Đề kiểm tra 15 phút Toán 11 Chương 8 Kết nối tri thức

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Toán 11 Các quy tắc tính xác suất gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức sách Kết nối tri thức.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Nhận biết

    Cho A = \{1, 2, 3, 4, 5, 6, 7\}. Từ tập A có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số đôi một khác nhau?

    Số các số tự nhiên gồm 5 chữ số đôi một khác nhau là: A_7^5 = 2520

  • Câu 2: Nhận biết

    Cho 6 chữ số 2, 3, 4, 5, 6, 7. Số các số tự nhiên chẵn có 3 chữ số lập thành từ 6 chữ số đó:

    Gọi số tự nhiên có 3 chữ số có dạng: \overline {abc}

    Do số tự nhiên cần tìm là số chẵn => c = {2; 4; 6}

    => Số cách chọn c là 3 cách

    Số cách chọn a là 6 cách

    Số cách chọn b là 6 cách

    => Số các số các số tự nhiên chẵn có 3 chữ số lập thành từ 6 chữ số đã cho là: 3 . 6 . 6 = 108 số

  • Câu 3: Thông hiểu

    Trong một thùng có chứa 7 bi xanh, 5 bi đỏ và 4 bi vàng. Lấy ngẫu nhiên 4 viên bi trong hộp. Hỏi có bao nhiêu cách chọn sao cho 4 viên bi được chọn có đủ ba màu?

    TH1: Lấy 1 bi xanh, 1 bi đỏ và 2 bi vàng ta có: 7.5.C_{4}^{2} cách.

    TH2: Lấy 2 bi xanh, 1 bi đỏ và 1 bi vàng ta có: 4.5.C_{7}^{2} cách.

    TH3: Lấy 1 bi xanh, 2 bi đỏ và 1 bi vàng ta có: 7.4.C_{5}^{2} cách.

    Vậy có tất cả 910 cách chọn số viên bi theo yêu cầu.

  • Câu 4: Vận dụng

    Gieo 3 lần đồng thời một con xúc xắc và một đồng xu. Ta có P là biến cố trong ba lượt gieo có ít nhất một lần kết quả con xúc xắc xuất hiện mặt 1 chấm và đồng xu xuất hiện mặt sấp. Tính số phần tử của biến cố đối của biến cố P?

    Xét phép thử gieo ba lần một con xúc xắc và một đồng xu với không gian mẫu \Omega có số phần tử là n(\Omega) = (6.2)^{3} = 1728

    Xét biến cố P trong ba lượt gieo có ít nhất một lần kết quả con xúc xắc xuất hiện mặt 1 chấm và đồng xu xuất hiện mặt sấp.

    TH1: trong cả ba lần gieo đều được kết quả: con súc sắc xuất hiện mặt 1 chấm và đồng xu xuất hiện mặt sấp. Có 1 khả năng xảy ra.

    TH2: trong ba lần gieo có đúng 2 lần gieo con súc sắc xuất hiện mặt 1 chấm và đồng tiền xu xuất hiện mặt sấp. Có C_{3}^{2}.1.1.(12 - 1) = 33 khả năng.

    TH3: trong ba lần gieo có đúng 1 lần gieo con súc sắc xuất hiện mặt 1 chấm và đồng tiền xu xuất hiện mặt sấp. Có C_{3}^{1}.1.(12 - 1)(12 - 1) = 3.11.11 =
363 khả năng.

    \Rightarrow n(P) = 1 + 33 + 363 =
397

    \Rightarrow n\left( \overline{P} ight)
= 1728 - 397 = 1331

  • Câu 5: Thông hiểu

    Cho tập hợp A =
\left\{ 1;2;3;4 ight\}. Có thể lập được bao nhiêu số có các chữ số phân biệt từ tập hợp A?

    Ta có:

    Số có 1 chữ số có 4 số.

    Số có 2 chữ số có A_{4}^{2} = 12 số.

    Số có 3 chữ số có A_{4}^{3} = 24 số.

    Số có 4 chữ số có P_{4} = 24 số.

    Vậy các số lập được là 4 + 12 + 24 + 24 = 64 số.

  • Câu 6: Thông hiểu

    Nhóm bạn gồm 4 người muốn tham gia sự kiện âm nhạc vào hai ngày cuối tuần, họ có thể chọn tham gia vào thứ bảy hoặc chủ nhật. Tính xác suất để vào ngày thứ bảy và ngày chủ nhật có ít nhất một bạn tham gia?

    Đáp án: 0,875

    (Kết quả ghi dưới dạng số thập phân)

    Đáp án là:

    Nhóm bạn gồm 4 người muốn tham gia sự kiện âm nhạc vào hai ngày cuối tuần, họ có thể chọn tham gia vào thứ bảy hoặc chủ nhật. Tính xác suất để vào ngày thứ bảy và ngày chủ nhật có ít nhất một bạn tham gia?

    Đáp án: 0,875

    (Kết quả ghi dưới dạng số thập phân)

    Vì mỗi bạn có thể tham gia sự kiện vào một trong hai ngày thứ bảy hoặc chủ nhật nên xác suất để nhóm bạn tham gia trong mỗi ngày là 0,5

    Xác suất không tham gia trong mỗi ngày là 0,5

    Gọi A là biến cố cả hai ngày thứ bảy và chủ nhật có ít nhất một bạn tham gia.

    Ta có: P\left( \overline{A} ight) =
\frac{1}{2}.\frac{1}{2}.\frac{1}{2}.\frac{1}{2} +
\frac{1}{2}.\frac{1}{2}.\frac{1}{2}.\frac{1}{2} =
\frac{1}{8}

    Xác suất cần tìm là P(A) = 1 - P\left(
\overline{A} ight) = 1 - \frac{1}{8} = \frac{7}{8}

  • Câu 7: Thông hiểu

    Chọn ngẫu nhiên 3 giáo viên trong tổ chuyên môn Hóa – Sinh - Thể dục để thành lập một đoàn công tác sao cho mỗi môn phải có một giáo viên. Biết tổ có 6 giáo viên Hóa, 5 giáo viên Sinh, 3 giáo viên Thể dục, trong môn Hóa có 3 giáo viên nữ, môn Sinh có 2 giáo viên nữ và môn Thể dục có 1 giáo viên nữ. Tính xác suất để đoàn công tác có đúng một giáo viên nữ?

    Gọi Y là biến cố “Trong đoàn cả 3 giáo viên đều là nữ”.

    \overline{Y} là biến cố “Trong đoàn công tác có ít nhất một giáo viên nam”

    Ta có Y = HTS với H;S;T là 3 biến cố độc lập.

    Suy ra P(Y) = P(HTS) =
\frac{1}{2}.\frac{2}{5}.\frac{1}{3} = \frac{1}{15}

    P\left( \overline{Y} ight) = 1 - P(Y)
= 1 - \frac{1}{15} = \frac{14}{15}

  • Câu 8: Thông hiểu

    Trong một hộp có 7 quả cầu xanh, 5 quả cầu đỏ, 4 quả cầu vàng. Chọn ngẫu nhiên 4 quả trong hộp. Hỏi có bao nhiêu cách chọn sao cho trong 4 quả cầu chọn ra có đủ 3 màu?

    Số cách chọn 2 quả xanh, 1 quả đỏ, 1 quả vàng là: C_7^2.C_5^1.C_4^1 = 420 cách

    Số cách chọn 1 quả xanh, 2 quả đỏ, 1 quả vàng là: C_7^1.C_5^2.C_4^1 = 280 cách

    Số cách chọn 1 quả xanh, 1 quả đỏ, 2 quả vàng là: C_7^1.C_5^1.C_4^2 = 210 cách

    => Số cách chọn sao cho trong 4 quả cầu chọn ra có đủ 3 màu là 420 + 280 + 210 = 910 cách

  • Câu 9: Vận dụng cao

    Cho 3 con xúc xắc trong đó con xúc xắc thứ nhất cân đối. Xúc xắc thứ hai không cân đối, có xác suất mặt 3 chấm là 0,2; các mặt còn lại có xác suất bằng nhau. Xúc xắc thứ ba không cân đối có xác suất mặt 6 chấm là 0,25; các mặt còn lại có xác suất bằng nhau. Gieo đồng thời ba con xúc xắc đã cho. Tính xác suất để hai con xúc xắc xuất hiện mặt 2 chấm và một con xúc xắc xuất hiện mặt 1 chấm?

    Con xúc xắc thứ nhất cân đối nên xác suất xuất hiện mỗi mặt là \frac{1}{6}

    Xúc xắc thứ hai không cân đối, có xác xuất mặt 3 chấm là 0,2 và các mặt còn lại có xác suất bằng nhau nên xác suất các mặt còn lại là \frac{1 - 0,2}{5} = \frac{4}{25}

    Xúc xắc thứ ba không cân đối có xác suất mặt 6 chấm là 0,25; các mặt còn lại có xác suất bằng nhau nên xác suất các mặt còn lại là \frac{1 - 0,25}{5} = \frac{3}{20}

    Gọi A là biến cố gieo một lần 3 con xúc xắc hai con xúc xắc xuất hiện mặt 2 chấm và một xúc xắc xuất hiện mặt 1 chấm là:

    Biến cố

    Xúc xắc 1; 2; 3

    Xác suất

    B

    2 chấm, 2 chấm, 1 chấm

    P(B) =
\frac{1}{6}.\frac{4}{25}.\frac{3}{20}

    C

    2 chấm, 1 chấm, 2 chấm

    P(C) =
\frac{1}{6}.\frac{4}{25}.\frac{3}{20}

    D

    1 chấm, 2 chấm, hai chấm

    P(D) =
\frac{1}{6}.\frac{4}{25}.\frac{3}{20}

    Do A = B \cup C \cup D và các biến cố B, C, D đôi một xung khắc nên ta có:

    P(A) = P(B) + P(C) + P(D) =
\frac{3}{250}

  • Câu 10: Vận dụng

    Một người học bắn cung tên bắn liên tục 4 mũi tên vào mục tiêu. Gọi M_{k} là biến cố cung thủ bắn trúng lần thứ k,k \in
\left\{ 1;2;3;4 ight\}. Biến cố nào sau đây biểu diễn biến cố chỉ bắn trúng mục tiêu 2 lần?

    Ta có: \overline{M_{k}} là biến cố lần thứ k bắn không trúng mục tiêu.

    Khi đó ta có: M = M_{i} \cap M_{j} \cap
\overline{M_{k}} \cap \overline{M_{m}} với i;j;k \in \left\{ 1;2;3;4 ight\} và đôi một khác nhau có ý nghĩa chỉ có lần thứ i; j bắn trúng bia và lần thứ k, m thì không bắn trúng.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Hai cung thủ cùng bắn mũi tên vào mục tiêu một cách độc lập. Tính xác suất của biến cố hai cung thủ cùng bắn trúng mục tiêu. Biết rằng xác suất bắn trúng của người thứ nhất và người thứ hai lần lượt là 80\%70\%?

    Giả sử Ai là biến cố người thứ i bắn trúng với i = 1; 2

    A là biến cố cả hai người cùng bắn trúng.

    Lúc đó A = A_{1} \cap A_{2}

    A_{1};A_{2} là hai biến cố độc lập nên

    \Rightarrow P(A) = P\left( A_{1} \cap
A_{2} ight) = P\left( A_{1} ight).P\left( A_{2} ight)

    = 0,8.0,7 = 0,56 = 56\%

  • Câu 12: Thông hiểu

    Cho 5 chữ số 0; 1; 2; 3; 4. Từ 5 chữ số đó có thể lập được bao nhiêu chữ số chẵn có năm chữ số sao cho trong mỗi số đó mỗi chữ số trên có mặt một lần?

     Số tự nhiên có năm chữ số có dạng: \overline {abcde}

    Do mỗi số đó mỗi chữ số trên có mặt một lần => a e b e c e d e e

    Số cần tìm là số chẵn => e ∈ {0; 2; 4}

    Trường hợp 1:  e = 0 => e có 1 cách chọn

    Số cách chọn a là 4 cách

    Số cách chọn b là 3 cách 

    Số cách chọn c là 2 cách

    Số cách chọn d là 1 cách

    => Số các số lập được ở trường hợp 1 là: 4.3.2 = 24 số

    Trường hợp 2: e ∈ {2; 4} => Có 2 cách chọn e

    Số cách chọn a là 3 cách (Do a khác 0)

    Số cách chọn b là 3 cách

    Số cách chọn c là 2 cách

    Số cách chọn d là 1 cách

    => Số các số lập được ở trường hợp 2 là: 2.3.3.2 = 36 số

    => Có thể lập được số các chữ số chẵn có năm chữ số sao cho trong mỗi số đó mỗi chữ số trên có mặt một lần là 36 + 24 = 60 số

  • Câu 13: Thông hiểu

    Trong một buổi lễ kỉ niệm nhân ngày 20/10 có 20 đại biểu nữ và 10 đại biểu nam. Ban tổ chức mời 5 đại biểu phát biểu ý kiến. Tính xác suất để trong 5 phát biểu mời có một hoặc hai phát biểu là của đại biểu nam?

    Gọi A là biến cố "Trong 5 phát biểu mời có đúng một phát biểu là của đại biểu nam".

    Gọi B là biến cố "Trong 5 phát biểu mời có đúng hai phát biểu là của đại biểu nam".

    Biến cố P(A \cup B) là "Trong 5 phát biểu mời có một hoặc hai phát biểu là của đại biểu nam".

    Vì A và B là hai biến cố xung khắc nên P(A \cup B) = P(A) + P(B)

    Ta có: \left\{ \begin{matrix}P(A) = \dfrac{C_{10}^{1}.C_{20}^{4}}{C_{30}^{5}} \\P(B) = \dfrac{C_{10}^{2}.C_{20}^{3}}{C_{30}^{5}} \\\end{matrix} ight.\  \Rightarrow P(A \cup B) \approx 0,7

  • Câu 14: Nhận biết

    Một liên đoàn bóng đá có 10 đội, mỗi đội phải đá 4 trận với mỗi đội khác, 2 trận ở sân nhà và 2 trận ở sân khách. Số trận đấu được sắp xếp là:

    Mỗi đội sẽ gặp 9 đội khác trong hai lượt trận sân nhà và sân khách

    => Có 10 . 9 = 90 trận

    Mỗi đội đá 2 trận sân nhà, 2 trận sân khách

    => Số trận đấu là 2.90 =180 trận

  • Câu 15: Nhận biết

    Một người bỏ ngẫy nhiên ba lá thư vào ba chiếc phong bì đã ghi địa chỉ. Xác suất để có ít nhất một lá thư được bỏ đúng phong bì:

    Số phần tử không gian mẫu là 3! = 6

    Gọi A là biến cố có ít nhất một lá thư được bỏ đúng phong bì.

    Ta xét các trường hợp sau:

    Nếu lá thư thứ nhất bỏ đúng phong vì, hai lá thư còn lại để sai thì có duy nhất 1 cách.

    Nếu lá thư thứ hai bỏ đúng phong bì, hai lá thư còn lại để sai thì có duy nhất 1 cách

    Nếu lá thư thứ ba bỏ đúng phong big, hai lá thư còn lại để sai thì chỉ có duy nhất 1 cách.

    Không thể có trường hợp 2 lá thứ bỏ đúng và 1 lá thư bỏ sai.

    Cả ba lá thư đều bỏ đúng có duy nhất 1 cách

    => n(A) = 4

    Vậy xác suất để có ít nhất một lá thư được bỏ đúng phong bì là: P(A) = \frac{n(A)}{n(\Omega)} = \frac{4}{6} =
\frac{2}{3}

  • Câu 16: Nhận biết

    Gieo một con xúc xắc cân đối và đồng chất hai lần liên tiếp. Gọi biến cố lần đầu xuất hiện mặt 3 chấm là A và biến cố lần thứ hai xuất hiện mặt 3 chấm là B. Khẳng định nào dưới dây sai?

    Hai biến cố A và B có thể cùng xảy ra suy ra khẳng định sai là: “A;B là hai biến cố xung khắc.”

  • Câu 17: Vận dụng

    Có ba chiếc hộp:

    Hộp 1 gồm 4 viên bi đỏ và 5 viên bi xanh.

    Hộp 2 gồm 3 viên bi đỏ và 2 viên bi đen.

    Hộp 3 gồm 5 viên bi đỏ và 3 viên bi vàng.

    Lấy ngẫu nhiên ra một hộp rồi lấy một viên bi từ hộp đó. Xác suất để viên bi lấy được có màu đỏ bằng:

    Lấy ngẫu nhiên một hộp:

    Gọi B là biến cố lấy được hộp 1

    C là biến cố lấy được hộp 2

    D là biến cố lấy được hộp 3

    Suy ra P(B) = P(C) = P(D) =
\frac{1}{3}

    Gọi A là biến cố lấy ngẫu nhiên một hộp, trong hộp đó lấy ngẫu nhiên một viên bi và được bi màu đỏ.

    Ta có:

    A = (A \cap B) \cup (A \cap C) \cup (A
\cap D)

    => P(A) = P(A \cap B) + P(A \cap C) +
P(A \cap D)

    = \frac{1}{3}.\frac{4}{9} +
\frac{1}{3}.\frac{3}{5} + \frac{1}{3}.\frac{5}{8} =
\frac{601}{1080}

  • Câu 18: Thông hiểu

    Một lớp học sinh có 40 học sinh gồm 25 nam và 15 nữ. Chọn ngẫu nhiên 5 học sinh để trực nhật lớp. Hỏi số cách chọn 5 học sinh đó, biết rằng nhóm học sinh được chọn có 3 nam và 2 nữ?

    Chọn 3 học sinh nam từ 25 học sinh nam có C_{25}^{2} cách.

    Chọn 2 học sinh nam từ 15 học sinh nam có C_{15}^{2} cách.

    Vậy số cách chọn thỏa mãn yêu cầu đề bài là C_{25}^{2}.C_{15}^{2} = 241500 chọn.

  • Câu 19: Nhận biết

    Một bó hoa có 5 hoa hồng trắng, 6 hoa hồng đỏ và 7 hoa hồng vàng. Hỏi có mấy cách chọn lấy ba bông hoa có đủ cả ba màu?

    Để chọn ba bông hoa có đủ cả ba màu (nghĩa là chọn một bông hoa hồng trắng - một bông hoa hồng đỏ - một bông hoa hồng vàng), ta có:

    Có 5 cách chọn hoa hồng trắng.

    Có 6 cách chọn hoa hồng đỏ.

    Có 7 cách chọn hoa hồng vàng.

    Vậy theo quy tắc nhân ta có 5 . 6 . 7 = 210 cách

  • Câu 20: Nhận biết

    Viết ngẫu nhiên 2 số tự nhiên có ba chữ số đôi một khác nhau thuộc tập hợp S = \left\{1;2;3;4;5;6;7 ight\}. Gọi C là biến cố hai số được viết đều có mặt chữ số 4. Hỏi biến cố nào sau đây là biến cố xung khắc của biến cố C?

    Ta có: C là biến cố hai số được viết đều có mặt chữ số 4 thì biến cố xung khắc của C là hai số được viết không có mặt chữ số 4.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Toán 11 Chương 8 Kết nối tri thức Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 23 lượt xem
Sắp xếp theo