Đề kiểm tra 15 phút Toán 11 Chương 2 Chân trời sáng tạo

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Toán 11 Dãy số Cấp số cộng Cấp số nhân gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức sách Chân trời sáng tạo.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Thông hiểu

    Một cấp số nhân có số hạng đầu {u_1} = 3, công bội q = 2. Biết {S_n} = 765. Tìm n?

    Ta có:

    \begin{matrix}  {S_n} = \dfrac{{{u_1}\left( {1 - {q^n}} ight)}}{{1 - q}} = \dfrac{{3\left( {1 - {2^n}} ight)}}{{1 - 2}} = 765 \hfill \\   \Rightarrow n = 8 \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 2: Vận dụng

    Bác Hoa mua nhà trị giá 900 triệu đồng theo phương thức trả góp. Nếu bác Hoa muốn trả hết nợ trong 3 năm và phải trả lãi mức 6% trên năm thì mỗi tháng bác phải trả bao nhiêu tiền?

    Gọi x (đồng) là số tiền bác Hoa phải trả mỗi năm. (Điều kiện x > 0)

    Ta có:

    x =
\frac{900.10^{6}.0,06.1,06^{3}}{1,06^{3} - 1}

    x = 336698831,5 (đồng)

    Vậy số tiền bác Hoa phải trả mỗi tháng là T = \frac{336698831,5}{12} \approx
28058236(đồng).

  • Câu 3: Thông hiểu

    Cho cấp số cộng \left( u_{n} ight)u_{1} = - 1;S_{23} = 483. Tìm công sai d của cấp số cộng?

    Gọi d là công sai của cấp số cộng khi đó ta có:

    S_{23} = 483 \Leftrightarrow
\frac{23\left( 2u_{1} + 22d ight)}{2} = 483

    \Leftrightarrow \frac{23.( - 2 +
22d)}{2} = 483

    \Leftrightarrow d = 2

  • Câu 4: Thông hiểu

    Ba số hạng đầu của một cấp số nhân là x - 6;xy. Tìm y biết rằng công bội của cấp số nhân là 6?

    Ta có:

    Ba số hạng đầu của một cấp số nhân là x -
6;xy có công bội q = 6

    \Rightarrow \left\{ \begin{matrix}u_{1} = x - 6;q = 6 \\x = u_{2} = u_{1}q = 6(x - 6) \\y = u_{3} = u_{2}q^{2} = 36x \\\end{matrix} ight.\  \Rightarrow \left\{ \begin{matrix}x = \dfrac{36}{5} \\y = 36.\dfrac{36}{5} = \dfrac{1296}{5} \\\end{matrix} ight.

  • Câu 5: Vận dụng

    Với mọi số nguyên dương n, tổng S_{n}=n^{3}+11n chia hết cho:

    Với n=1 ta có: {S_1} = 1 + 11 = 12 không chia hết cho 9.

    Với n=2 ta có: {S_2} = {2^3} + 11.2 = 30 không chia hết cho 4 và 12

    Ta sẽ chứng minh S_{n}=n^{3}+11n chia hết cho 6 với mọi số nguyên dương n

    Giả sử khẳng định đúng với n=k nghĩa là {S_k} = {k^3} + 11k chia hết cho 6.

    Ta cần chứng minh khẳng định đúng với n=k+1 tức là:

    {S_{k + 1}} = {\left( {k + 1} ight)^3} + 11.\left( {k + 1} ight) cũng chia hết cho 6

    Ta có:

    \begin{matrix}  {S_{k + 1}} = {\left( {k + 1} ight)^3} + 11.\left( {k + 1} ight) \hfill \\   = {k^3} + 3{k^2} + 3k + 1 + 11k + 11 \hfill \\   = \left( {{k^3} + 11k} ight) + \left( {3{k^2} + 3k} ight) + 12 \hfill \\   = \left( {{k^3} + 11k} ight) + 3k\left( {k + 1} ight) + 12 \hfill \\ \end{matrix}

    Ta lại có: \left\{ \begin{gathered}  \left( {{k^3} + 11k} ight) \vdots 6 \hfill \\  12 \vdots 6 \hfill \\ \end{gathered}  ight. ta cần chứng minh 3k\left( {k + 1} ight) \vdots 6

    Thật vậy k\left( {k + 1} ight) là tích hai số nguyên dương liên tiếp nên k\left( {k + 1} ight) \vdots 2

    Mặt khác 3k\left( {k + 1} ight) \vdots 3 và 2, 3 là hai số nguyên tố cùng nhau nên 3k\left( {k + 1} ight) \vdots  6

    Vậy {S_{k + 1}} = {\left( {k + 1} ight)^3} + 11k chia hết cho 6 hay S_{n}=n^{3}+11n chia hết cho 6 với mọi số nguyên dương n.

  • Câu 6: Nhận biết

    Cho dãy số (un)un =  − n2 + n + 1. Số  − 19 là số hạng thứ mấy của dãy?

    Giả sử un =  − 19(n∈ℕ*) Suy ra - n^{2} + n + 1 = - 19 \Leftrightarrow
- n^{2} + n + 20 = 0 \Leftrightarrow \left\lbrack \begin{matrix}
n = 5 \\
n = - 4 \\
\end{matrix} \Leftrightarrow n = 5 ight. (do  n∈ℕ*).

    Vậy số  − 19 là số hạng thứ 5 của dãy.

  • Câu 7: Vận dụng cao

    Một quả bóng cao su được thả từ độ cao 81m. Mỗi lần chạm đất quả bóng lại nảy lên hai phần ba độ cao của lần rơi trước. Tổng các khoảng cách rơi và nảy của quả bóng từ lúc thả bóng cho đến lúc bóng không nảy nữa bằng

    Đáp án 405

    Đáp án là:

    Một quả bóng cao su được thả từ độ cao 81m. Mỗi lần chạm đất quả bóng lại nảy lên hai phần ba độ cao của lần rơi trước. Tổng các khoảng cách rơi và nảy của quả bóng từ lúc thả bóng cho đến lúc bóng không nảy nữa bằng

    Đáp án 405

    Gọi r_{i} là khoảng cách lần rơi thứ i

    Ta có r_{1} = 81, r_{2} = \frac{2}{3}.81,…, r_{n} = \left( \frac{2}{3} ight)^{n -
1}.81,…

    Suy ra tổng các khoảng cách rơi của quả bóng từ lúc thả bóng cho đến lần rơi thứ n bằng 81.\frac{1 - \left( \frac{2}{3} ight)^{n}}{1 -
\frac{2}{3}}.

    Gọi t_{i} là khoảng cách lần nảy thứ i

    Ta có t_{1} = \frac{2}{3}.81, t_{2} = \left( \frac{2}{3}
ight).\frac{2}{3}81,…, t_{n} =
\left( \frac{2}{3} ight)^{n - 1}\frac{2}{3}.81,…

    Suy ra tổng các khoảng cách nảy của quả bóng từ lúc thả bóng cho đến đến lần nảy thứ n bằng \dfrac{2}{3}.81.\dfrac{1 - \left( \dfrac{2}{3}ight)^{n - 1}}{1 - \dfrac{2}{3}}.

    Vậy tổng các khoảng cách rơi và nảy của quả bóng từ lúc thả bóng cho đến lúc bóng không nảy nữa bằng S =
\lim\left( 81.\frac{1 - \left( \frac{2}{3} ight)^{n}}{1 - \frac{2}{3}}
+ \frac{2}{3}.81.\frac{1 - \left( \frac{2}{3} ight)^{n - 1}}{1 -
\frac{2}{3}} ight) = 405.

  • Câu 8: Thông hiểu

    Tìm z để 2; 8; z; 128 lập thành một cấp số nhân.

    Dãy số 2; 8; z; 128 theo thứ tự là u1; u2; u3; u4 ta có:

    \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {\dfrac{{{u_2}}}{{{u_1}}} = \dfrac{{{u_3}}}{{{u_2}}}} \\   {\dfrac{{{u_2}}}{{{u_1}}} = \dfrac{{{u_3}}}{{{u_2}}}} \end{array}} ight. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {\dfrac{8}{2} = \dfrac{z}{8}} \\   {\dfrac{{128}}{z} = \dfrac{z}{8}} \end{array}} ight. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {z = 32} \\   {{z^2} = 1024} \end{array}} ight. \Rightarrow z = 32

  • Câu 9: Nhận biết

    Dãy số nào sau đây không phải là một cấp số cộng?

    Xét đáp án A: - \frac{2}{3}; - \frac{1}{3};0;\frac{1}{3};\frac{2}{3};1;\frac{4}{3};....

    {u_2} - {u_1} = {u_3} - {u_2} = {u_4} - {u_3} = ... = \frac{1}{3}

    => Loại đáp án A 

    Xét đáp án B: 15\sqrt 2 ;12\sqrt 2 ;9\sqrt 2 ;6\sqrt 2 ;...

    {u_2} - {u_1} = {u_3} - {u_2} = {u_4} - {u_3} = ... = 3\sqrt 2

    => Loại đáp án B

    Xét đáp án C: \frac{4}{5};1;\frac{7}{5};\frac{9}{5};\frac{{11}}{5};...

    {u_2} - {u_1} = \frac{1}{5} e {u_3} - {u_2} = \frac{2}{5}

    => Chọn đáp án C

    Xét đáp án D: \frac{1}{{\sqrt 3 }};\frac{{2\sqrt 3 }}{3};\sqrt 3 ;\frac{{4\sqrt 3 }}{3};\frac{5}{{\sqrt 3 }};...

    {u_2} - {u_1} = {u_3} - {u_2} = {u_4} - {u_3} = ... = \frac{{\sqrt 3 }}{3}

    => Loại đáp án D

  • Câu 10: Thông hiểu

    Cho dãy số (u_{n}), biết u_n=\frac{2n+5}{5n-4}. Số \frac{7}{12} là số hạng thứ mấy của dãy số?

    Ta có:

    \begin{matrix}  {u_k} = \dfrac{7}{{12}} \hfill \\   \Leftrightarrow \dfrac{{2k + 5}}{{5k - 4}} = \dfrac{7}{{12}};\left( {k \in {\mathbb{N}^*}} ight) \hfill \\   \Leftrightarrow 12\left( {2k + 5} ight) = 7\left( {5k - 4} ight) \hfill \\   \Leftrightarrow 24k + 60 = 35k - 28 \hfill \\   \Leftrightarrow 11k = 88 \hfill \\   \Leftrightarrow k = 8 \hfill \\ \end{matrix}

    Vậy số \frac{7}{12} là số hạng thứ 8 của dãy số.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Cho dãy số (u_{n}), biết {u_n} = \cos n + \sin n. Dãy số (u_{n}) bị chặn trên bởi số nào dưới đây?

     Ta có:

    \begin{matrix}  {u_n} = \cos n + \sin n \hfill \\   = \sqrt 2 \left( {\dfrac{1}{{\sqrt 2 }}\sin n + \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}\cos n} ight) \hfill \\   = \sqrt 2 \left( {\sin \dfrac{\pi }{4}\sin n + \cos \dfrac{\pi }{4}\cos n} ight) \hfill \\   = \sqrt 2 \cos \left( {n - \dfrac{\pi }{4}} ight) \hfill \\ \end{matrix}

    Với mọi n ta có:

    \begin{matrix}   - 1 \leqslant \cos \left( {n - \dfrac{\pi }{4}} ight) \leqslant 1 \hfill \\   \Leftrightarrow  - \sqrt 2  \leqslant {u_n} = \sqrt 2 \cos \left( {n - \dfrac{\pi }{4}} ight) \leqslant \sqrt 2  \hfill \\ \end{matrix}

    Vậy dãy số (u_{n}) bị chặn trên bởi \sqrt{2}

  • Câu 12: Thông hiểu

    Cho cấp số cộng \left( u_{n} ight)d = - 2;S_{8} = 72. Tìm số hạng đầu tiên u_{1}.

    Ta có:

    \left\{ \begin{matrix}d = - 2 \\S_{8} = 72 \\\end{matrix} ight.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}d = - 2 \\8u_{1} + \dfrac{8.7.d}{2} = 72 \\\end{matrix} ight.

    \Rightarrow 8u_{1} + 28.( - 2) =
72

    \Rightarrow u_{1} = 16

  • Câu 13: Nhận biết

    Cho dãy số \frac{1}{2};0; - \frac{1}{2}; - 1; - \frac{3}{2};... là cấp số cộng với:

    Ta có: \frac{1}{2};0; - \frac{1}{2}; - 1; - \frac{3}{2};... là một cấp số cộng

    => \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {{u_1} = \dfrac{1}{2}} \\   {{u_2} - {u_1} =  - \dfrac{1}{2} = d} \end{array}} ight.

  • Câu 14: Nhận biết

    Dãy số nào sau đây có giới hạn bằng 0?

    \left| q ight| < 1 nên \lim {q^n} = 0.

  • Câu 15: Thông hiểu

    Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

    a) Dãy số \left( u_{n} ight) xác định bởi công thức u_{n} = \frac{( -
1)^{n}}{n + 1} là một dãy số giảm. Sai||Đúng

    b) T(n):"1.2 + 2.3 + ... + n(n + 1)
= \frac{(n + 1)(n - 2)(n + 3)}{4};\forall n \in
\mathbb{N}^{*}". Đúng||Sai

    c) Cấp số cộng \left( u_{n}
ight) thỏa mãn \left\{
\begin{matrix}
u_{1} = - 2020 \\
u_{n + 1} = u_{n} + 5 \\
\end{matrix} ight.\ ;\left( \forall n\mathbb{\in N};n \geq 1
ight) có số hạng tổng quát là u_{n} = 5 - 2020n. Sai||Đúng

    d) Biết rằng khi viết thêm bốn số vào giữa hai số 160 và 5 để được một cấp số nhân. Khi đó tổng các số hạng của cấp số nhân đó bằng 215. Sai||Đúng

    Đáp án là:

    Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

    a) Dãy số \left( u_{n} ight) xác định bởi công thức u_{n} = \frac{( -
1)^{n}}{n + 1} là một dãy số giảm. Sai||Đúng

    b) T(n):"1.2 + 2.3 + ... + n(n + 1)
= \frac{(n + 1)(n - 2)(n + 3)}{4};\forall n \in
\mathbb{N}^{*}". Đúng||Sai

    c) Cấp số cộng \left( u_{n}
ight) thỏa mãn \left\{
\begin{matrix}
u_{1} = - 2020 \\
u_{n + 1} = u_{n} + 5 \\
\end{matrix} ight.\ ;\left( \forall n\mathbb{\in N};n \geq 1
ight) có số hạng tổng quát là u_{n} = 5 - 2020n. Sai||Đúng

    d) Biết rằng khi viết thêm bốn số vào giữa hai số 160 và 5 để được một cấp số nhân. Khi đó tổng các số hạng của cấp số nhân đó bằng 215. Sai||Đúng

    a) Xét dãy số đã cho ta có:

    u_{1} = - \frac{1}{2};u_{2} =
\frac{1}{3};u_{3} = - \frac{1}{4} \Rightarrow \left\{ \begin{matrix}
u_{1} < u_{2} \\
u_{2} > u_{3} \\
\end{matrix} ight. nên dãy số \left( u_{n} ight) không tăng không giảm.

    b) T(n):"1.2 + 2.3 + ... + n(n + 1)
= \frac{(n + 1)(n - 2)(n + 3)}{4};\forall n \in
\mathbb{N}^{*}" đúng bằng chứng minh quy nạp.

    c) Công sai d = 5 và số hạng đầu tiên bằng u_{1} = - 2020

    Khi đó số hạng tổng quát của cấp số cộng là

    u_{n} = u_{1} + 5(n - 1)

    \Rightarrow u_{n} = - 2025 +
5n

    d) Từ giả thiết ta có:

    \left\{ \begin{matrix}
u_{1} = 160 \\
u_{6} = 5 \\
\end{matrix} ight.\  \Rightarrow q = \sqrt[5]{\frac{u_{6}}{u_{1}}} =
\frac{1}{2}

    Suy ra tổng các số hạng của cấp số nhân đó là: S = \dfrac{u_{1}\left( 1 - q^{6} ight)}{1 - q} =\dfrac{160.\left\lbrack 1 - \left( \dfrac{1}{2} ight)^{6}ightbrack}{\dfrac{1}{2}} = 315.

  • Câu 16: Nhận biết

    Cho cấp số nhân \left( u_{n}
ight) với công bội q eq
1. Đặt S_{n} = u_{1} + u_{2} + ...
+ u_{n}. Khẳng định nào sau đây đúng?

    Theo công thức tính tổng n số hạng đầu của CSN ta được S_{n} =
\frac{u_{1}\left( 1 - q^{n} ight)}{1 - q}.

  • Câu 17: Nhận biết

    Cho dãy số có các số hạng đầu là 0;\frac{1}{2};\frac{2}{3};\frac{3}{4};\frac{4}{5};\ldots Số hạng tổng quát của dãy số này là

    Ta có 0=\frac{0}{0+1};\frac{1}{2}=\frac{1}{1+1};\frac{2}{3}=\frac{2}{2+1};

    \frac{3}{4}=\frac{3}{3+1};\frac{4}{5}=\frac{4}{4+1}

    Suy ra u_{n} = \frac{n}{n + 1}

  • Câu 18: Nhận biết

    Cho cấp số nhân có các số hạng lần lượt là 3;9;27;81. Tìm số hạng tổng quát u_{n} của cấp số nhân đã cho.

    Các số hạng lần lượt là 3;9;27;81 lập thành cấp số nhân

    \Rightarrow \left\{ \begin{matrix}u_{1} = 3 \\q = \dfrac{9}{3} = 3 \\\end{matrix} ight.\  \Rightarrow u_{n} = u_{1}.q^{n - 1} = 3.3^{n - 1}= 3^{n}

  • Câu 19: Vận dụng

    Tổng n số hạng đầu tiên của một cấp số cộng là S_{n} = n^{2} + 4n^{2};\left( n \in
\mathbb{N}^{*} ight). Tìm số hạng tổng quát u_{n} của cấp số cộng đã cho.

    Ta có:

    S_{n} = n^{2} + 4n^{2}

    Mặt khác

    S_{n} = n.u_{1} + \frac{n(n - 1)d}{2} =
\frac{d}{2}.n^{2} + \left( u_{1} - \frac{d}{2} ight).n

    \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}\dfrac{d}{2} = 1 \\u_{1} - \dfrac{d}{2} = 4 \\\end{matrix} ight.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}u_{1} = 5 \\d = 2 \\\end{matrix} ight.

    \Rightarrow u_{n} = 2n + 3

  • Câu 20: Thông hiểu

    Trong các dãy số sau, dãy số nào là dãy số giảm?

     

    • Xét đáp án u_{n} = \frac{n - 3}{n +
1} :

     

    Ta có u_{n} = \frac{n - 3}{n + 1};u_{n +
1} = \frac{n - 2}{n + 2}. Khi đó:

    u_{n + 1} - u_{n} = \frac{n - 2}{n + 2}
- \frac{n - 3}{n + 1} = \frac{4}{(n + 1)(n + 1)} > 0,\forall n \in
\mathbb{N}^{*}

    Vậy (un) là dãy số tăng.

     

    • Xét đáp án u_{n} =
\frac{n}{2}:

     

    Ta có u_{n} = \frac{n}{2};u_{n + 1} =
\frac{n + 1}{2}. Khi đó u_{n + 1} -
u_{n} = \frac{n + 1}{2} - \frac{n}{2} = \frac{1}{2} > 0,\forall n \in
\mathbb{N}^{*}

    Vậy (un) là dãy số tăng.

     

    • Xét đáp án u_{n} =
\frac{2}{n^{2}}:

     

    Ta có u_{n} = \frac{2}{n^{2}};u_{n + 1} =
\frac{2}{(n + 1)^{2}} \Rightarrow \frac{u_{n + 1}}{u_{n}} =
\frac{n^{2}}{(n + 1)^{2}} < \frac{n^{2}}{n^{2}} = 1,\forall n \in
\mathbb{N}^{*}

    Vậy (un) là dãy số giảm.

     

    • Xét đáp án u_{n} = \frac{( -
1)^{n}}{3^{n}}:

     

    Ta có u_{1} = \frac{- 1}{3};u_{2} =
\frac{1}{9};u_{3} = \frac{- 1}{27}

    Vậy (un) là dãy số không tăng, không giảm.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Toán 11 Chương 2 Chân trời sáng tạo Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 74 lượt xem
Sắp xếp theo