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là

    Gọi số mol của CuO, Fe2O3 lần lượt là x, y 

    ⇒ 80x + 160y = 20 (1)

    CuO + CO \overset{t^{o} }{ightarrow} Cu + CO2 (*)

    x →       x

    Fe2O3 + 3CO \overset{t^{o} }{ightarrow} 2Fe + 3CO2 (**)

    y             → 3 y

    Số mol CO là:

    nCO = 7,84:22,4 = 0,35 mol.

    Theo phương trình phản ứng  (*);  (**) ta có:

    x + 3y = 0,35 (2)

    Giải hệ phương trình (1) và (2) ta có:

    x = 0,05 mol 

    y = 0,1 mol

     Khối lượng của CuO trong hỗn hợp ban đầu là:

    mCuO = 0,05.80 = 4 gam

    \Rightarrow\;\%m_{CuO}\;=\;\frac4{20}.100\%=20\%

    %mFe2O3 = 100% - 20% = 80%

  • Câu 18: Thông hiểu

    Có các chất rắn màu trắng, đựng trong lọ riêng biệt không nhãn: CaCO3, NaCl, NaOH. Nếu dùng quỳ tím và nước thì có thể nhận ra:

    Cho nước vào các mẫu chất rắn, mẫu không tan trong nước là CaCO­3, 2 mẫu tan trong nước là NaCl và NaOH

    Dùng quỳ tím để nhận biết 2 dung dịch của 2 mẫu tan, dung dịch không làm đổi màu quỳ là NaCl, dung dịch làm đổi màu quỳ là NaOH

  • Câu 19: Nhận biết

    Đại lượng nào của nguyên tố hóa học biến thiên tuần hoàn:

    Đại lượng của nguyên tố hóa học biến thiên tuần hoàn là: số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử.

  • Câu 20: Nhận biết

    Dựa vào tính chất nào của thủy tinh để có thể tạo ra được những vật liệu có hình dạng khác nhau? 



     Khi đun nóng, thủy tinh mềm ra rồi mới nóng chảy.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Hóa 9 Chương 3 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo