Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là
Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là
Kết luận nào sau đây không đúng về hợp kim?
Hợp kim có nhiều tính chất hóa học tương tự tính chất của các đơn chất tham gia tạo thành hợp kim, những tính chất vật lí và tính chất cơ học của hợp kim lại khác nhiều với tính chất các đơn chất.
Khí hiđro có thể khử các oxit kim loại trong dãy nào sau đây thành kim loại?
Hiđro có thể khử các oxit của kim loại đứng sau Al: CuO, Fe2O3, Fe3O4, ZnO.
Hợp kim Cu – Zn có tính dẻo, bền đẹp, giá thành rẻ nên được sử dụng phổ biến trong đời sống. Để xác định phần trăm khối lượng từng kim loại trong hợp kim, người ta ngâm 10,000 gam hợp kim vào dung dịch HCl dư, khi phản ứng kết thúc thu được 1,12 lít khí hidro (đktc). Phần trăm khối lượng của Cu trong 10,0 gam hợp kim trên là:
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
nZn = nH2 = 0,05 mol
mCu = 10 - 65.0,05 = 6,75 gam
Phản ứng nào sau đây mô tả quá trình điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện?
Trong phương pháp thủy luyện dùng để điều chế Ag từ quặng có chứa Ag2S. Hóa chất cần dùng là:
Ag là kim loại hoạt động yếu, nguyên tắc điều chế là có thể dùng phương pháp thủy luyện như sau:
Ag2S + 4NaCN 2Na[Ag(CN)2] + Na2S
Zn + 2Na[Ag(CN)2] Na2[Zn(CN)4] + 2Ag
Muốn điều chế đồng từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thủy luyện, người ta dùng kim loại nào sau đây làm chất khử:
Để khử ion Cu2+ cần dùng các kim loại có tính khử mạnh hơn Cu, nhưng không tan trong nước:
Fe + Cu2+ Fe2+ + Cu
Khi điện phân dung dịch KI có lẫn hồ tinh bột. Hiện tượng xảy ra sau thời gian điện phân là
Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm
Khí H2 chỉ khử được các kim loại có độ hoạt động trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb, Cu,...
⇒ Hỗn hợp chất rắn sau phản ứng gồm: Cu, Fe, Al2O3, MgO.
Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, giải phóng khí hiđro là:
Trong bình kín chứa 0,5 mol CO và m gam Fe3O4. Đun nóng bình cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khí trong bình có tỉ khối so với khí CO ban đầu là 20,4. Giá trị của m là
Theo bài ra CO dư; Fe3O4 hết
Gọi x, y lần lượt là số mol của CO và CO2 sau phản ứng:
Ta có:
nCObđ = nCO dư + nCO2
0,5 = x + y (1)
mhh khí = 0,5.1,457.28 = 20,4 gam
28x + 44y = 20,4 (2)
Từ (1) và (2) có x = 0,1 và y = 0,4
Phương trình hóa học
4CO + Fe3O4 4CO2 + 3Fe
0,1 ← 0,4 mol
m = 0,1.232 = 23,2 gam.
Cho hơi nước qua than nóng đỏ thu được 2,24 lít hỗn hợp khí X gồm CO2, CO và H2 (đo ở đktc). Dẫn X qua hổn hợp gồm CuO và Al2O3 dư nung nóng thu dược m gam chất rắn và hỗn hợp khí và hơi Y. Dẫn Y qua dung dịch Ca(OH)2 dư, lọc bỏ kết tủa thấy khối lượng dung dịch giảm 1,16 gam. Khối lượng kim loại có trong m là
Gọi số mol CO2 và CO trong X là lượt là x, y:
Phản ứng của than nóng đỏ với hơi nước:
C + H2O CO2 + 2H2
x 2x
C + H2O CO + H2
y y
3x + 2y = 2,24/22,4 = 0,1 mol (1)
Khi dẫn hỗn hợp khí X qua hỗn hợp CuO và Al2O3 dư, chỉ có CuO phản ứng:
CuO + CO Cu + CO2
y y
y
CuO + H2 Cu + H2O
2x+y 2x+y
2x+y
Hỗn hợp Y gồm: (x + y) mol CO2 và (2x + y) mol H2O
Dẫn Y qua dung dịch Ca(OH)2 dư:
Ca(OH)2 + CO2 CaCO3
+ H2O
(x + y) (x + y)
(x + y)
Khối lượng dung dịch giảm 1,16 gam:
100.(x + y) - 44.(x + y) - 18.(2x + y) = 1,16
20x + 38y = 1,16 (2)
Từ (1) và (2) ta có x = 0,02; y = 0,02
Kim loại có trong m gam chất rắn là Cu:
mCu = 64.(2x + 2y) = 64.0,08 = 5,12 gam
Cho các tính chất sau :
(1) Tính chất vật lí.
(2) Tính chất hoá học.
(3) Tính chất cơ học.
Hợp kim và các kim loại thành phần tạo hợp kim đó có tính chất nào tương tự?
Nhìn chung, hợp kim có nhiều tính chất hóa học tương tự tính chất của các đơn chất tham gia tạo thành hợp kim, nhưng tính chất vật lí và tính chất cơ học của hợp kim lại khác nhiều tính chất các đơn chất.
Lấy một ít bột Fe cho vào dung dịch HCl vừa đủ rồi nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch. Hiện tượng xảy ra là:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 (↓ trắng xanh) + 2NaCl
4Fe(OH)2 (↓) + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 (↓ nâu đỏ)
Cho hai thanh kim loại R (hóa trị II) với khối lượng bằng nhau. Nhúng thanh thứ nhất vào dung dịch CuSO4 và thanh thứ hai vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời gian, thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm và khối lượng thanh thứ hai tăng. Kim loại M là:
Vì sau một thời gian khối lượng thanh thứ nhất giảm và thanh thứ 2 tăng nên:
MCu < MR< MPb
64 < M< 207
Chỉ có Zn (65) thỏa mãn.
Cho viên bi sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl, theo thời gian sắt sẽ bị ăn mòn
Theo thời gian nồng độ HCl giảm dần tốc độ ăn mòn chậm dần
Điện phân một lượng dư dung dịch MgCl2 (điện cực trơ, có màng ngăn xốp bao điện cực) với cường độ dòng điện 2,68 A trong 2 giờ. Sau khi dừng điện phân khối lượng dung dịch giảm m gam, giả thiết nước không bay hơi, các chất tách ra đều khan. Giá trị của m là:
Phương trình phản ứng:
MgCl2 + 2H2O Mg(OH)2 + H2 + Cl2
- Ta có: ne trao đổi = It/F = 0,2 mol
nMgCl2 = nCl2 = nH2 = ne/2 = 0,1 mol
mdd giảm = 58.nMg(OH)2 + 2nH2 + 71nCl2 = 13,1 gam
Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
Ni + Cu2+→ Ni2+ + Cu↓
Ni + 2Fe3+ → Ni2+ + 2Fe2+
Ni + 2Ag+ → Ni2+ + 2Ag↓
Sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng hóa học của môi trường xung quanh gọi là :
Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh.
Ăn mòn kim loại có hai dạng là ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học
Điện phân một dung dịch chứa đồng thời các cation Mg2+, Fe3+, Zn2+, Pb2+, Ag+. Thứ tự các kim loại sinh ra ở catot lần lượt là
Các ion kim loại có tính oxi mạnh hơn sẽ bị điện phân trước, sinh ra kim loại:
Thứ tự kim loại sinh ra ở catot là: Ag, Fe, Pb, Zn, Mg.
Hòa tan hoàn tan 18,4 gam hỗn hợp gồm Al và Zn trong dung dịch HCl dư, thu được 11,2 lít khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:
Gọi số mol Zn và Al lần lượt là x, y:
Zn + 2 HCl → ZnCl2 + H2
x → x → x
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
y → y → 3/2y
Từ đề bài ra ta có hệ phương trình
mmuối = mZnCl2 + mAlCl3 = 0,2.136 + 0,2.133,5 = 53,9 gam.
Điện phân dung dịch nào sau đây, thì có khí thoát ra ở cả hai điện cực (ngay từ lúc mới bắt đầu điện phân)?
Điện phân K2SO4:
Ở catot (-): H2O, K+
2H2O + 2e H2 + 2OH-
Ở anot (+): H2O, SO42-
2H2O O2 + 4H+ + 4e
Một học sinh đã đưa ra các phương án điều chế kim loại Mg như sau:
1. Kết tủa Mg(OH)2 từ dung dịch MgCl2, nhiệt phân lấy MgO rồi khử bằng H2 ở nhiệt độ cao để điều chế Mg.
2. Dùng kim loại mạnh đẩy Mg ra khỏi dung dịch MgCl2.
3. Điện phân dung dịch MgCl2 để thu được Mg.
4. Cô cạn dung dịch MgCl2, điện phân nóng chảy để thu được Mg.
Trong các phương án trên cáo bao nhiêu phương án có thể áp dụng để điều chế Mg?
Kim loại có tính nhiễm từ là
Kim loại có tính nhiễm từ là Fe
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ăn mòn hoá học?
Ăn mòn hóa học không làm phát sinh dòng điện.
Kim loại tinh khiết vẫn có thể bị ăn mòn hóa học.
Ăn mòn hóa học không phải là ăn mòn điện hóa.
Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6, nguyên tử M là:
Cấu hình e của M là: 1s22s22p63s23p64s1
Vậy nguyên tử M là K
Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học?
Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2+ Cu
Thí nghiệm cho thanh Zn nguyên chất vào dung dịch Cu(NO3)2 xảy ra ăn mòn điện hoá, do thỏa mãn cả 3 điều kiện về ăn mòn điện hóa học: Xuất hiện cặp Zn – Cu, tiếp xúc trực tiếp với nhau và các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.
Để một vật làm bằng hợp kim Mg-Cu trong không khí ẩm, quá trình xảy ra ở cực âm là:
Anot (-): xảy ra quá trình oxi hóa magie.
Mg → Zn2+ +2e
Catot (+): xảy ra quá trình khử oxi.
O2 + H2O +4e → 4OH-
Có 3 mẫu hợp kim: Cu-Ag; Cu-Al; Cu-Zn. Chỉ dùng 1 dung dịch axit thông dụng và 1 dung dịch bazơ thông dụng nào sau đây để phân biệt được 3 mẫu hợp kim trên?
B1: Sử dụng dung dịch H2SO4 loãng: Cho từng mẫu hợp kim vào dung dịch H2SO4
- Mẫu nào không bị hòa tan là Cu-Ag.
- 2 mẫu còn lại bị tan một phần và có khí thoát ra là: Cu-Al; Cu-Zn.
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
B2: Nhỏ tiếp từng giọt NH3 đến dư vào các sản phẩm tạo thành của hai mẫu Cu-Al; Cu-Zn.
- Mẫu xuất hiện kết tủa và không tan là Cu-Al.
Al2(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4
- Mẫu xuất hiện kết tủa, kết tủa tan là Cu-Zn.
ZnSO4 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 + (NH4)2SO4
Cho các cặp oxi hóa - khử được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại: Al3+/Al; Fe2+/Fe; Sn2+/Sn; Cu2+/Cu. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat.
(b) Cho đồng vào dung dịch nhôm sunfat.
(c) Cho thiếc vào dung dịch đồng (II) sunfat.
(d) Cho thiếc vào dung dịch sắt (II) sunfat.
Trong các thí nghiệm trên, những thí nghiệm có xảy ra phản ứng là:
Phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa - khử sẽ xảy ra theo chiều chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử mạnh hơn, sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.
Dựa vào dãy điện hóa của kim loại ta có:
- Thí nghiệm (a) và (c) có xảy ra phản ứng:
(a) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
(c) Sn + CuSO4 → SnSO4 +Cu↓
- Thí nghiệm (b) và (d) không xảy ra phản ứng vì Cu2+/Cu đứng sau Al3+/Al và Sn2+/Sn đứng sau Fe2+/Fe.
Khi điện phân nóng chảy NaCl (điện cực trơ), tại cực âm (catot) xảy ra
Điện phân nóng chảy NaCl.
Các phản ứng xảy ra ở điện cực:
Ở cực catot (cực âm) xảy ra sự khử ion Na+ thành Na: Na+ + 1e → Na.
Ở cực anot (cực dương) xảy ra sự oxi hóa Cl- thành Cl2: 2Cl- → Cl2 + 2e
Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối của chúng có các phản ứng hóa học sau:
(1) X + 2Y3+ X2+ + 2Y2+
(2) Y + X2+ Y2+ + X
Phát biểu đúng là
Dựa vào sơ đồ phản ứng (1) và (2) ta có:
- Tính khử của Y > X > Y2+.
- Tính oxi hóa của Y3+ > X2+ > Y2+.
Nhận định nào sau đây không đúng?
Có độ cứng cao hơn so với các kim loại thành phần do có sự thay đổi về cấu tạo mạng tinh thể, thay đổi về thành phần của ion trong mạnh tinh thể.
Hoà tan hết 12 gam một kim loại (hoá trị II) bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Kim loại này là:
Gọi kim loại là M, tính được n khí = 6,72/22,4 = 0,3 mol
M + H2SO4 (loãng) MSO4 + H2
0,3 0,3
Vậy kim loại cần tìm là Ca.
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là:
Hg là kim loại duy nhất ở điều kiện thường ở thể lỏng có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
Tôn là sắt được tráng
Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là
Một nhóm học sinh đã đề xuất các cách điều chế Ag từ AgNO3 như sau:
(1) Cho kẽm tác dụng với dung dịch AgNO3.
(2) Điện phân dung dịch AgNO3.
(3) Nhiệt phân AgNO3.
(4) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch NaOH sau đó thu lấy kết tủa đem nhiệt phân.
Trong các cách điều chế trên, có bao nhiêu cách có thể áp dụng để điều chế Ag từ AgNO3?
1. Zn + 2AgNO3→ Zn(NO3)2+ 2Ag.
2. 4AgNO3+ 2H2O → 4Ag + 4HNO3+ O2.
3. 2AgNO3→ 2Ag + 2NO2+ O2.
4. 2AgNO3+ 2NaOH → Ag2O + H2O + 2NaNO3.
2Ag2O O2 + 4Ag.
Vậy cả 4 cách đều điều chế được Ag
Sắt tây là hợp kim của thiếc và sắt, trong đó thiếc bao phủ bên ngoài thép. Khi bề mặt bị xước sâu, có thể quan sát được hiện tượng nào sau đây?
Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được dung dịch X chứa 2 chất tan có cùng nồng độ (mol/lít), và thấy khối lượng dung dịch giảm đi 9,28 gam so với ban đầu. Cho tiếp 2,8 gam bột Fe vào dung dịch X, thu được dung dịch Y và chất rắn Z và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N5+). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tổng khối lượng muối trong dung dịch Y là:
nFe = 0,05
Phương trình hóa học
4AgNO3 + 2H2O → 4Ag ↓ + O2 ↑ + 4HNO3
mol: x → x → 0,25x → x
Gọi nAgNO3 bị điện phân là x (mol)
Ta có: mdd giảm = mAg + mO2
⇒ 108x + 0,25x. 32 = 9,28
⇒ x = 0,08 (mol)
Theo đề bài dung dịch X là AgNO3 và HNO3 có nồng độ mol/l bằng nhau:
⇒ nAgNO3 dư = nHNO3 = 0,08 (mol)
Fe + 4H+ + NO3- → Fe3+ + NO + 2H2O (1)
P/ư: 0,02 ← 0,08 → 0,02 → 0,02
Dư: 0,03 0,14
Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag↓ (2)
P/ư: 0,03 → 0,06 → 0,03
Dư: 0,02
Ag+ + Fe2+ → Fe3+ + Ag↓ (3)
P/ư: 0,02 → 0,02→ 0,02
Sau phản ứng (1), (2), (3) ta có:
nFe2+ = nFe2+ (2) – nFe2+ (3) = 0,03 – 0,02 = 0,01 (mol)
nFe3+ = nFe3+ (1) + nFe3+ (3) = 0,02 + 0,02 = 0,04 (mol)
Vậy dung dịch Y gồm: Fe(NO3)2: 0,01 mol; Fe(NO3)3: 0,04 (mol)
⇒ m = 0,01.180 + 0,04.242 = 11,48 (g)