Đề kiểm tra 15 phút KHTN 9 Chương 6: Kim loại. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút KHTN 9 Chương 5: Kim loại. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại gồm các nội dung câu hỏi kèm theo đáp án nằm trong kho câu hỏi, được trộn giúp bạn học củng đố, đánh giá năng lực học.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 15 câu
  • Số điểm tối đa: 15 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Thông hiểu

    Cho thanh đồng vào dung dịch muối X không màu, thấy dung dịch xuất hiện màu xanh và có kim loại mới tạo thành bám trên thanh đồng. Muối X có thể là chất nào sau đây?

     

    Phản ứng xảy ra chứng tỏ Cu phải là kim loại mạnh hơn kim loại tạo muối X thì mới đẩy được kim loại đó ra khỏi muối bám vào thanh đồng.

    → Muối X là AgNO3.

    Phương trình hóa học:

    Cu + 2AgNO3 → 2Ag + Cu(NO3)2

  • Câu 2: Vận dụng

    Cần ít nhất bao nhiêu tấn Fe2O3 để thu được 1 tấn gang có hàm lượng sắt 96,6%?

    1 tấn gang chứa lượng sắt (Fe) là: 1.96,6% = 0,966 tấn

    Trong 160 gam Fe2O3 chứa 56.2 = 112 gam Fe.

    Vậy m tấn Fe2O3 chứa 0,966 tấn Fe.

    ⇒ m = = 1,38 tấn

  • Câu 3: Nhận biết

    Phương pháp nhiệt luyện với chất phản ứng CO có thể tách được kim loại nào sau đây ra khỏi oxide của nó?

    Phương pháp nhiệt luyện thường được dùng để tách các kim loại hoạt động hóa học trung bình như Fe, Zn,...

  • Câu 4: Vận dụng cao

    Một mẫu đồng bị lẫn tạp chất là nhôm và sắt. Để xác định hàm lượng tạp chất có trong mẫu trên, người ta lấy 5 g mẫu hoà tan trong 100 mL dung dịch HCl 2 M. Sau phản ứng hoàn toàn, cân lại thấy lượng chất rắn không tan là 4,45 g, nồng độ dung dịch HCl còn lại là 1,6 M. Hàm lượng phần trăm của nhôm và sắt có trong mẫu lần lượt là

    Đặt số mol của Al và Fe trong hỗn hợp lần lượt là x và y.

    Ta có: 27x + 56y = 5 – 4,45 = 0, 55    (1)

    Số mol HCl đã phản ứng: 2.0,1 – 1,6.0,1 = 0,04 (mol).

    Phương trình hóa học:

                2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

    Số mol: x         3x

                 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    Số mol:  y       2y

    Theo đề bài: 3x + 2y = 0,04                 (2)

    Giải hệ phương trình (1) và (2), ta được: x = 0,01 và y = 0,005

    Hàm lượng nhôm trong mẫu:

     Hàm lượng sắt trong mẫu:

  • Câu 5: Vận dụng

    Cho hỗn hợp nhôm và sắt tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 thu được dung dịch A và chất rắn B gồm hai kim loại. Khi cho chất rắn B tác dụng với dung dịch HCl thấy có bọt khí thoát ra. Chất rắn B không chứa kim loại nào sau đây?

    Chất rắn B gồm hai kim loại, tác dụng với dung dịch HCl thấy có bọt khí thoát ra suy ra trong chất rắn B có Fe và Cu. Al phản ứng hết với Cu(NO3)2, tiếp theo là Fe phản ứng một phần với Cu(NO3)2. Trong chất rắn B không còn Al nữa.

    Phương trình hóa học:

    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

  • Câu 6: Thông hiểu

    Khi để lâu trong không khí, thép (thành phần chính là sắt) bị han gỉ trong khi vàng vẫn sáng bóng. Số phát biểu đúng là

    (1) Sắt phản ứng với oxygen trong không khí, còn vàng không phản ứng.

    (2) Sắt hoạt động hoá học mạnh hơn vàng.

    (3) Vàng trơ về mặt hoá học.

    (4) Vàng có ánh kim, còn thép không có ánh kim.

    a) Đúng.

    b) Đúng.

    c) Đúng.

    d) Sai. Thép có ánh kim vì thành phần của thép có kim loại.

  • Câu 7: Thông hiểu

    Hàm lượng chlorine trong muối nào nhiều nhất?

    %Cl(LiCl) = .100% = 83,53%

    %Cl(NaCl) =  .100% = 60,68%

    %Cl(CaCl2) = .100% = 63,96%

    %Cl(AlCl3) = .100% = 79,78%

  • Câu 8: Nhận biết

    Kim loại cơ bản của hợp kim duy-ra (duralumin) là

     Kim loại cơ bản của hợp kim duy-ra (duralumin) là nhôm (Al). 

  • Câu 9: Thông hiểu

    Một bạn quan sát thấy bề mặt một vật sáng lấp lánh dưới ánh nắng. Đó có thể là bề mặt vật nào sau đây?

    Vật sáng lấp lánh dưới ánh nắng thì vật đó phải là kim loại hoặc được làm từ kim loại. Vì kim loại có tính ánh kim.

  • Câu 10: Nhận biết

    Loại than nào sau đây có tính hấp phụ cao, được dùng để khử mùi?

    Than hoạt tính có tính hấp phụ cao thường được dùng để khử mùi.

  • Câu 11: Nhận biết

    Sắt không tan trong dung dịch nào sau đây?

     Sắt là kim loại yếu hơn Mg nên không thể đẩy Mg ra khỏi muối. 

  • Câu 12: Vận dụng

    Đốt cháy 120 g than (100% C) thu được hỗn hợp X gồm 2 khí CO và CO2. X có tỉ khối so với H2 bằng 20,4. Số mol O2 đã phản ứng là

    nC = = 10 mol

    → Số mol hỗn hợp X là 10 mol.

    Bảo toàn khối lượng ta có: mC + mO2 = m

    mO2 = 10.2.20,4 − 10.12 = 288 g

    ⇒ nO2 = = 9 mol

  • Câu 13: Nhận biết

    Kim loại nào sau đây phản ứng với nước ở điều kiện thường, giải phóng khí hydrogen?

    Các kim loại mạnh như K, Na, Ba, … phản ứng với nước ở điều kiện thường, giải phóng khí hydrogen.

    Phương trình hoá học:

    2K + 2H2O → 2KOH + H2

  • Câu 14: Vận dụng

    Nhúng một thanh kẽm vào 200 mL dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, Ag sinh ra bám hết vào thanh kẽm, khối lượng thanh kim loại thu được tăng 1,51 g. Xác định nồng độ dung dịch AgNO3 ban đầu.

    Phản ứng: Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag

    Số mol:       a  →   2a                   →          2a

    Khối lượng thanh kim loại tăng thêm là:

    2a.108 – a.65 = 1,51 ⇒ a = 0,01 mol

    → Số mol ban đầu của AgNO3 là 2a = 2.0,01 = 0,02 mol

    Nồng độ dung dịch AgNO3 ban đầu là: CM = = 0,1 M

  • Câu 15: Nhận biết

    Phi kim có tính dẫn điện là

    Than chì có có khả năng dẫn điện nên được dùng làm điện cực.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút KHTN 9 Chương 6: Kim loại. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo