Đề kiểm tra 15 phút KHTN 9 Chương 10: Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút KHTN 9 Chương 10: Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất gồm các nội dung câu hỏi kèm theo đáp án nằm trong kho câu hỏi, được trộn giúp bạn học củng đố, đánh giá năng lực học.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 15 câu
  • Số điểm tối đa: 15 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Nung nóng 12 g một mẫu quặng pyrite chứa 80% FeS2 về khối lượng (còn lại là tạp chất trơ) chỉ xảy ra phản ứng đốt cháy pyrite thành iron(lll) oxide (rắn) và sulfur dioxide (khí). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là

    Trong 12 g quặng pyrite: khối lượng FeS là 12.80% = 9,6 (g)

    Khối lượng tạp chất là: 12 – 9,6 = 2,4 g.

    Số mol FeS2: = 0,08 (mol)

                4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2

    Số mol: 0,08       →            0,04

    Chất rắn thu được gồm Fe2O3 và tạp chất, có khối lượng: 160.0,04 + 2,4 = 8,8 (g).

  • Câu 2: Nhận biết

    Hiện tượng nào sau đây không phải nguồn phát thải khí CO2?

    Nguồn phát thải khí CO2 gồm sự hô hấp của sinh vật, sự đốt cháy xăng dầu, nạn cháy rừng,….

  • Câu 3: Nhận biết

    Để hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch, người ta không thực hiện hoạt động nào sau đây?

    Để hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch, người ta thực hiện hoạt động như tăng cường đi lại bằng xe bus, sử dụng năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, ưu tiên sử dụng xăng sinh học.

  • Câu 4: Vận dụng

    Nung nóng 10 g một mẫu đá chứa 80% CaCO3 (về khối lượng) chỉ xảy ra phản ứng nhiệt phân muối calcium carbonate thành calcium oxide (rắn) và carbon dioxide (khí). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là

    Trong 10 g đá: khối lượng CaCO3 là 10.80% = 8 (g); khối lượng tạp chất là 2 g.

    Số mol CaCO3 là: = 0,08 (mol).

              CaCO3 CaO + CO2 

    Số mol: 0,08 → 0,08

    Chất rắn thu được gồm CaO và tạp chất, có khối lượng là: 56.0,08 + 2 = 6,48 (g).

  • Câu 5: Thông hiểu

    Đặc điểm nào sau đây không đúng về nhiên liệu hóa thạch?

    Gỗ không thuộc nhiên liệu hóa thạch do không được tạo thành từ quá trình phân hủy các vi sinh vật bị chôn vùi cách đây hàng trăm triệu năm.

  • Câu 6: Vận dụng cao

    Để đun sôi hai nồi nước giống nhau, cùng chứa 30 L nước từ nhiệt độ ban đầu 20°C, người ta dùng hai bếp: bếp (1) dùng củi, hiệu suất nhiệt 20%; bếp (2) dùng khí methane, hiệu suất nhiệt 30%. Biết nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 1 g củi là 20 kJ/g, khi đốt cháy 1 g methane là 55 kJ/g, nhiệt lượng cần thiết để 1 g nước lỏng tăng lên 1°C là 4,2 J. Khối lượng củi và methane cần dùng lần lượt là

    Nhiệt lượng nồi nước lấy vào:

    30.1000.4,2.(100 – 20) = 10 080 000 J = 10 080 kJ

    Bếp (1) dùng m1 gam củi: m1.20.20% = 10080 (g)

    ⇒ m1 = 2520 g = 2,52 kg

    Bếp (2) dùng m2 gam methane: m2.55.30% = 10080 (g)

    ⇒ m2 = 611 g = 0,612 kg methane.

  • Câu 7: Nhận biết

    Khí methane không có nguồn gốc nào sau đây?

    Khí methane có nguồn gốc từ các quá trình biến đổi sinh học và địa chất; quá trình phân huỷ chất hữu cơ, quá trình chưng cất dầu mỏ.

  • Câu 8: Nhận biết

    Trong công nghiệp, đá vôi không được khai thác từ nguồn nào sau đây?

    Trong công nghiệp, đá vôi được khai thác từ các nguồn: Núi đá, hầm mỏ, bãi vỏ sò, ốc,…

  • Câu 9: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây không đúng về chu trình carbon trong tự nhiên?

     Chu trình carbon trong tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng carbon trong hệ sinh thái và khí quyển. 

  • Câu 10: Thông hiểu

    Nhiên liệu hóa thạch được sử dụng phổ biến vì

    Nhiên liệu hóa thạch được sử dụng phổ biến vì có quá trình vận chuyển và bảo quản dễ dàng, chi phí rẻ.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Hệ quả của sự ấm lên toàn cầu không có yếu tố nào?

    Hệ quả của sự ấm lên toàn cầu gồm lũ lụt, hạn hán kéo dài, băng tan, nước biển dâng, sự acid hoá nước biển,…. 

  • Câu 12: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây là sai?

    Thạch anh (SiO2 gần nguyên chất) được sử dụng trong máy phát siêu âm, dụng cụ quang học, sản phẩm thuỷ tinh chịu nhiệt, sợi cáp quang,….

  • Câu 13: Vận dụng

    Cho 10 g hỗn hợp X gồm Al2O3 và SiO2 vào dung dịch HCl dư, lượng HCl tối đa tham gia phản ứng là 0,3 mol. Hàm lượng SiO2 trong hỗn hợp X là

    Gọi số mol Al2O3 là x (mol), chỉ có 1 phản ứng sau:

               Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

    Số mol: x   →     6x

    Ta có: 6x = 0,3 ⇒ x = 0,05 (mol)

    Al2O3 có khối lượng: 102 . 0,05 = 5,1 (g) ⇒ SiO2 có khối lượng là 10 – 5,1 = 4,9 g

    → Hàm lượng SiO2 trong hỗn hợp là:

  • Câu 14: Nhận biết

    Trong thành phần đá vôi, đá phấn, đá cẩm thạch, dolomite đều có nhiều chất nào sau đây?

    Trong thành phần đá vôi, đá phấn, đá cẩm thạch, dolomite đều có nhiều CaCO3.

  • Câu 15: Nhận biết

    Oxide nào sau đây có nhiều trong thành phần của cát trắng, thạch anh?

     Oxide SiO2 có nhiều trong thành phần của cát trắng, thạch anh. 

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút KHTN 9 Chương 10: Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo