Đề kiểm tra 45 phút Chương 4 Hệ thức lượng trong tam giác. Vectơ

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 1 tiết Toán 10 Hệ thức lượng trong tam giác- Vectơ gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức sách Cánh Diều.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Nhận biết

    Cho tam giác ABCAB=1;AC=\sqrt2;\hat A=45^{\circ}. Tính độ dài cạnh BC.

     Áp dụng định lí côsin:

    BC^2=AB^2+AC^2-2.AB.AC.\cos A=1+2-2.1.\sqrt2.\cos45^{\circ} =1.

    Suy ra BC=1.

  • Câu 2: Nhận biết

    Chọn công thức đúng trong các đáp án sau:

    Ta có: S = \frac{1}{2}bc\sin A = \frac{1}{2}ac\sin B = \frac{1}{2}ab\sin
C.

  • Câu 3: Vận dụng

    Cho góc \alpha thỏa mãn 3cos\alpha + 2sin\alpha = 2\sin\alpha < 0. Tính \sin\alpha.

    Ta có 3cos\alpha + 2sin\alpha = 2
\Leftrightarrow (3cos\alpha + 2sin\alpha)^{2} = 4

    \begin{matrix}
\Leftrightarrow 9cos^{2}\alpha + 12cos\alpha.sin\alpha + 4sin^{2}\alpha
= 4 \\
\\
\end{matrix} \Leftrightarrow
5cos^{2}\alpha + 12cos\alpha.sin\alpha = 0

    \Leftrightarrow \cos\alpha(5cos\alpha +
12sin\alpha) = 0 \Leftrightarrow
\left\lbrack \begin{matrix}
\cos\alpha = 0 \\
5cos\alpha + 12sin\alpha = 0 \\
\end{matrix} ight.\ .

    \bullet \cos\alpha = 0 \Rightarrow \sin\alpha =
1: loại (vì \sin\alpha <
0).

    \bullet 5cos\alpha + 12sin\alpha = 0, ta có hệ phương trình \left\{ \begin{matrix}
5cos\alpha + 12sin\alpha = 0 \\
3cos\alpha + 2sin\alpha = 2 \\
\end{matrix} ight. \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
\sin\alpha = - \frac{5}{13} \\
\cos\alpha = \frac{12}{13} \\
\end{matrix} ight.\ .

  • Câu 4: Thông hiểu

    Cho góc \alpha thỏa \sin\alpha = \frac{3}{5}90^{O} < \alpha < 180^{O}. Khẳng định nào sau đây đúng?

    Ta có \left\{ \begin{matrix}
\cos\alpha = \pm \sqrt{1 - sin^{2}\alpha} = \pm \frac{4}{5} \\
90{^\circ} < \alpha < 180{^\circ} \\
\end{matrix} ight. \overset{}{ightarrow}\cos\alpha = -
\frac{4}{5}.

  • Câu 5: Nhận biết

    Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho các điểm A(1;2), B(-1;3), C(-2;1). Chọn khẳng định đúng.

    Biểu diễn các điểm trên hệ trục tọa độ như sau:

    Chọn khẳng định đúng

    Ta có:

    \begin{matrix}  \overrightarrow {OA}  = \left( {1,2} ight) \hfill \\  \overrightarrow {BC}  = \left( { - 2 + 1,1 - 3} ight) = \left( { - 1, - 2} ight) =  - 1.\left( {1,2} ight) =  - 1.\overrightarrow {OA}  \hfill \\ \end{matrix}

    Vậy hai vectơ \overrightarrow{OA},\overrightarrow{BC} cùng phương, ngược hướng.

  • Câu 6: Nhận biết

    Cho hình thoi ABCDAC = 8, BD = 5. Tính \overrightarrow{AC}\times \overrightarrow{BD}.

     

    AC\perp BD nên \overrightarrow {AC} .\overrightarrow {BD}  = 0.

  • Câu 7: Nhận biết

    Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho ba điểm A(3; - 1),B(2;10),C( - 4;2). Tính tích vô hướng \overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AC}.

    Ta có: \overrightarrow{AB} = ( -
1;11),\overrightarrow{AC} = ( -
7;3) \Rightarrow\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AC}=40.

  • Câu 8: Thông hiểu

    Cho tam giác ABC, có thể xác định được bao nhiêu vectơ khác \vec{0} có điểm đầu và điểm cuối là các đỉnh A, B, C?

    Ta có các vectơ khác \vec{0} có điểm đầu và điểm cuối là các đỉnh tam giác ABC là:

    \begin{matrix}  \overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} ,\overrightarrow {BC}  \hfill \\  \overrightarrow {BA} ,\overrightarrow {CA} ,\overrightarrow {CB}  \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 9: Thông hiểu

    Trong mặt phẳng Oxy, cho \overrightarrow{a} = (2; - 1)\overrightarrow{b} = ( - 3;4). Khẳng định nào sau đây là sai?

    Ta có: \overrightarrow{a}.\overrightarrow{b} = 2.( - 3) +
( - 1).4 = - 10 eq 0 nên đáp án Tích vô hướng của hai vectơ đã cho là - 10 đúng.

    Ta có: \left| \overrightarrow{a} ight|
= \sqrt{2^{2} + ( - 1)^{2}} = \sqrt{5} nên đáp án Độ lớn của vectơ \overrightarrow{a}\sqrt{5} đúng.

    Ta có: \left| \overrightarrow{b} ight|
= \sqrt{( - 3)^{2} + 4^{2}} = 5 nên đáp án Độ lớn của vectơ \overrightarrow{b}5 đúng.

    Đáp án sai là Góc giữa hai vectơ là 90^{o}.

  • Câu 10: Thông hiểu

    Cho lục giác đều ABCDEF có tâm O. Đẳng thức nào sau đây sai?

    Đẳng thức sai là \overrightarrow{OB} =
\overrightarrow{OE}.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Cho tam giác ABC và điểm M thỏa mãn \overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{0}. Xác định vị trí điểm M.

     Điểm M là trọng tâm tam giác ABC khi và chỉ khi \overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{0}.

  • Câu 12: Nhận biết

    Gọi O là tâm hình vuông ABCD. Tính \overrightarrow{OB} -
\overrightarrow{OC}.

    Ta có \overrightarrow{OB} -
\overrightarrow{OC} = \overrightarrow{CB} =
\overrightarrow{DA}.

  • Câu 13: Nhận biết

    Cặp vectơ nào sau đây vuông góc?

    \overrightarrow{a}.\overrightarrow{b}
= 2.( - 3) + ( - 1).4 = - 10 eq 0 suy ra đáp án \overrightarrow{a} = (2; - 1)\overrightarrow{b} = ( - 3;4) sai.

    \overrightarrow{a}.\overrightarrow{b}
= 3.( - 3) + ( - 4).4 = - 25 eq 0 suy ra đáp án \overrightarrow{a} = (3; - 4)\overrightarrow{b} = ( - 3;4) sai.

    \overrightarrow{a}.\overrightarrow{b}
= - 2.( - 6) - 3.4 = 0 \Rightarrow
\overrightarrow{a}\bot\overrightarrow{b} suy ra đáp án \overrightarrow{a} = ( - 2; - 3)\overrightarrow{b} = ( - 6;4) đúng.

    \overrightarrow{a}.\overrightarrow{b}
= 7.3 + ( - 3).( - 7) = 42 eq 0 suy ra đáp án \overrightarrow{a} = (7; - 3)\overrightarrow{b} = (3; - 7) sai.

  • Câu 14: Nhận biết

    Cho tam giác ABC có a = 8,b = 10, góc C bằng 60^{0} . Độ dài cạnh c là ?

    Ta có: c^{2} = a^{2} + b^{2} -
2a.b.cosC = 8^{2} + 10^{2} -
2.8.10.cos60^{0} = 84 \Rightarrow c
= 2\sqrt{21}.

  • Câu 15: Nhận biết

    Trong tam giác ABC ta có:

    Áp dụng định lí sin trong tam giác ABC ta có:

    \begin{matrix}  \dfrac{a}{{\sin A}} = \dfrac{b}{{\sin B}} \hfill \\   \Leftrightarrow a\sin B = b\sin A \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 16: Thông hiểu

    Gọi O là giao điểm của hai đường chéo hình chữ nhật ABCD. Mệnh đề nào sau đây đúng?

    Mệnh đề đúng là \left|
\overrightarrow{AC} ight| = \left| \overrightarrow{BD}
ight|. Do độ dài hai đường chéo hình chữ nhật bằng nhau.

  • Câu 17: Thông hiểu

    Cho \overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}không cùng phương, \overrightarrow{\ x\ } = - 2\ \overrightarrow{\ a\
\ } + \overrightarrow{\ b\ }. Vectơ cùng hướng với \overrightarrow{\ x\ \ } là:

    Ta có- \ \overrightarrow{\ a\ \ } +
\frac{1}{2}\overrightarrow{\ b\ } = \frac{1}{2}\left( - 2\
\overrightarrow{\ a\ \ } + \overrightarrow{\ b\ } ight) =
\frac{1}{2}\overrightarrow{\ x\ }. Chọn - \ \overrightarrow{\ a\ \ } +
\frac{1}{2}\overrightarrow{\ b\ }.

  • Câu 18: Nhận biết

    Cho tam giác ABC với trung tuyến AM và trọng tâm G. Khi đó \overrightarrow{GA}=

    Ta có: G là trọng tâm tam giác ABC => \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {AG = \dfrac{2}{3}AM} \\   {\overrightarrow {AG}  earrow  earrow \overrightarrow {AM} } \end{array}} ight. \Rightarrow \overrightarrow {AG}  = \dfrac{2}{3}\overrightarrow {AM}

     

    \Rightarrow \overrightarrow {GA}  =  - \frac{2}{3}\overrightarrow {AM}

  • Câu 19: Vận dụng

    Cho tam giác ABC, AB =
5,AC = 1. Tính tọa độ điểm D là chân đường phân giác góc A. Biết B(7;
- 2);C(1;4).

    Theo tính chất đường phân giác: \frac{DB}{DC} = \frac{AB}{AC}. Suy ra \overrightarrow{DB} = -
5\overrightarrow{DC}.

    Gọi D(x;y). Suy ra \overrightarrow{DB}(7 - x; - 2 -
y);\overrightarrow{DC}(1 - x;4 - y).

    Ta có: \left\{ \begin{matrix}
7 - x = - 5(1 - x) \\
- 2 - y = - 5(4 - y) \\
\end{matrix} ight.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
x = 2 \\
y = 3 \\
\end{matrix} ight.

    Vậy tọa độ điểm D(2;3).

  • Câu 20: Nhận biết

    Cho ngũ giác ABCDE. Từ các đỉnh của ngũ giác đã cho có thể lập được bao nhiêu vectơ có điểm cuối là điểm A?

    Các vectơ có điểm cuối là điểm A\overrightarrow{BA}; \overrightarrow{CA}; \overrightarrow{DA}; \overrightarrow{EA}.

  • Câu 21: Nhận biết

    Cho tam giác ABCa=2,\hat A=60^{\circ} ,\hat B=45^{\circ}. Hỏi độ dài cạnh b bằng bao nhiêu?

     Áp dụng định lí sin:

    \frac{a}{{\sin A}} = \frac{b}{{\sin B}} \Leftrightarrow b = \sin B.\frac{a}{{\sin A}}= \sin 45^\circ .\frac{2}{{\sin 60^\circ }} = \frac{{2\sqrt 6 }}{3}.

  • Câu 22: Vận dụng cao

    Cho biểu thức B xác định, rút gọn biểu thức

    B = \sqrt{2} - \frac{1}{\sin(x +
2013\pi)}.\sqrt{\frac{1}{1 + \cos x} + \frac{1}{1 - \cos x}} với \pi < x < 2\pi?

    Ta có:

    \sin(x + 2013\pi) = \sin(x + \pi +
2012\pi) = \sin(x + \pi) = - \sin x

    Do đó:

    B = \sqrt{2} - \frac{1}{\sin(x +
2013\pi)}.\sqrt{\frac{1}{1 + \cos x} + \frac{1}{1 - \cos
x}}

    B = \sqrt{2} + \frac{1}{\sin
x}.\sqrt{\frac{1 - \cos x + 1 + \cos x}{\left( 1 + \cos x ight)\left(
1 - \cos x ight)}}

    B = \sqrt{2} + \dfrac{1}{\sin x}.\sqrt{\dfrac{2}{1 - \cos^{2}x}}

    B = \sqrt{2} + \frac{1}{\sin x}.\sqrt{\dfrac{2}{\sin^{2}x}}

    B = \sqrt{2}\left( 1 + \frac{1}{\sin
x.\left| \sin x ight|} ight)

    \pi < x < 2\pi nên \sin x < 0

    \Rightarrow B = \sqrt{2}\left( 1 -\dfrac{1}{\sin^{2}x} ight) = - \sqrt{2}\cot^{2}x

  • Câu 23: Vận dụng

    Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho ba điểm A(–4;0),B(–5;0)C(3;0). Tìm điểm M thuộc trục hoành sao cho \overrightarrow{MA} + \overrightarrow{MB} +
\overrightarrow{MC} = \overrightarrow{0}.

    M \in Ox \Rightarrow
M(a;0).

    Ta có: \overrightarrow{MA} = ( - 4 -
a;0); \overrightarrow{MB} = ( - 5 -
a;0) ;\overrightarrow{MC} = (3 -
a;0).

    Ta có: \overrightarrow{MA} +
\overrightarrow{MB} + \overrightarrow{MC} = \overrightarrow{0} \Leftrightarrow - 3a - 6 = 0 \Leftrightarrow
a = - 2 \Rightarrow M( - 2;0).

  • Câu 24: Thông hiểu

    Tam giác ABC có BC=5\sqrt{5},AC=5\sqrt{2},AB=5 . Số đo góc A là:

    Áp dụng định lí cosin trong tam giác ta có:

    \begin{matrix}  B{C^2} = A{B^2} + A{C^2} - 2AB.AC\cos \widehat A \hfill \\   \Leftrightarrow \cos \widehat A = \dfrac{{A{B^2} + A{C^2} - B{C^2}}}{{2.AB.AC}} =  - \dfrac{{\sqrt 2 }}{2} \hfill \\   \Rightarrow \widehat A = {135^0} \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 25: Thông hiểu

    Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai vectơ \overrightarrow{u} = (3;4)\overrightarrow{v} = ( - \ 8;6). Khẳng định nào sau đây đúng?

    \overrightarrow{u} = (3;4) \Rightarrow
\left| \overrightarrow{u} ight| = \sqrt{3^{2} + 4^{2}} = 5\overrightarrow{v} = ( - \ 8;6) \Rightarrow
\left| \overrightarrow{v} ight| = \sqrt{( - 8)^{2} + 6^{2}} =
10 nên đáp án \left|
\overrightarrow{u} ight| = \left| \overrightarrow{v} ight| sai.

    \frac{3}{- 8} eq
\frac{4}{6} nên đáp án M\left( 0; -
\frac{1}{2} ight).\overrightarrow{v} cùng phương sai.

    \overrightarrow{u}.\overrightarrow{v}
= 3.( - 8) + 4.6 = 0 \Rightarrow
\overrightarrow{u}\bot\overrightarrow{v} nên đáp án \overrightarrow{u} vuông góc với \overrightarrow{v} đúng.

  • Câu 26: Thông hiểu

    Cho tam giác ABC. Hai điểm M,\ \ N chia cạnh BC theo ba phần bằng nhau BM = MN = NC. Tính \overrightarrow{AM} theo \overrightarrow{AB}\overrightarrow{AC}.

    Ta có \overrightarrow{AM} =
\overrightarrow{AB} + \overrightarrow{BM} = \overrightarrow{AB} +
\frac{1}{3}\overrightarrow{BC} = \overrightarrow{AB} + \frac{1}{3}\left(
\overrightarrow{AC} - \overrightarrow{AB} ight) =
\frac{2}{3}\overrightarrow{AB} +
\frac{1}{3}\overrightarrow{AC}.

  • Câu 27: Nhận biết

    Cho \overrightarrow{a}\overrightarrow{b} là các vectơ khác \overrightarrow{0} với \overrightarrow{a} là vectơ đối của \overrightarrow{b}. Khẳng định nào sau đây sai?

    Ta có \overrightarrow{a} = -
\overrightarrow{b}. Do đó, \overrightarrow{a}\overrightarrow{b} cùng phương, cùng độ dài và ngược hướng nhau.

    Chọn đáp án sai là: Hai vectơ \overrightarrow{a},\ \ \overrightarrow{b} chung điểm đầu.

  • Câu 28: Nhận biết

    Cho tam giác ABC có trọng tâm G và trung tuyến AM. Khẳng định nào sau đây là sai.

    Ta có AM = 3MG

    Mặt khác \overrightarrow{AM}\overrightarrow{MG} ngược hướng \mathbf{\Rightarrow}\overrightarrow{AM} = -
3\overrightarrow{MG}.

  • Câu 29: Vận dụng cao

    Cho tam giác đều ABC cạnh a, trọng tâm G. Tập hợp các điểm M thỏa mãn \left| \overrightarrow{MA} + \overrightarrow{MB}
ight| = \left| \overrightarrow{MA} + \overrightarrow{MC}
ight|

    Gọi I,\ \ J lần lượt là trung điểm của AB,\ \ AC. Khi đó \left\{ \begin{matrix}
\overrightarrow{MA} + \overrightarrow{MB} = 2\overrightarrow{MI} \\
\overrightarrow{MA} + \overrightarrow{MC} = 2\overrightarrow{MJ} \\
\end{matrix} ight.\ .

    Theo bài ra, ta có \left|\overrightarrow{MA} + \overrightarrow{MB} ight| = \left|\overrightarrow{MA} + \overrightarrow{MC} ight|\Leftrightarrow \left|2\ \overrightarrow{MI} ight| = \left| 2\ \overrightarrow{MJ} ight|\Leftrightarrow MI = MJ.

    Vậy tập hợp các điểm M thỏa mãn \left| \overrightarrow{MA} +
\overrightarrow{MB} ight| = \left| \overrightarrow{MA} +
\overrightarrow{MC} ight| là đường trung trực của đoạn thẳng IJ, cũng chính là đường trung trực của đoạn thẳng BCIJ là đường trung bình của tam giác ABC.

  • Câu 30: Nhận biết

    Cho tam giác ABC với M là trung điểm BC. Mệnh đề nào sau đây đúng?

    Xét đáp án \overrightarrow{AM} +
\overrightarrow{MB} + \overrightarrow{BA} = \overrightarrow{0}. Ta có \overrightarrow{AM} +
\overrightarrow{MB} + \overrightarrow{BA} = \overrightarrow{0} (theo quy tắc ba điểm).

    Chọn đáp án này.

  • Câu 31: Thông hiểu

    Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 3, BC = 5. Tính |\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BC}|

    Ta có: \left| {\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {BC} } ight| = \left| {\overrightarrow {AC} } ight| = AC

    Tam giác ABC vuông tại A ta có:

    \begin{matrix}  A{B^2} + A{C^2} = B{C^2} \hfill \\   \Rightarrow A{C^2} = B{C^2} - A{B^2} = {5^2} - {3^2} = 16 \hfill \\   \Rightarrow AC = 4 \hfill \\   \Rightarrow \left| {\overrightarrow {AC} } ight| = AC = 4 \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 32: Nhận biết

    Hãy chọn kết quả đúng khi phân tích vectơ \overrightarrow{AM} theo hai vectơ \overrightarrow{AB}\overrightarrow{AC} của tam giác ABC với trung tuyến AM.

    Do M là trung điểm của BC nên ta có \overrightarrow{AM} =
\frac{1}{2}(\overrightarrow{AB} + \overrightarrow{AC}).

  • Câu 33: Vận dụng cao

    Tam giác ABC là tam giác gì khi có các góc thỏa mãn biểu thức

    \sin2\widehat{A}.\cos2\widehat{A} +\sin2\widehat{B}.\cos2\widehat{B} + \sin2\widehat{C}.\cos2\widehat{C} =0?

    Ta có:

    \sin2\widehat{A}.\cos2\widehat{A} +\sin2\widehat{B}.\cos2\widehat{B} + \sin2\widehat{C}.\cos2\widehat{C} =0

    \Leftrightarrow2\sin2\widehat{A}.\cos2\widehat{A} + 2\sin2\widehat{B}.\cos2\widehat{B} +\sin2\widehat{C}.\cos2\widehat{C} = 0

    \Leftrightarrow \sin4\widehat{A} +\sin4\widehat{B} + 2\sin2\widehat{C}.\cos2\widehat{C} = 0

    \Leftrightarrow 2\sin2\left( \widehat{A}+ \widehat{B} ight).\cos2\left( \widehat{A} - \widehat{B} ight) +2\sin2\widehat{C}.\cos2\left( \widehat{A} + \widehat{B} ight) =0

    \Leftrightarrow -2\sin2\widehat{C}.\left\lbrack \cos2\left( \widehat{A} - \widehat{B}ight) - \cos2\left( \widehat{A} + \widehat{B} ight) ightbrack =0

    \Leftrightarrow -4\sin2\widehat{C}.\sin2A.\sin2B = 0

    \Leftrightarrow \left\lbrack\begin{matrix}\sin2\widehat{C} = 0 \\\sin2\widehat{A} = 0 \\\sin2\widehat{B} = 0 \\\end{matrix} ight.

    \Leftrightarrow \left\lbrack\begin{matrix}2\widehat{C} = \pi \\2\widehat{A} = \pi \\2\widehat{A} = \pi \\\end{matrix} ight.\  \Leftrightarrow \left\lbrack \begin{matrix}\widehat{C} = \dfrac{\pi}{2} \\\widehat{A} = \dfrac{\pi}{2} \\\widehat{A} = \dfrac{\pi}{2} \\\end{matrix} ight.

    Vậy tam giác ABC là tam giác vuông.

  • Câu 34: Vận dụng cao

    Cho tam giác ABC\widehat{A} = 90^{0}. Gọi các vectơ \overrightarrow{\alpha};\overrightarrow{\beta};\overrightarrow{\lambda} theo thư tự là các vectơ có giá vuông góc với các đường thẳng AB.AC,BC\left| \overrightarrow{\alpha} ight| = AB;\left|
\overrightarrow{\beta} ight| = AC;\left| \overrightarrow{\lambda}
ight| = BC. Tính độ dài vectơ \overrightarrow{\alpha} + \overrightarrow{\beta} -
\overrightarrow{\lambda}, biết AB =
3,AC = 4.

    Hình vẽ minh họa:

    Gọi D là điểm thuộc miền trong tam giác ABC, dựng các vectơ \overrightarrow{\alpha} =
\overrightarrow{DG};\overrightarrow{\beta} =
\overrightarrow{DE};\overrightarrow{\lambda} =
\overrightarrow{DF} dựng hình chữ nhật DGHE ta có: \overrightarrow{\alpha} + \overrightarrow{\beta} =
\overrightarrow{DH}

    Ta lại có: \Delta GDH = \Delta ABC
\Rightarrow \widehat{GDH} = \widehat{ABC}

    Mặt khác \widehat{GDF} + \widehat{ABC} =
180^{0}

    \Rightarrow \widehat{GDF} +
\widehat{GDH} = 180^{0}

    => Ba điểm H, D, F thẳng hàng.

    Khi đó: \left| \overrightarrow{\alpha} +
\overrightarrow{\beta} - \overrightarrow{\lambda} ight| = \left|
\overrightarrow{DH} + \overrightarrow{FD} ight| = \left|
\overrightarrow{FH} ight| = 10

  • Câu 35: Thông hiểu

    Giá trị biểu thức A = \sin {30^0}.\cos {60^0} + \sin {60^0}.\cos {30^0} là:

    Ta có:

    \begin{matrix}  A = \sin {30^0}.\cos {60^0} + \sin {60^0}.\cos {30^0} \hfill \\  A = \dfrac{1}{2}.\dfrac{1}{2} + \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}.\dfrac{{\sqrt 3 }}{2} \hfill \\  A = \dfrac{1}{4} + \dfrac{3}{4} = 1 \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 36: Vận dụng

    Để đo chiều cao từ mặt đất đến đỉnh cột cờ của một kỳ đài trước Ngọ Môn (Đại Nội – Huế), người ta cắm hai cọc AM và BN cao 1,5 mét so với mặt đất. Hai cọc này song song và cách nhau 10 mét và thẳng hàng so với tim cột cờ (Hình vẽ minh họa). Đặt giác kế tại đỉnh A và B để nhắm đến đỉnh cột cờ, người ta được các góc lần lượt là 51°40' và 45°39' so với đường song song mặt đất.

    Tính chiều cao của cột cờ

    Chiều cao của cột cờ (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai) là:

    Ta có: \widehat {CAB} = {180^0} - {51^0}40' = {128^0}20'

    Xét tam giác ABC ta có:

    \begin{matrix}  \widehat {ABC} + \widehat {CAB} + \widehat {ACB} = {180^0} \hfill \\   \Leftrightarrow \widehat {ACB} = {180^0} - \left( {\widehat {ABC} + \widehat {CAB}} ight) \hfill \\   \Leftrightarrow \widehat {ACB} = {180^0} - \left( {{{45}^0}39' + {{128}^0}20'} ight) \hfill \\   \Leftrightarrow \widehat {ACB} = {6^0}1\prime  \hfill \\ \end{matrix}

    Áp dụng định lí sin trong tam giác ABC ta có:

    \begin{matrix}  \dfrac{{AB}}{{\sin \widehat {ACB}}} = \dfrac{{AC}}{{\sin \widehat {ABC}}} = \dfrac{{BC}}{{\sin \widehat {CAB}}} \hfill \\   \Rightarrow \dfrac{{10}}{{\sin {6^0}1'}} = \dfrac{{AC}}{{\sin {{45}^0}39'}} \hfill \\   \Rightarrow AC = \dfrac{{10.\sin {{45}^0}39'}}{{\sin {6^0}1'}} \hfill \\ \end{matrix}

    Ta có tam giác ACH vuông tại C

    \begin{matrix}   \Rightarrow CH = AC.\sin \widehat {HAC} \hfill \\   \Rightarrow CH = \dfrac{{10.\sin {{45}^0}39'}}{{\sin {6^0}1'}}.\sin {51^0}40' \approx 53,51\left( m ight) \hfill \\ \end{matrix}

    Chiều cao của cột cờ khoảng: 1,5+53,51=55,01(m)

  • Câu 37: Thông hiểu

    Cho tam giác ABC cân ở A, đường cao AH. Khẳng định nào sau đây sai?

    Tam giác ABC cân ở A, đường cao AH. Do đó, H là trung điểm BC.

    Ta có:

    AB = AC \Rightarrow \left|
\overrightarrow{AB} ight| = \left| \overrightarrow{AC}
ight|

    H là trung điểm BC \Rightarrow \left\{ \begin{matrix}
\overrightarrow{HC} = - \overrightarrow{HB} \\
\overrightarrow{BC} = 2\overrightarrow{HC} \\
\end{matrix} ight..

    Chọn đáp án sai là \overrightarrow{AB} =
\overrightarrow{AC}.

  • Câu 38: Nhận biết

    Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là đúng?

     Ta có: \sin157^{\circ} =\sin (180^{\circ} -157^{\circ} )=\sin 23^{\circ}. Vì \sin \alpha =\sin (180^{\circ} -\alpha ).

  • Câu 39: Thông hiểu

    Bà Sáu sở hữu một mảnh đất hình tam giác. Chiều dài của hàng rào MN150m, chiều dài của hàng rào MP230m. Góc giữa hai hàng rào MNMP110^{\circ} (như hình vẽ)

    Diện tích mảnh đất mà gia đình bà Sáu sở hữu là bao nhiêu mét vuông (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?

    Diện tích mảnh đất của gia đình bà Sáu (tam giác MNP) là:

    S = \frac{1}{2}MN \cdot MP \cdot \sin
M

    = \frac{1}{2} \cdot 150 \cdot 230 \cdot \sin110^{\circ} \approx 16209,7\left( {m}^{2}ight).

  • Câu 40: Vận dụng

    Cho lục giác đều ABCDEF có tâm O. Đẳng thức nào sau đây sai?

    Ta có

    \bullet \overrightarrow{OA} + \overrightarrow{OC} +
\overrightarrow{OE} = \left( \overrightarrow{OA} + \overrightarrow{OC}
ight) + \overrightarrow{OE} = \overrightarrow{OB} +
\overrightarrow{OE} = \overrightarrow{0}. Do đo \overrightarrow{OA} + \overrightarrow{OC} +
\overrightarrow{OE} = \overrightarrow{0}. đúng.

    \bullet \overrightarrow{OA} + \overrightarrow{OC} +
\overrightarrow{OB} = \left( \overrightarrow{OA} + \overrightarrow{OC}
ight) + \overrightarrow{OB}

    = \overrightarrow{OB} +
\overrightarrow{OB} = 2\overrightarrow{OB} =
\overrightarrow{EB}. Do đo \overrightarrow{OA} + \overrightarrow{OC} +
\overrightarrow{OB} = \overrightarrow{EB} đúng.

    \bullet \overrightarrow{AB} + \overrightarrow{CD} +
\overrightarrow{EF} = \left( \overrightarrow{AB} + \overrightarrow{CD}
ight) + \overrightarrow{EF} = \left( \overrightarrow{AB} +
\overrightarrow{BO} ight) + \overrightarrow{EF}

    = \overrightarrow{AO} +
\overrightarrow{EF} = \overrightarrow{AO} + \overrightarrow{OA} =
\overrightarrow{AA} = \overrightarrow{0}. Do đó \overrightarrow{AB} + \overrightarrow{CD} +
\overrightarrow{EF} = \overrightarrow{0} đúng.

    Dùng phương pháp loại trừ, suy ra \overrightarrow{BC} + \overrightarrow{EF} =
\overrightarrow{AD} sai.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 45 phút Chương 4 Hệ thức lượng trong tam giác. Vectơ Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 8 lượt xem
Sắp xếp theo
🖼️