Đề kiểm tra 45 phút Chương 2 Cacbohiđrat

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 45 phút Chương 2 Cacbohiđrat gồm các nội dung câu hỏi tổng hợp của Hóa 12 Chương 2, giúp bạn học tự đánh giá kiến thức, năng lực đối với nội dung đã học.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Thông hiểu

    Số mắt xích glucozơ có trong 194,4 mg amilozơ là (cho biết số Avogađro = 6,02.1023):

    Số mắt xích glucozơ có trong 194,4 mg amilozơ là:

    \frac{194,4.10^{-3}}{162}.6,02.10^{23}=7,224.10^{20}

    =  7224.1017 

  • Câu 2: Nhận biết

    Chất nào sau đây là đisaccarit?

    Monosaccarit: glucozơ và fructozơ (C6H12O6)

    Đisaccarit: saccarozơ và mantozo C12H22O11.

    Polisaccarit: tinh bột và xenlulozo (C6H10O5)n

  • Câu 3: Nhận biết

    Glucozơ đặc biệt có nhiều trong loại hoa quả nào:

    Glucozơ đặc biệt có nhiều trong loại hoa quả nho chín.

  • Câu 4: Nhận biết

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Glucozơ và fructozơ đều có phản ứng tráng bạc vì glucozơ có nhóm CH=O trong phân tử còn fructozơ trong môi trường kiềm nó chuyển thành glucozơ nên có phản ứng.

    \Rightarrow Không  thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.

  • Câu 5: Nhận biết

    Chất không có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 ( đun nóng) giải phóng Ag là:

     Axit axetic không có nhóm CH=O nên không có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 giải phóng Ag.

  • Câu 6: Nhận biết

    Giữa saccarozơ và glucozơ có đặc điểm:

  • Câu 7: Thông hiểu

    Nêu phương pháp nhận biết các chất sau: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ

    - Cho nước iot vào các mẫu thử, mẫu thử nào tạo màu xanh tím đặc trưng là tinh bột, hai mẫu thử còn lại không có hiện tượng.

    - Cho nước vào hai mẫu thử còn lại, khuấy đều, mẫu thử nào tan hoàn toàn là saccarozơ, mẫu thử nào không tan hoàn toàn là xenlulozơ.

  • Câu 8: Vận dụng

    Có một số nhận xét về cacbohiđrat như sau:

    (1) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều bị thủy phân.

    (2) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

    (3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.

    (4) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc α- glucozơ.

    (5) Thủy phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ.

    Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là:

    (1) Đúng.

    (2) Sai vì saccarozơ không có phản ứng tráng bạc.

    Chú ý với fructozơ cũng không có phản ứng tráng bạc tuy nhiên trong môi trường NH3 nó chuyển thành glucozơ nên có phản ứng tráng bạc.

    (3) Sai vì tinh bột và xenlulozơ có công thức phân tử là (C6H10O5)n tuy nhiên hệ số n của tinh bột nhỏ hơn của xenlulozơ nên chúng không phải đồng phân của nhau.

    (4) Sai vì phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ.

    (5) Sai vì thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit cho glucozơ.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Nhận định nào sau đây không đúng?

  • Câu 10: Nhận biết

    Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ là:

  • Câu 11: Thông hiểu

    Để phân biệt các dung dịch glucozơ; saccarozơ và hồ tinh bột có thể dùng dãy chất nào sau đây làm thuốc thử?

     

    Thuốc thửGlucozơSaccarozơHồ tinh bột
    Cu(OH)2Phức xanh lamPhức xanh lamKhông hiện tượng
    AgNO3/NH3Kết tủa tráng bạcKhông hiện tượngKhông hiện tượng
  • Câu 12: Thông hiểu

    Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol vói hiệu suất 80% là

     CH2OH[CHOH]4CHO + H2 \xrightarrow{\mathrm{Ni},\;\mathrm t^\circ} CH2OH[CHOH]4CH2OH

    {\mathrm n}_{\mathrm{sobitol}}\;=\;\frac{1,82}{182}\;=\;0,01\;\mathrm{mol}

    Thep phương trình: nglucozơ = nsobitol = 0,01 mol

    Vì hiệu suất phản ứng là 80% nên khối lượng glucozơ cần dùng là:

    {\mathrm m}_{\mathrm{glucozơ}}\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{0,01.180}{80\%}\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}2,25\hspace{0.278em}\mathrm{gam}

  • Câu 13: Nhận biết

    Thuốc thử phân biệt glucozơ với fructozơ là

    Dùng dung dịch nước Br2 có thể phân biệt được glucozơ và fructozơ do phản ứng của glucozơ xảy ra làm mất màu nước brom nếu dùng dư.

    Phương trình phản ứng diễn ra như sau:

    CH2OH[CHOH]4CHO + Br2+ H₂O → CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr.

    Glucozơ có nhóm chức anđehit nên có thể thể tham gia phản ứng, fructozơ do không có nhóm này thay vào đó là nhóm chức xeton nên không xảy ra hiện tượng gì.

  • Câu 14: Nhận biết

    Màu xanh của dung dịch keo X mất đi khi đun nóng và trở lại như ban đầu khi để nguội. Vậy X là:

    Phân tử tinh bột hấp phụ iot tạo ra dung dịch có màu xanh. Khi đun nóng, iot bị giải phóng ra khỏi phân tử tinh bột làm mất màu xanh tím.

  • Câu 15: Nhận biết

    Đồng phân của glucozơ là

  • Câu 16: Nhận biết

    Hợp chất nào sau đây chiếm thành phần nhiều nhất trong mật ong:

    Fructozơ có nhiều trong hoa quả và đặc biệt trong mật ong (40%)

  • Câu 17: Vận dụng

    Cho a gam glucozơ phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo thành a gam Ag. Phần trăm khối lượng của glucozơ tham gia phản ứng là

     nAg = a/108 mol; nglucozơ ban đầu = a/180 mol

    Ta có sơ đồ phản ứng:

    Glucozơ \xrightarrow{{\mathrm{AgNO}}_3/{\mathrm{NH}}_3} 2Ag

    \mathrm H\;=\;\frac{{\displaystyle\frac{\mathrm a}{108}}.180}{2.\mathrm a}.100\%\;=\;83,33\%

  • Câu 18: Vận dụng cao

    Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm HCOOCH=CH2, CH3COOH, (C6H10O5)n bằng lượng oxi dư. Phản ứng xảy ra hoàn toàn, cho sản phẩm cháy thu được hấp thụ hết toàn bộ vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được 92,59 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch còn lại giảm 65,07 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

     n kết tủa = nBaCO3 = 0,47 mol

    nCO2 = nBaCO3 = 0,47 mol

    => nC = 0,47 mol

    mdung dịch giảm = mkết tủa – mCO2 – mH2O

    => 65,07 = 92,59 – 0,47.44 – mH2O

    => mH2O = 6,84 gam => nH2O = 0,38 mol => nH = 0,76 mol

    => nO = nH: 2 = 0,38 mol

    Áp dụng bảo toàn nguyên tố

    mhỗn hợp = mC + mH + mO = 0,47.12 + 0,76 + 0,38.16 = 12,48 gam

  • Câu 19: Thông hiểu

    Saccarozơ có thể tác dụng được với chất nào sau đây:H2/Ni, to (1); Cu(OH)2 (2);  AgNO3/NH3 (3); CH3COOH/H2SO4 đặc (4); CH3OH/HCl (5).

    (2) saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.

    (4) CH3COOH/ H2SO4 đặc phản ứng với saccarozơ tạo este đa chức.

  • Câu 20: Vận dụng

    Từ glucozơ, điều chế cao su buna theo sơ đồ sau đây:

    Glucozơ → rượu etylic → butađien1,3 → caosubuna

    Hiệu suất của quá trình điều chế là 75%, muốn thu được 32,4 kg cao su thì khối lượng glucozơ cần dùng là:

    C6H12O6 ightarrow 2C2H5OH ightarrow C4H6 ightarrow Cao su buna

      180n                                                         54n

       m                                                             32,4

    \Rightarrow\mathrm m\;=\;\frac{180\mathrm n.32,4}{54\mathrm n.75\%\;}\;=\;144\mathrm{kg}

  • Câu 21: Thông hiểu

    Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với

    Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam đặc trưng.

    → Chứng tỏ phân tử glucozơ có nhiều nhóm OH ở vị trí kề nhau.

    Phương trình phản ứng:

    2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O

                                                  (xanh lam)

  • Câu 22: Thông hiểu

    Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic, xenlulozơ. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:

     Các chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở đây hoặc phải có gốc -COOH là axit, hoặc phải có ít nhất 2 nhóm OH ở 2 cacbon liền kề trở lên, do đó các chất thỏa mãn gồm axit axetic, glixerol, glucozơ.

  • Câu 23: Thông hiểu

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc;

    (2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác;

    (3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp;

    (4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại disaccarit;

    Phát biểu đúng là

    (1) đúng

    (2) sai do cả 2 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit

    (3) đúng

    (4) sai do xenlulozo là polisaccarit.

  • Câu 24: Vận dụng

    Đun nóng 75 gam dung dịch glucozơ với lượng AgNO3/dung dịch NH3 dư, thu được 12,96 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là

    Ta có: 

    nAg = 12,96 : 108 = 0,12 mol

    Cứ 1 phân tử glucozơ phản ứng với AgNO3/NH 3 thì sinh ra 2Ag 

    Glucozơ → 2Ag

    0,06 ← 0,12 mol

    => mGlucozơ = 0,06.180 = 10,8 g

    C\%=\hspace{0.278em}\frac{10,8}{75}.100\%\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}14,4\%

  • Câu 25: Vận dụng cao

    Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp andehit fomic, axit axetic, metyl fomat và glucozơ. Sản phẩm cháy cho vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 78,8 gam kết tủa. Tính m

    X gồm các chất: HCHO; CH3COOH; CH3-CH(OH)-COOH; HCOOCH3; C6H12O6

    Hay C(H2O); C2(H2O)2; C3(H2O)3; C2(H2O)2; C6(H2O)6

    Dễ thấy các hợp chất trong X đều có dạng: Cn(H2O)n

    n kết tủa = n BaCO3 = 78,8 : 197 = 0,4 mol

    Bảo toàn nguyên tố C ta có:

    nBaCO3 = nCO2 = 0,4 mol

    => nH2O = nC = nCO2 = 0,4 mol

    Bảo toàn khối lượng

    m = mC + mH2O = 0,4.12 + 0,4.18 = 12 gam.

  • Câu 26: Nhận biết

    Chất có độ ngọt lớn nhất:

    Fructozơ là ngọt nhất trong các loại đường trên, nó có vị ngọt sắc và là thành phần chính của mật ong chiếm đến 40%.

  • Câu 27: Nhận biết

    Glucozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong quả nho chín. Công thức phân tử của glucozơ là

     Công thức phân tử của glucozơ là C6H12O6

  • Câu 28: Vận dụng

    Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag thu được tối đa là:

    nC6H12O6 = 0,15 mol

    Ta có: 

     Glucozơ \xrightarrow{{\mathrm{AgNO}}_3/{\mathrm{NH}}_3} 2Ag

    ⇒ nAg = 0,3 mol

    ⇒ mAg = 0,3.108 = 32,4 gam

  • Câu 29: Thông hiểu

    Glucozơ và fructozơ không có phản ứng nào sau đây?

    Glucozơ và fructozơ không có phản ứng thủy phân.

  • Câu 30: Nhận biết

    Phát biểu nào sau đây đúng?

     Saccarozơ có nhiều trong cây mía còn được gọi là đường mía.

  • Câu 31: Vận dụng

    Phân tử khối trung bình của xenlulozơ tạo thành sợi đay là 5900000 đvC, sợi bông là 1750000 đvC. Tính số mắt xích (C6H10O5) trung bình có trong một phân tử của mỗi loại xenlulozơ đay và bông?

    M(C6H10O5) = 162.

    Số mắt xích sợi đay = 5900000/162 = 36420.

    Số mắt xích sợi bông = 1750000/162 = 10802.

  • Câu 32: Nhận biết

    Để chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm hydroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với:

     - Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệ độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam, chứng tỏ phân tử glucozơ có nhiều nhóm OH kề nhau.

  • Câu 33: Vận dụng cao

    Thuỷ phân 32,4 gam xenlulozơ trong môi trường axit, sau một thời gian phản ứng trung hoà axit bằng kiềm, lấy hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 32,4 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng thuỷ phân là:

     Sơ đồ phương trình phản ứng

    (C5H10O5)n → nC6H12O6 → 2nAg

    nAg = 0,3 mol

    ntinh bột = 1/2. nAg = 0,15 mol

    ⇒ mtinh bột = 0,15. 162 = 24,3 gam

    H% = 24,3 : 32,4 . 100% = 75%

  • Câu 34: Nhận biết

    Số nguyên tử oxi trong phân tử saccarozơ là

     Công thức phân tử của saccarozơ là C12H22O11

  • Câu 35: Vận dụng

    Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 162 000. Giá trị n trong công thức (C6H10O5)n

     MC6H10O5 = 162 => n = 162 000 : 162 = 1000.

  • Câu 36: Nhận biết

    Chất không tham gia phản ứng thủy phân là :

     Các monosaccarit không thể thủy phân được. Ví dụ:glucozơ, fructozơ

  • Câu 37: Vận dụng cao

    Cho 5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành ancol etylic. Tính thể tích ancol 42o thu được. Biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml và quá trình chế biến hao hụt 10%.

    Phương trình lên men:

    C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

    mgluczơ = 5.0,8.1000 = 4000 gam

    ngluczơ = 4000/180 = 200/9 mol

    Theo phương trình phản ứng ta có:

    nC2H5OH = 2.nGlucozo = 400/9 mol

    \Rightarrow{\mathrm m}_{\mathrm{ancol}\hspace{0.278em}\mathrm{etylic}}\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{400}9.46=\hspace{0.278em}\frac{18400}9\hspace{0.278em}\mathrm{gam}

    \;\Rightarrow{\mathrm V}_{\mathrm{ancol}\;\mathrm{etylic}}\;=\;\frac{\mathrm m}{\mathrm D}\;=\frac{18400}9\div0,8\;=\;\frac{23000}9\;\mathrm{ml}

    Áp dụng công thức

    Vdung dịch rượu = (Vancol etylic /Độ rượu).100

    \Rightarrow{\mathrm V}_{\mathrm{dung}\;\mathrm{dịch}\;\mathrm{rượu}}=\;\frac{\frac{23000}9.100}{42}\;=\;6084,65\;\mathrm{ml}

    Do trong quá trình chế biến hao hụt 10% nên:

    Vdd rượu thu được = 6084,65.0,9 = 5476,19 ml

  • Câu 38: Thông hiểu

    Cho các dãy chất sau: amilozơ, amilopectin, saccarozơ, xenlulozơ, fructozơ, glucozơ. Số chất trong dãy bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit vô cơ là

     Có 4 chất trong dãy khi thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit vô cơ là: amilozơ, amilopectin, saccarozơ và xenlulozơ.

  • Câu 39: Thông hiểu

    Một dung dịch có tính chất sau:

    - Tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 và Cu(OH)2 khi đun nóng.

    - Hòa tan được Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam.

    - Bị thủy phân nhờ axit hoặc men enzim.

    Dung dịch đó là:

    Các tính chất đã cho tương ứng với:

    - có nhóm -CHO

    - là polyol có -OH kề

    - không phải là monosacarit

    \Rightarrow mantozơ thỏa mãn.

  • Câu 40: Vận dụng

    Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ trong 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

    nSaccarozơ = 0,1 mol

    Saccarozơ → Glucozơ + Fructozơ

    0,1       →          0,1   →      0,1

    Dung dịch X gồm:

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm{glucozơ}:\;0,1\;\mathrm{mol}\\\mathrm{fructozơ}\;:\;0,1\;\mathrm{mol}\\\mathrm{HCl}:\;0,02\;\mathrm{mol}\end{array}ight.

    Ta có: Glu \xrightarrow{{\mathrm{AgNO}}_3/{\mathrm{NH}}_3} 2Ag\downarrow

              Fruc \xrightarrow{{\mathrm{AgNO}}_3/{\mathrm{NH}}_3} 2Ag\downarrow

              Cl- + Ag+ → AgCl\downarrow

    \Rightarrow m\downarrow = mAg + mAgCl = 108.(0,2 + 0,2) + 143,5.0,02 = 46,07 gam

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 45 phút Chương 2 Cacbohiđrat Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo