Đề kiểm tra 15 phút KHTN 7 Chủ đề 9: Cảm ứng ở sinh vật

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 chủ đề Cảm ứng ở sinh vật giúp bạn học củng cố rèn luyện kĩ năng thao tác làm các dạng đề thi Khoa học tự nhiên 7.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 15 câu
  • Số điểm tối đa: 15 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Thông hiểu

    Ý nào không phải là vận dụng hiểu biết về tập tính của động vật?

    - Ghi âm tiếng mèo kêu để đuổi chuột là ứng dụng tập tính lẩn trốn kẻ thù của chuột.

    - Dạy chó đi săn, phát hiện ma túy là ứng dụng tập tính săn mồi của chó.

    - Dùng bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại là ứng dụng tập tính bị thu hút bởi ánh sáng của côn trùng.

    - Chim ấp trứng là tập tính bẩm sinh của chim không phải là vận dụng hiểu biết về tập tính của động vật vào thực tiễn.

  • Câu 2: Nhận biết

    Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là?

    Cảm ứng là đặc trưng của cơ thể sống, giúp sinh vật thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển.

  • Câu 3: Nhận biết

    Do tính hướng hóa của thực vật mà một số loài cây cần bón phân sát mặt đất. Một số cây cần bón phân sát mặt đất gồm

    Do tính hướng hóa của thực vật mà một số loài cây cần bón phân sát mặt đất. Đó là cây lúa, cây ngô, cây dừa. Đây là những loài cây có đặc điểm rễ chùm, “ăn” nông. 

  • Câu 4: Thông hiểu

    Khi trồng cây cạnh bờ hồ, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nào sau đây?

    Ở thực vật, rễ cây có tính hướng nước còn thân cây không có tính hướng nước → Khi trồng cây cạnh bờ hồ, sau một thời gian sẽ có hiện tượng rễ cây mọc dài về phía bờ hồ.

  • Câu 5: Thông hiểu

    Một số loài cây có tính hướng tiếp xúc. Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp

    Tính hướng tiếp xúc xuất hiện ở một số cây thân leo như bầu, bí xanh, dưa chuột, mướp, trầu không,… Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp cây bám vào giá thể leo lên cao để hấp thu được nhiều ánh sáng hơn đồng thời tránh được những tác động có hại khi sinh trưởng trên mặt đất. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

  • Câu 6: Vận dụng

    Vì sao người ta sử dụng ong mắt đỏ để diệt sâu hại cây trồng?

    Người ta sử dụng ong mắt đỏ để diệt sâu hại cây trồng là vì ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng bên trong trứng của các loài sâu hại. Khi trứng ong mắt đỏ nở, con non sẽ tiêu thụ dinh dưỡng từ bên trong trứng sâu, khiến trứng chết đi, không có khả năng nở ra sâu hại.

  • Câu 7: Nhận biết

    Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?

    Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là các kích thích. Tùy theo kích thích mà sinh vật có những phản ứng thích hợp để đảm bảo sự tồn tại và phát triển cho sinh vật.

  • Câu 8: Vận dụng

    Cho các tập tính sau ở động vật

    (1) Sự di cư của cá hồi

    (2) Báo săn mồi

    (3) Nhện giăng tơ

    (4) Vẹt nói được tiếng người

    (5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn

    (6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản

    (7) Xiếc chó làm toán

    (8) Ve kêu vào mùa hè

    Những tập tính nào là bẩm sinh? 

    Tập tính bẩm sinh: là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

    Những tập tính bẩm sinh là: (1), (3), (6), (8)

  • Câu 9: Nhận biết

    Tập tính gồm

    Tập tính ở động vật là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

    Phân loại: Tập tính ở động vật được chia thành hai loại gồm tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

  • Câu 10: Thông hiểu

    Hiện tượng hướng ánh sáng của cây chủ yếu dựa trên sự điều khiển của chất kích thích sinh trưởng nào sau đây?

    Khi cây được chiếu sáng từ một phía, chất kích thích sinh trưởng (auxin) trong cây sẽ được phân bố nhiều hơn ở phía khuất sánh sáng. Chất này kích thích tế bào phía đó sinh trưởng mạnh hơn gây ra sự uốn cong thân về phía có ánh sáng.

  • Câu 11: Nhận biết

    Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?

    Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là các kích thích. Tùy theo kích thích mà sinh vật có những phản ứng thích hợp để đảm bảo sự tồn tại và phát triển cho sinh vật.

  • Câu 12: Vận dụng

    Trong quá trình học bài khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật, bạn Lan làm thí nghiệm như sau: Trồng hai cây con vào hai hộp chứa mùn cưa (A và B). Ở hộp A, tưới nước cho cây bình thường, còn hộp B không tưới nước mà đặt cốc giấy có thể thấm nước ra ngoài. Hằng ngày, bổ sung nước vào cốc để nước từ trong cốc thấm dần ra mùn cưa. Gạt lớp mùn cưa và nhấc thẳng cây lên. Quan sát hướng mọc của rễ cây non trong các hộp. Theo em hiện tượng gì đã xảy ra?

    Rễ cây có tính hướng nước (hướng về phía nguồn nước). Ở hộp A, nước được tưới đều từ trên xuống nên rễ cây ở hộp A sẽ hướng xuống đáy hộp. Ở hộp B, nước chỉ được ngấm từ một phía – phía có cốc nước nên rễ cây ở hộp B sẽ hướng về phía cốc nước.

  • Câu 13: Thông hiểu

    Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?

     “Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh” không phải là phản ứng của cây trước tác nhân kích thích của môi trường để giúp cây tồn tại và phát triển mà là tác động của môi trường làm tổn hại đến cây → “Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh” không phải là cảm ứng ở thực vật.

  • Câu 14: Vận dụng

    Cho ví dụ sau: Khi chạm tay vào cốc nước nóng thì tay ta rụt lại. Em hãy cho biết kích thích từ môi trường trong ví dụ trên là gì và phản ứng của cơ là gì để trả lời kích thích?

    Trong ví dụ khi chạm tay vào cốc nước nóng thì tay ta rụt lại thì kích thích từ môi trường là nhiệt độ và phản ứng trả lời là rụt tay lại. Phản ứng này giúp bảo vệ cơ thể trước tác nhân nhiệt độ cực đoan.

  • Câu 15: Nhận biết

    Tập tính bẩm sinh là những tập tính

    Tập tính bẩm sinh là những tập tính sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài, ví dụ: tập tính giăng tơ của nhện, tập tính bú mẹ của trẻ sơ sinh, tập tính bơi lội của cá,…

    Tập tính học được là những tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, ví dụ: gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ, cá voi con học cách ép miệng của nó vào bụng cá voi mẹ để lấy sữa, trẻ nhỏ học cách cầm đũa,…

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút KHTN 7 Chủ đề 9: Cảm ứng ở sinh vật Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo