Đề kiểm tra 15 phút KHTN 9 Chương 1: Năng lượng cơ học

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút KHTN 9 Chương 1: Năng lượng cơ học gồm các nội dung câu hỏi kèm theo đáp án nằm trong kho câu hỏi, được trộn giúp bạn học củng đố, đánh giá năng lực học.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 15 câu
  • Số điểm tối đa: 15 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Hai vật có khối lượng là m và 2m đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h. Thế năng trọng trường của vật thức nhất so với vật thứ hai là

    Ta có thế năng của vật 1 có giá trị là: Wt1 = P.2h = 10.m.2h

    Thế năng của vật 2 có giá trị: Wt2 = P'.h = 10.2m.h 

    → Thế năng của 2 vật bằng nhau.

  • Câu 2: Nhận biết

    Biểu thức nào sau đây mô tả đúng mối quan hệ giữa cơ năng (Wc), động năng (Wđ) và thế năng (Wt)?

    Biểu thức mô tả đúng mối quan hệ giữa cơ năng (Wc), động năng (Wđ) và thế năng (Wt) là: Wc = Wđ + Wt

  • Câu 3: Nhận biết

    Xét một vật chuyển động nhanh dần theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây không đổi?

    Giá trị của thế năng phụ thuộc vào gốc chọn để tính độ cao. Khi vật chuyển động theo phương nằm ngang thì độ cao của vật so với gốc thế năng không đổi ⇒ thế năng của vật không đổi. 

  • Câu 4: Vận dụng

    Một người thợ xây cần đưa 200 viên gạch, mỗi viên nặng 3 kg lên cao 10 m. Tính tổng công mà người thợ cần thực hiện.

    Trọng lượng 1 viên gạch là P = 10m = 10.3 = 30N

    Công dùng cho 1 viên gạch: A = P.h = 30.10 = 300 J

    Tổng công mà người thợ thực hiện: 200.300 = 60000 J.

  • Câu 5: Vận dụng

    Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h = 60 m so với mặt đất. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Độ cao mà tại đó vật có động năng bằng ba lần thế năng là

    Ta có: W = Wđ + Wt

    Mặt khác: Wđ = 3Wt

    ⇒ W = Wđ + Wt = 4Wt

    ⇒ 10.m.h = 4.10.m.h′

    ⇒ h′ = = = 15 (m)

  • Câu 6: Thông hiểu

    Nếu tốc độ của một vật tăng lên gấp ba lần thì động năng của vật sẽ thay đổi như thế nào?

    Động năng ban đầu của vật là Wđ = mv2

    Khi tốc độ của một vật tăng lên gấp ba lần thì động năng mới là:

      Wđ' = mv'2 = Wđ = m(3v)2 = 9.Wđ = mv2

    Như vậy, nếu tốc độ của một vật tăng lên gấp ba lần thì động năng của vật sẽ tăng gấp chín lần .

  • Câu 7: Thông hiểu

    Cho một vật có khối lượng m đang đặt ở độ cao h so với mặt đất. Khi tăng khối lượng lên 10 lần thì thế năng của vật

    Độ lớn của thế năng được tính bằng Wt = Ph

    Trong đó:

    + P là trọng lượng của vật.

    + h là độ cao của vật so với vị trí chọn làm gốc.

    Khối lượng m tăng 10 lần ⇒ trọng lượng P tăng 10 lần ⇒ Wt tăng 10 lần.

  • Câu 8: Nhận biết

    Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì

    Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì độ cao của vật so với gốc thế năng tăng dần, vận tốc vật giảm dần.

    ⇒ Thế năng của vật tăng, động năng của vật giảm.

  • Câu 9: Nhận biết

    Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)?

    Chọn mốc thế năng tại mặt đất.

    Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng bằng 0.

  • Câu 10: Thông hiểu

    Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào thực hiện công cơ học?

    Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực. 

  • Câu 11: Nhận biết

    Công suất được định nghĩa là

    Công suất được định nghĩa là tốc độ thực hiện công.

  • Câu 12: Vận dụng

    Vật có động năng lớn nhất là:

    Sử dụng công thức động năng: Wđ = mv2, như vậy:

     Wđ viên đạn = .0,02.3002 = 900 (J)

    Wđ khúc gỗ = .10.12 = 5 (J)

    Wđ vận động viên = .65.52 =  812,5 (J)

    Wđ quả bóng = .0,3.52 = 3,75 (J)

    Vậy, viên đạn có động năng lớn nhất.

  • Câu 13: Vận dụng cao

    Một động cơ có công suất tiêu thụ bằng 5 kW kéo một vật có trọng lượng 12 kN lên cao 30 m theo phương thẳng đứng trong thời gian 90 s với vận tốc không đổi. Hiệu suất của động cơ này bằng

    - Công có ích để đưa vật lên cao là:

    Ai = F.s = P.h = 12000.30 = 360000 (J)

    - Công toàn phần để đưa vật lên cao là;

    P = ⇒ Atp = P.t = 5000.90 = 450000 (J)

    - Hiệu suất của động cơ là:

    H =  .100% = 000.100% = 80%

  • Câu 14: Nhận biết

    Nếu một vật chuyển động với tốc độ v trên một mặt phẳng ngang không có ma sát, động năng của vật sẽ thay đổi như thế nào khi tiếp tục chuyển động?

    Nếu một vật chuyển động với tốc độ v trên một mặt phẳng ngang không có ma sát, động năng của vật sẽ không đổi vì động năng được bảo toàn, không bị chuyển hoá thành dạng năng lượng khác. 

  • Câu 15: Thông hiểu

    Nếu một vật có động năng là 20 J và khối lượng là 10 kg thì tốc độ của vật là bao nhiêu?

    W = mv2 ⇒ 20 = .10.v2

    ⇒ v = 2 (m/s)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút KHTN 9 Chương 1: Năng lượng cơ học Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo