Đề kiểm tra 15 phút Toán 11 Chương 9 Chân trời sáng tạo

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 15 phút Toán 11 Xác suất gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức sách Chân trời sáng tạo.
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Thông hiểu

    Chọn ngẫu nhiên một số có 2 chữ số từ các số 00 đến 99. Xác suất để có một con số lẻ và chia hết cho 9:

    Chọn một số có hai chữ số bất kì ta có: n\left( \Omega  ight) = C_{100}^1 = 100

    Chọn các số lẻ và chia hết cho 9 là các số: 09; 27; 45; 63; 81; 99

    => Xác suất để có một con số lẻ và chia hết cho 9 là: P = \frac{6}{{100}} = 0,06

  • Câu 2: Thông hiểu

    Hai máy cơm cùng bơm nước vào một bể chứa, chúng hoạt động độc lập với nhau. Xác suất để máy bơm 1 bị hỏng là \frac{1}{2}, xác suất để máy bơm 2 bị hỏng là \frac{2}{5}. Biết nếu cả hai máy bơm bị hỏng sẽ không đáp ứng đủ nước tiêu dùng cho hộ gia đình. Tính xác suất để hộ gia đình có đủ nước dùng?

    Gọi A là biến cố máy bơm 1 bị hỏng và B là biến cố máy bơm 2 bị hỏng

    Suy ra AB là biến cố cả hai máy bơm bị hỏng => Gia đình không đủ nước dùng.

    Lại thấy hai máy bơm hoạt động độc lập nên A và B là hai biến cố độc lập.

    Áp dụng quy tắc nhân xác suất ta được xác suất để hộ gia đình không đủ nước dùng là:

    P(AB) = 0,5.0,4 = 0,2

    Vậy xác suất để hộ gia đình có đủ nước dùng là 1 - 0,2 = 0,8

  • Câu 3: Nhận biết

    Có thể tạo thành bao nhiêu đoạn thẳng trong mặt mà 2 đầu mút thuộc tập hợp các điểm A;B;C;D;E;F phân biệt?

    Mỗi cách tạo ra một đoạn thẳng là một tổ hợp chập 2 của 7 phần tử.

    Số đoạn thẳng mà hai đầu mút thuộc tập hợp 7 điểm đã cho là: C_{7}^{2} = 21 (đoạn thẳng.

    Vậy đáp án là 21 đoạn thẳng.

  • Câu 4: Vận dụng

    Một đa giác đều có số đường chéo gấp đôi số cạnh. Hỏi đa giác đó có bao nhiêu cạnh?

    Gọi số cạnh của đa giác là n (cạnh)

    Điều kiện n \in \mathbb{N},n > 2

    => Số đỉnh tương ứng của đa giác là n đỉnh

    Cứ 2 đỉnh của đa giác tạo thành một đoạn thẳng (là cạnh hoặc đường chéo)

    => Số đoạn thẳng tạo thành là C_n^2 đoạn

    Mà số đường chéo gắp đôi số cạnh => Số đường chéo là 2n 

    Ta có phương trình:

    C_n^2 = n + 2n \Rightarrow n = 7

    Vậy đa giác đó có 7 cạnh.

  • Câu 5: Vận dụng

    Trong một phép lai, cho hai giống vịt lông đen thuần chủng và lông trắng thuần chủng giao phối với nhau được đời cây F1 toàn là lông đen. Tiếp tục cho con đời F1 giao phối với nhau được một đàn con mới. Chọn ngẫu nhiên 2 con trong đàn vịt con mới. Ước lượng xác suất của biến cố trong 2 con vịt được chọn có ít nhất một con lông đen?

    Quy ước gene A: lông đen và gene a: lông trắng

    Ở thế hệ F2 ba kiểu gene AA, Aa, aa xuất hiện với tỉ lệ 1: 2: 1 nên tỉ lệ lông đen với lông trắng là 3 : 1

    Trong đàn vịt mới xác suất để được một con lông đen là \frac{3}{4} và con lông trắng là \frac{1}{4}

    Gọi A là biến cố có đúng 1 con lông đen trong 2 con được chọn

    \Rightarrow P(A) =
\frac{3}{4}.\frac{1}{4} = \frac{3}{16}

    Gọi B là biến cố có 2 con vịt lông đen trong 2 con được chọn

    \Rightarrow P(B) =
\frac{3}{4}.\frac{3}{4} = \frac{9}{16}

    Khi đó A \cup B là biến cố có ít nhất 1 con lông đen trong 2 con được chọn

    Do A và B là hai biến cố xung khắc nên

    P(A \cup B) = P(A) + P(B) = \frac{3}{16}
+ \frac{9}{16} = \frac{3}{4}

  • Câu 6: Thông hiểu

    Số cách sắp xếp A;B;C;D;E;F;G vào một dãy ghế dài sao cho hai đầu dãy ghế là vị trí của AG?

    Ta xếp A và G vào hai vị trí đầu dãy và có thể hoán đổi cho nhau nên ta có 2! cách xếp.

    Xếp 5 người còn lại vào 5 vị trí giữa ta có 5! cách xếp.

    Vậy ta có: 2!.5! = 240 cách xếp.

  • Câu 7: Vận dụng

    Với các chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6. Lập được bao nhiêu số có 10 chữ số mà trong mỗi số chữ số 5 có mặt đúng 4 lần, các chữ số khác mỗi chữ số có mặt đúng 1 lần.

    Số các số có bằng hoán vị của 10 chữ số trong đó chữ số 5 có mặt đúng 4 lần là: \frac{{10!}}{{4!}}

    Ta phải bỏ đi các số có chữ số 0 đứng đầu ví dụ: 0555512346

    Số các số có bằng hoán vị của 9 chữ số trong đó chữ số 5 có mặt đúng 4 lần là: \frac{{9!}}{{4!}}

     

    => Số các số cần phải tìm thỏa mãn điều kiện là: \frac{{10!}}{{4!}} -\frac{{9!}}{{4!}} = 136080

  • Câu 8: Thông hiểu

    Cho sơ đồ mạch điện gồm 4 bóng đèn như hình vẽ sau:

    Biết xác suất hỏng của mỗi bóng đèn là 0,05. Tính xác suất để khi cho dòng diện chạy qua thì mạch điện chỉ có 1 bóng đèn sáng?

    Xác suất để có 3 bóng đèn hỏng và 1 bóng đèn sáng là:

    P =
C_{4}^{3}.(0,05)^{3}.0,95

  • Câu 9: Thông hiểu

    Chọn ngẫu nhiên 3 giáo viên trong tổ chuyên môn Hóa – Sinh - Thể dục để thành lập một đoàn công tác sao cho mỗi môn phải có một giáo viên. Biết tổ có 6 giáo viên Hóa, 5 giáo viên Sinh, 3 giáo viên Thể dục, trong môn Hóa có 3 giáo viên nữ, môn Sinh có 2 giáo viên nữ và môn Thể dục có 1 giáo viên nữ. Tính xác suất để đoàn công tác có đúng một giáo viên nữ?

    Gọi H là biến cố “Có một giáo viên nữ môn Hóa trong đoàn”

    S là biến cố “Có một giáo viên nữ môn Sinh trong đoàn”

    T là biến cố “Có một giáo viên nữ môn Thể dục trong đoàn”

    Ta có: \left\{ \begin{matrix}
P(H) = \frac{3}{6} = \frac{1}{2};P(S) = \frac{2}{5};P(T) = \frac{1}{3}
\\
P\left( \overline{H} ight) = \frac{1}{2};P\left( \overline{S} ight)
= \frac{3}{5};P\left( \overline{T} ight) = \frac{2}{3} \\
\end{matrix} ight.

    Gọi X là biến cố “Có đúng một giáo viên nữ trong đoàn”.

    Ta có X = H\overline{S}\overline{T} \cup
\overline{H}S\overline{T} \cup \overline{H}\overline{S}T

    \Rightarrow P(X) = P\left(
H\overline{S}\overline{T} \cup \overline{H}S\overline{T} \cup
\overline{H}\overline{S}T ight)

    = P\left( H\overline{S}\overline{T}
ight) + P\left( \overline{H}S\overline{T} ight) + P\left(
\overline{H}\overline{S}T ight)

    Lại có: \left\{ \begin{matrix}P\left( H\overline{S}\overline{T} ight) =\dfrac{3}{6}.\dfrac{3}{5}.\dfrac{2}{3} \\P\left( \overline{H}S\overline{T} ight) =\dfrac{3}{6}.\dfrac{2}{5}.\dfrac{2}{3} \\P\left( \overline{H}\overline{S}T ight) =\frac{3}{6}.\dfrac{3}{5}.\dfrac{1}{3} \\\end{matrix} ight.\  \Rightarrow P(X) = \frac{13}{30}

  • Câu 10: Nhận biết

    Thực hiện tung ngẫu nhiên một con xúc xắc một lần. Biết H là biến cố mặt xuất hiện có số chấm chẵn, K là biến cố mặt xuất hiện có số chấm lẻ. Khẳng định nào sau đây đúng?

    \left\{ \begin{matrix}H \cap K = \varnothing \\H \cup K = \Omega \\\end{matrix} ight. nên hai biến cố H và K là hai biến cố đối nhau.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Cho A = \{1, 2, 3, 4, 5\}. Từ tập A có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số đôi một khác nhau chia hết cho 5?

    Số tự nhiên có 3 chữ số đôi một khác nhau có dạng: \overline {abc} ;\left( {a e b e c} ight)

    Do số cần tìm chia hết cho 5 => c = 5

    Số cách chọn a là 4 cách

    Số cách chọn b là 3 cách

    => Số các số tự nhiên có 3 chữ số đôi một khác nhau chia hết cho 5 là: 1 . 4 . 3 = 12 số

  • Câu 12: Nhận biết

    Thực hiện gieo con xúc xắc sau đó gieo một đồng tiền xu. Mô tả không gian mẫu.

    Mỗi kết quả của phép thử là cặp kết quả của phép thử gieo xúc xắc viết trước và gieo đồng tiền viết sau nên không gian mẫu là:

    \Omega =
\{(1,S);(1,N);(2,S);(2,N);(3,S);(3,N);(4,S);(4,N);(5,S);(5,N);(6,S);(6,N)\}

  • Câu 13: Nhận biết

    Trong bài kiểm tra 15 phút, Minh tô ngẫu nhiên 5 câu trắc nghiệm. Tính xác suất để Minh tô sai cả 5 câu?

    Xác suất tô sai 1 câu là \frac{3}{4}

    Vậy xác suất để Minh tô sai cả 5 câu là \left( \frac{3}{4} ight)^{5} =
\frac{243}{1024}

  • Câu 14: Vận dụng cao

    Gọi T là tập hợp tất cả các số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau. Trong tập T chọn ngẫu nhiên một số. Khi đó số phần tử của biến cố P “số được chọn hoặc là số chia hết cho 5 hoặc có một chữ số 1 xuất hiện đúng một lần” bằng 2478

    Đáp án là:

    Gọi T là tập hợp tất cả các số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau. Trong tập T chọn ngẫu nhiên một số. Khi đó số phần tử của biến cố P “số được chọn hoặc là số chia hết cho 5 hoặc có một chữ số 1 xuất hiện đúng một lần” bằng 2478

    Gọi biến cố A là biến cố chọn trong T một số có mặt chữ số 1 đúng 1 lần.

    Biến cố B là biến cố chọn trong T một số chia hết cho 5

    Biến cố A \cap B số được chọn vừa có chữ số 1 xuất hiện một lần vừa chia hết cho 5.

    Gọi số tự nhiên có 4 chữ số có dạng: \overline{abcd};(a eq 0)

    Có 4 khả năng để số có một chữ số 1 xuất hiện một lần là a = 1; b = 1; c = 1; d = 1.

    Do đó số phần tử của A là n(A) = 1.9.8.7
+ 8.1.8.7 + 8.8.1.7 + 8.8.7.1 = 1848

    Số chia hết cho 5 có hai dạng \overline{abc0};\overline{abc5}. Do đó số phần tử của B là n(B) = 9.8.7 + 8.8.7 =
952

    Số vừa có 1 chữ số 1 xuất hiện vừa chia hết cho 5 xảy ra một trong các khả năng sau: \overline{1bc0};\overline{a1c0};\overline{ab10};\overline{1bc5};\overline{a1c5};\overline{ab15}. Do đó số phần tử của A \cap
Blà:

    n(A \cap B) = 3.8.7 + 8.7 + 7.7.2 =
322

    Vậy số phần tử biến cố P là:

    n(P) = n(A \cup B) = n(A) + n(B) - n(A
\cap B) = 2478

  • Câu 15: Thông hiểu

    Cho A = \{0, 1, 2, 3, 4, 5, 6\}. Từ tập A có thể lập được bao nhiêu số chẵn có 5 chữ số đôi một khác nhau?

    Số tự nhiên có 5 chữ số có dạng: \overline {abcde}

    Ta có: Số tự nhiên chẵn => e ∈ {0; 2; 4; 6}

    Trướng hợp 1: e ∈ {2; 4; 6}

    => Có 3 cách chọn e

    Ta có: {a e 0} => Có 5 cách chọn a

    Số cách chọn b là 5 cách

    Số cách chọn c là 4 cách

    Số cách chọn d là 3 cách

    => Số các số được tạo thành là: 3 . 5 . 5 . 4 . 3 = 900 số

    Trường hợp 2: e = 0 => Có 1 cách chọn e

    Ta có: {a e 0} => Có 6 cách chọn a

    Số cách chọn b là 5 cách

    Số cách chọn c là 4 cách

    Số cách chọn d là 3 cách

    => Số các số được tạo thành là: 6 . 5 . 4 . 3 = 360 số

    => Có thể lập được số các số chẵn có 5 chữ số đôi một khác nhau là: 900 + 360 = 1260 số

  • Câu 16: Nhận biết

    Gieo một đồng xu cân đối và đồng chất liên tiếp ba lần. Gọi X là biến cố “Ba lần liên tiếp kết quả như nhau” và Y là biến cố “Có ít nhất hai mặt sấp xuất hiện liên tiếp”. Chọn khẳng định đúng?

    Ta có:

    X = \left\{ SSS;NNN
ight\}

    Y = \left\{ SSS;SSN;NNN
ight\}

    \Rightarrow X \cup Y = \left\{
SSS;SSN;NSS;NNN ight\}

  • Câu 17: Vận dụng

    Sắp 3 quyển sách Toán và 3 quyển sách Vật Lí lên một kệ dài. Xác suất để 3 quyển sách cùng một môn nằm cạnh nhau là:

    Số phần tử của không gian mẫu (Số cách xếp 6 quyển sách lên một kệ dài) là: 6! = 720 cách.

    Sắp xếp 3 sách Toán với nhau và 3 sách Vật lí với nhau

    Coi 6 quyển sách là hai bộ sách Toán và Vật Lí

    Số cách sắp xếp hai bộ sách là 2! = 2 (cách)

    Cách sắp xếp bộ sách Toán là 3! = 6

    Cách sắp xếp bộ sách Vật Lí là 3! = 6 

    => Số cách sắp xếp để 3 quyển sách cùng một môn nằm cạnh nhau là: 2 . 6 . 6 = 72 (cách)

    => Xác suất để 3 quyển sách cùng một môn nằm cạnh nhau là: P = \frac{{72}}{{720}} = \frac{1}{{10}}

  • Câu 18: Thông hiểu

    Từ một nhóm 5 người, chọn ra các nhóm ít nhất 2 người. Hỏi có bao nhiêu cách chọn:

    Số cách chọn nhóm có 2 người: C_5^2 = 10

    Số cách chọn nhóm có 3 người: C_5^3 = 10

    Số cách chọn nhóm có 4 người: C_5^4= 5

    Số cách chọn nhóm có 5 người: 1

    => Số cách chọn ra các nhóm mà có ít nhất 2 người là: 10 + 10 + 5 + 1 = 26 nhóm

  • Câu 19: Thông hiểu

    Đề thi Hóa học thi THPT Quốc Gia gồm 50 câu trắc nghiệm, mỗi câu có 4 đáp án trắc nghiệm và chỉ có duy nhất 1 đáp án đúng. Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm. Bạn Phong đã làm đúng 40 câu và trả lời ngẫu nhiên cho 10 câu hỏi còn lại. Hỏi xác suất để Phong đạt trên 8,5 điểm?

    Vì mỗi câu có 4 phương án trả lời và chỉ có đúng 1 phương án đúng nên xác suất để chọn đúng đáp án là \frac{1}{4}; xác suất trả lời sai là \frac{3}{4}

    Gọi A là biến cố bạn Phong được trên 8,5 điểm thì \overline{A} là biến cố bạn Phong được dưới 8,5 điểm.

    Vì bạn Phong đã làm chắc chắn đúng 40 câu nên để có \overline{A} xảy ra 2 trường hợp:

    TH1: Bạn Phong chọn được một câu đúng trong 10 câu còn lại xác suất xảy ra là: 10.\frac{1}{4}.\left( \frac{3}{4}
ight)^{9}

    TH2: Bạn Phong chọn được hai câu đúng trong 10 câu còn lại xác suất xảy ra là: C_{10}^{2}.\left( \frac{1}{4}
ight)^{2}.\left( \frac{3}{4} ight)^{8}

    \Rightarrow P(A) = 1 - P\left(
\overline{A} ight)

    = 1 - \left\lbrack 10.\frac{1}{4}.\left(
\frac{3}{4} ight)^{9} + C_{10}^{2}.\left( \frac{1}{4}
ight)^{2}.\left( \frac{3}{4} ight)^{8} ightbrack \approx
0,53

  • Câu 20: Nhận biết

    Gieo hai con súc sắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất để tổng số chấm trên mặt xuất hiện của hai con súc sắc nhỏ hơn hay bằng 5.

    Ta có: \Omega = \left\{ (i;j)|1 \leq i;j
\leq 6 ight\} \Rightarrow n(\Omega) = 36

    Gọi A: “Tổng số chấm trên mặt xuất hiện của hai con súc sắc nhỏ hơn hay bằng 5”

    Ta có: A = \left\{
(1;1),(1;2),(2;1),(1;3),(3;1),(1;4),(4;1),(2;2),(2;3),(3;2)
ight\}

    \Rightarrow n(A) = 10 \Rightarrow P(A) =
\frac{n(A)}{n(\Omega)} = \frac{10}{36} = \frac{5}{18}

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 15 phút Toán 11 Chương 9 Chân trời sáng tạo Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 23 lượt xem
Sắp xếp theo