Đề kiểm tra 15 phút KHTN 9 Chương 3: Điện

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút KHTN 9 Chương 3: Điện gồm các nội dung câu hỏi kèm theo đáp án nằm trong kho câu hỏi, được trộn giúp bạn học củng đố, đánh giá năng lực học.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 15 câu
  • Số điểm tối đa: 15 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Thông hiểu

    Một bóng đèn có ghi 220 V – 60 W mắc vào một nguồn điện. Khi đó cường độ dòng điện qua đèn là 0,18 A thì ta thấy đèn sáng:

    - Số chỉ trên bóng đèn cho biết hiệu điện thế định mức và công suất định mức:

    U = 220V, 𝒫 = 60W

    - Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có giá trị:

    𝒫 = UI ⇒ I = = = 0,273 A

    ⇒ Khi cường độ dòng điện qua đèn là 0,18 A < 0,273 A

    ⇒ Đèn sáng yếu hơn bình thường.

  • Câu 2: Nhận biết

    Để nghiên cứu sự phụ thuộc điện trở của dây dẫn vào vật liệu làm dây dẫn, người ta tiến hành thí nghiệm theo phương án nào dưới đây?

    Để nghiên cứu sự phụ thuộc điện trở của dây dẫn vào vật liệu làm dây dẫn, người ta tiến hành thí nghiệm theo phương án: Các dây dẫn có kích thước như nhau và được làm bằng các vật liệu khác nhau.

  • Câu 3: Thông hiểu

    Hiệu điện thế giữa hai đầu bàn là điện là 220 V, điện trở của dây nung nóng của bàn là là 50 Ω. Cường độ dòng điện chạy qua dây nung nóng của bàn là là bao nhiêu?

    Cường độ dòng điện chạy qua dây nung nóng của bàn là là:

  • Câu 4: Thông hiểu

    Một đoạn dây dẫn bằng đồng có chiều dài gấp hai lần chiều dài của đoạn dây dẫn bằng nhôm. Điện trở của đoạn dây đồng là R1 điện trở của đoạn dây nhôm là R2. So sánh R1 với R2, câu trả lời nào dưới đây là đúng?

    Vì điện trở của dây dẫn còn phụ thuộc vào tiết diện dây dẫn do đó không đủ dữ kiện để so sánh.

  • Câu 5: Nhận biết

    Năng lượng điện trên 1 đoạn mạch chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác được tính bằng công thức nào?

    Năng lượng điện trên 1 đoạn mạch chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác được tính bằng công thức W = U.I.t

  • Câu 6: Nhận biết

    Nội dung định luật Ohm là:

     Nội dung định luật Ohm là: Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của nó.

  • Câu 7: Vận dụng

    Một lò sưởi điện được đốt nóng bằng dây hợp kim có điện trở suất 1,1.10-6 Ωm, tiết diện dây đốt là 0,1 mm2. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu lò sưởi là 220 V thì cường độ dòng điện qua lò sưới là 5 A. Xác định chiều dài của dây đốt.

    Điện trở của lò sưởi là:

    Chiều dài của dây đốt là:

  • Câu 8: Thông hiểu

    Bóng đèn có điện trở 8 Ω và cường độ dòng điện định mức là 2 A. Tính công suất định mức của bóng đèn?

    Công suất định mức của bóng đèn: 𝒫 = U.I = I.R.I = I2R = 22.8 = 32 W

  • Câu 9: Nhận biết

    Sử dụng loại đèn nào dưới đây tiết kiệm điện nhất?

    - Đèn compact loại bóng xoáy cho hiệu suất chiếu sáng tốt và tiết kiệm điện năng hơn so với bóng đèn thông thường (đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang lớn).

    - Đèn LED tiết kiệm điện có khả năng tiết kiệm từ 80% đến 90% điện năng so với đèn sợi đốt, cường độ chiếu sáng của đèn này cao hơn bóng đèn sợi đốt và đèn compact.

    Vậy sử dụng loại đèn LED (điốt phát quang) tiết kiệm điện nhất.

  • Câu 10: Vận dụng

    Có hai dây dẫn làm bằng cùng vật liệu. Dây thứ nhất có chiều dài gấp 8 lần và có tiết diện lớn gấp 2 lần dây dẫn thứ hai. Hỏi điện trở của dây dẫn thứ nhất lớn gấp mấy lần điện trở của dây dẫn thứ hai?

    Từ công thức: suy ra:

    Với l1 = 8l2; S1 = 2S2 thì:

  • Câu 11: Vận dụng

    Có hai điện trở R1 = 3 Ω và R2 = 2 Ω được mắc vào mạch điện như hình dưới đây. Xác định số chỉ của ampe kế A1 nếu vôn kế chỉ 6 V.

    Theo hình vẽ, hai điện trở mắc song song nên điện trở tương đương của đoạn mạch là:

    Nếu vôn kế chỉ 6 V thì:

    Theo hình vẽ, I = I1.

    Vậy số chỉ của ampe kế A1 nếu vôn kế chỉ 4 V là I = 5 A.

  • Câu 12: Vận dụng

    Cho hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp với nhau vào hiệ điện thế U. Biết R1 = 10 Ω chịu được dòng điện tối đa là 3 A; R2 = 30 Ω chịu được dòng điện tối đa là 2 A. Trong các giá trị hiệu điện thế dưới đây giá trị nào là hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch đó, để khi hoạt động không điện trở nào bị hỏng?

    Điện trở tương đương của đoạn mạch là:

    Rtd = R1 + R2 = 10 + 30 = 40 (Ω)

    Hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp với nhau thì đoạn mạch chịu được dòng điện tối đa là 2 A.

    Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch đó, để khi hoạt động không điện trở nào bị hỏng là:

    Umax = Imax.Rtd = 2.40 = 80 (V)

  • Câu 13: Thông hiểu

    Đồ thị dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế của ba dây dẫn khác nhau.

    Chọn biểu thức đúng.

  • Câu 14: Vận dụng cao

    Trên bóng đèn Đ1, Đ2 có ghi số tương ứng là 3 V – 1,2 W và 6 V – 6 W. Cần mắc hai đèn này cùng với một biến trở vào hiệu hiệu điện thế U = 9 V để hai đèn sáng bình thường. Cần mắc hai đèn và biến trở như thế nào để thỏa mãn yêu cầu của đề bài?

    Vì U1 + U2  = 3 + 6 = 9 V nên hai đèn Đ1 và Đ2 phải mắc nối tiếp nhau.

    Cường độ dòng điện định mức để mỗi đèn sáng bình thường là:

    Vì I2 > I1 nên để hai đèn sáng bình thường phải mắc biến trở Rb song song với đèn Đ1 sao cho: I2 = I1 + Ib

  • Câu 15: Nhận biết

    Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch

    Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế của các điện trở thành phần.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút KHTN 9 Chương 3: Điện Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo