Đề kiểm tra 45 phút Chương 6 Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 45 phút Chương 6 Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm gồm các nội dung câu hỏi tổng hợp của Hóa 12 Chương 6, giúp bạn học tự đánh giá kiến thức, năng lực đối với nội dung đã học.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Vận dụng

    Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít khí (đktc) ở anot và 3,68 gam kim loại ở catot. Công thức hóa học của muối đem điện phân là

    nCl2 = 0,08 (mol)

    Gọi công thức chung của muối đem điện phân là RCl:

            2RCl \xrightarrow{\mathrm{đpnc}} 2R + Cl2

    mol:               \frac{3,68}{\mathrm R}\frac{3,68}{2\mathrm R}

    \Rightarrow{\mathrm n}_{{\mathrm{Cl}}_2\;\;}=\frac{3,68}{2\mathrm R}=0,08

    ⇒ R = 23 (Na)

    Vậy muối là NaCl.

  • Câu 2: Thông hiểu

    Cho sơ đồ phản ứng sau: Na → X → Na2CO3 → Y → NaOH. X và Y có thể là chất nào

    Phương trình phản ứng chuỗi phản ứng:

    1) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

    2) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

    3) Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3

    4) 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2NaOH + 2H2O

  • Câu 3: Nhận biết

    Phương pháp thích hợp để điều chế kim loại Ca từ CaCl2

  • Câu 4: Thông hiểu

    Để phân biệt Zn(NO3)2 và Al(NO3)3 người ta sử dụng hóa chất nào sau đây

    Khi cho NH3 vào 2 dung dịch cả 2 dung dịch đều xuất hiện kết tủa hiđroxit, nhưng Zn(OH)2 tạo thành có khả năng tạo phức với NH3 nên kết tủa lại tan, còn với Al(OH)3 không tan trong NH3

    Phương trình phản ứng minh họa:

    Al(NO3)3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3 NH4NO3

    Zn(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 + 2 NH4NO3

  • Câu 5: Vận dụng cao

    Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm 0,03 mol Cr2O3; 0,04 mol FeO và a mol Al. Sau một thời gian phản ứng, trộn đều thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Phần I phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M (loãng). Phần II phản ứng với dung dịch HCl loãng, nóng (dư) thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr2O3 chỉ bị khử thành Cr. Thành phần phần trăm về khối lượng Cr2O3 đã phản ứng là:

    Cr2O3 + 2Al ightarrow Al2O3 + 2Cr

       x         2x         x           2x

    3FeO + 2Al → Al2O3 + 3Fe

        3y       2y        y           3y

    Vậy hỗn hợp sau phản ứng gồm: 

    \left\{\begin{array}{l}{\mathrm{Cr}}_2{\mathrm O}_3\;\mathrm{dư}:\;0,03\;-\;\mathrm x\\\mathrm{FeO}\;\mathrm{dư}:\;0,04\;-\;3\mathrm y\;\;\\\mathrm{Al}\;\mathrm{dư}:\;\mathrm a\;-\;2\mathrm x\;-\;2\mathrm y\;\;\\{\mathrm{Al}}_2{\mathrm O}_3:\;\mathrm x\;+\;\mathrm y\;\\\mathrm{Cr}:\;2\mathrm x\\\;\mathrm{Fe}:\;3\mathrm y\end{array}ight.

    Vì chia Y thành 2 phần bằng nhau nên ta nhân đôi được 0,08 mol NaOH và 0,1 mol H2.

    - Tác dụng với NaOH: Vì Cr2O3 chỉ tác dụng với NaOH đặc, còn NaOH loãng không được nên chỉ có Al và Al2O3 phản ứng:

    nNaOH = nAl + 2nAl2O3

    \Rightarrow a - 2x - 2y + 2(x + y) = 0,08

    \Rightarrow a = 0,08

    - Tác dụng với HCl:

    Bảo toàn e:

    3nAl + 2nFe + 2nCr = 2nH2

    \Rightarrow 3(a - 2x - 2y) + 2.2x + 2.3y = 0,2

    \Rightarrow 3a - 2x = 0,2

    Thay a = 0,08 vào được x = 0,02

    \%{m_{Cr_2O_3}}_{\;pư}\;=\frac{\;0,02}{0,03}.100\%\;=\;66,67\%

  • Câu 6: Vận dụng

    Điện phân dung dịch NaOH với cường độ không đổi là 10A trong thời gian 268 giờ. Dung dịch còn lại sau điện phân có khối lượng 100 gam và nồng độ 24%. Nồng độ % của dung dịch ban đầu là

    Quá trình điện phân NaOH thực chất là quá trình điện phân H2O:

    Ở catot: 2H2O + 2e → 2OH- + H2

    Anot: 2H2O - 4e → 4H+ + O2

    nelectron trao đổi = 100 mol

    mdung dịch ban đầu = 100\;+100.\frac{\;32}4+\;100.\frac{2\;}2=\;1000\;gam

    C\%_{NaOH}\;=\;\frac{0,24.100}{1000}\;=\;2,4\%

  • Câu 7: Nhận biết

    Kim loại kiềm là những nguyên tố 

  • Câu 8: Vận dụng

    Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí O2 dư, thu được m gam hỗn hợp X gồm hai oxit. Cho X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là:

    Ta có sơ đồ phản ứng

     Al,\;Mg\;\xrightarrow{+O_2}Al_2O_3,\;MgO\;\xrightarrow{+HCl}AlCl_3,\;MgCl_2\;+\;H_2O

    Gọi nO2 = a ⇒ nHCl = 4a, nH2O = 2a

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    moxit + mHCl = mmuối + mH2O 

    ⇔ 11,9 + 32a + 36,5.(4a) = 40,3 + 18.2a 

    ⇔ a = 0,2 mol

    m = 11,9 + 32.0,2 = 18,3 gam

  • Câu 9: Thông hiểu

    Khi cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] thì hiện tượng xảy ra là:

    Khi cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] thì hiện tượng xảy ra là ban đầu xuất hiện kết tủa keo trắng, sau một thời gian kết tủa tan dần.

    HCl + Na[Al(OH)4] → NaCl + Al(OH)3 + H2O

    Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

  • Câu 10: Thông hiểu

    Chỉ dùng thêm thuốc thử nào sau đây để có thể nhận biết được 3 dung dịch mất nhãn sau: H2SO4, BaCl2, K2SO4

    Để nhận biết các dung dịch trên ta sử dụng quỳ tím:

    Quỳ tím chuyển đỏ nhận biết được H2SO4

    Quỳ tím không đổi màu là: BaCl2, K2SO4

    Sử dụng H2SO4 nhận biết được ở trên nhận biết đươc BaCl2

    BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

  • Câu 11: Nhận biết

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

     Phát biểu không đúng là kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc nguội.

    Al bị thụ động trong dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc nguội \Rightarrow Al không phản ứng và không tan.

  • Câu 12: Thông hiểu

    Nhóm nào sau đây gồm các muối không bị nhiệt phân?

  • Câu 13: Nhận biết

    Dung dịch gồm các ion Ca2+, Mg2+, Cl-, HCO3- được gọi là:

     Dung dịch gồm các ion Ca2+, Mg2+, Cl-, HCO3- được gọi là nước có tính cứng toàn phần

  • Câu 14: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nhôm oxit?

    • Al2O3 được sinh ra khi nhiệt phân muối Al(NO3)3

    4Al(NO3)3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2Al2O3 + 12NO2 + 3O2.

    \Rightarrow Phát biểu đúng.

    • CO chỉ khử được oxit của kim loại đứng sau nhôm trong dãy hoạt động hóa học.

    \Rightarrow Phát biểu sai.

    • Al2O3 không tan được trong dung dịch NH3.

    \Rightarrow Phát biểu sai.

    - Al2O3 phản ứng với axit tạo muối:

    VD: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

    \Rightarrow Phát biểu sai.

  • Câu 15: Nhận biết

    Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm

  • Câu 16: Vận dụng cao

    Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, Ca và BaO (trong đó oxi chiếm 6,25% về khối lượng) vào H2O dư, thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 39,64 gam chất tan. Sục CO2 dư vào dung dịch Y, thu được dung dịch chứa 80,12 gam muối. Giá trị của V là

        X                               Y                                       Z

     \left\{\begin{array}{l}\mathrm{Na}\;\\{\mathrm{Na}}_2\mathrm O\\\mathrm{Ca}\;\\\mathrm{BaO}\end{array}ight.+{\mathrm H}_2\mathrm Oightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm{NaOH}\\\mathrm{Ba}{(\mathrm{OH})}_2\\\mathrm{Ca}{(\mathrm{OH})}_2\end{array}ight.+{\mathrm{CO}}_{2\;\mathrm{dư}}\;ightarrow\left\{\begin{array}{l}{\mathrm{NaHCO}}_3\\\mathrm{Ba}({{\mathrm{HCO}}_3)}_2\\\mathrm{Ca}{({\mathrm{HCO}}_3)}_2\end{array}ight.

    Giả sử tách hỗn hợp Y thành: Na, Ca, Ba (m gam và OH- (y mol)

    ⇒ Hỗn hợp Z: Na, Ca, Ba (m gam) và HCO3- (y mol)

    Ta có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm m\;+\;17\mathrm x\;=\;39,64\\\mathrm m\;+\;61\mathrm x\;=\;\;80,12\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm m\;=\;24\;\\\mathrm x\;=\;0,92\end{array}ight.\Rightarrow{\mathrm m}_{\mathrm O}=\frac{16\mathrm y}{24+16\mathrm y}.100\%=6,25\%

    ⇒ Trong hỗn hợp X khối lượng kim loại là 24.

    Gọi số mol oxi trong hỗn hợp T là y (mol). Theo bài ra ta có oxi chiếm 6,25% về khối lượng của X:

    \Rightarrow{\mathrm m}_{\mathrm O}=\frac{16\mathrm y}{24+16\mathrm y}.100\%=6,25\%

    ⇒ y = 0,1

    Gọi số mol Na, Na2O, Ca và BaO trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là a, b, c, d ta có:

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm{Na}:\;\mathrm a\\{\mathrm{Na}}_2\mathrm O:\;\mathrm b\\\mathrm{Ca}:\;\mathrm c\\\mathrm{BaO}:\;\mathrm d\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm{Na}(\mathrm{OH}):\;\mathrm a\;+\;2\mathrm b\\\mathrm{Ca}{(\mathrm{OH})}_2:\;\mathrm c\\\mathrm{Ba}{(\mathrm{OH})}_2:\;\mathrm d\end{array}ight.+\;{\mathrm H}_2:\;\frac{\mathrm a}2+\mathrm c

    Ta có:

    nO = nNa2O + nBaO = b + d = 0,1

    nOH- = a + 2b + 2c + 2d = 0,92

    H2 = (nNa + nCa)/2 = (a + 2c)/2 = (0,92 – 2.0,1)/2 = 0,36 (mol)

    ⇒ VH2 = 0,36.22,4 = 8,064 (lít)

  • Câu 17: Nhận biết

    Criolit (còn gọi là băng thạch) có công thức phân tử Na3AlF6, được thêm vào Al2O3 nóng chảy để sản xuất nhôm. Criolit không có tác dụng nào sau đây?

  • Câu 18: Nhận biết

    Kim loại nào dưới đây phản ứng chậm với H2O ở nhiệt độ thường?

    Ca, Ba tác dụng mạnh với H2O

    Mg tác dụng chậm với H2O ở điều kiện thường, ở nhiệt độ cao Mg tác dụng mãnh liệt hơn.  

    Be không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường

  • Câu 19: Thông hiểu

    Cho một mẫu Na vào dung dịch CuSO4. Tìm phát biểu đúng cho thí nghiệm trên.

    Cho một mẫu Na vào dung dịch CuSO4, các phương trình phản ứng xảy ra:

    2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

    2NaOH + CuSO4  → Cu(OH)2 + Na2SO4

    ⇒ Hiện tượng xảy ra: Có khí H2 sinh ra và có kết tủa màu xanh trong ống nghiệm.

  • Câu 20: Vận dụng

    Đem hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 hòa tan hoàn toàn trong nước, thu được dung dịch Y chỉ chứa 1 chất tan. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Y, thu được một kết tủa và dung dịch Z. Dung dịch Z có chứa:

     Hòa tan X trong nước: 

    Na2O + H2O ightarrow 2NaOH 

    Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

    Vì Y chỉ chứa 1 chất tan nên Al2O3 tan vừa đủ trong NaOH

    Sục CO2 dư vào dung dịch Y thu được 1 kết tủa và dd Z:

    CO2 + NaAlO2 + H2ightarrow Al(OH)3\downarrow + NaHCO3

    Vậy Z chứa NaHCO3

  • Câu 21: Thông hiểu

    Nhôm bền trong không khí và nước do trên bề mặt của nhôm được phủ kín lớp chất X rất mỏng, bền. Chất X là

    Nhôm bền trong không khí và nước do trên bề mặt của nhôm được phủ kín lớp Al2O3 rất mỏng, bền và mịn.

  • Câu 22: Vận dụng

    Hòa tan 4,6 gam một kim loại kiềm vào nước thu được dung dịch X. Để trung hòa dung dịch X cần dùng 250 ml dung dịch HCl 0,8M. Đó là kim loại:

     nHCl = 0,2 mol

    Gọi kim loại kiềm là R:

       R + H2O ightarrow ROH + 1/2H2

    4,6/R     ightarrow      4,6/R

    Phương trình phản ứng trung hòa:

      ROH + HCl ightarrow RCl + H2O

    4,6/R ightarrow4,6/R 

    \Rightarrow 4,6/R = 0,2

    \Rightarrow R = 23 (Natri)

  • Câu 23: Thông hiểu

    Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp), thu được dung dịch X. Hấp thụ CO2 dư vào X, thu được dung dịch chất Y. Cho Y tác dụng với Ba(OH)2 theo tỉ lệ mol 1 : 1, tạo ra chất Z tan trong nước. Chất Z là

    Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp), thu được dung dịch X ⇒ X là NaOH:

    2NaCl + 2H2O \xrightarrow[\mathrm{mnx}]{\mathrm{đpdd}} 2NaOH + Cl2 + H2

    Hấp thụ CO2 dư vào X, thu được dung dịch chất Y ⇒ Y là dung dịch Na(HCO3)2:

    CO2 + NaOH → NaHCO3

    Cho Y tác dụng với Ba(OH)2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 tạo ra chất Z tan trong nước ⇒ Z là NaOH:

    NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + NaOH + H2O

  • Câu 24: Nhận biết

    Tại sao phèn chua có tác dụng làm trong nước?

    Phèn chua làm trong nước vì trong thành phần của phèn chua có Al2(SO4)3. Khi vào trong nước thì có phản ứng thuận nghịch:

                      Al3+ + 3H2O \leftrightharpoons Al(OH)3 + 3H+

    Trong đó Al(OH)3 dạng keo có bề mặt rất phát triển, hấp phụ các chất lơ lửng ở trong nước, kéo chúng cùng lắng xuống dưới.

  • Câu 25: Nhận biết

    Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là

  • Câu 26: Nhận biết

     Ứng dụng nào của nhôm và hợp kim của nhôm không đúng? 

    Bột nhôm trộn với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray.

  • Câu 27: Vận dụng cao

    Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

    nH2 = 0,03 (mol); nAl(OH)3 = 0,1 (mol), nSO2 = 0,11 (mol)

    Vì X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra khí H2 ⇒ X gồm Al2O3, Fe và Al dư.

    {\mathrm n}_{\mathrm{Al}\;\mathrm{dư}}=\frac23.{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}=\frac23.0,03=0,02\;\mathrm{mol}

    Bảo toàn nguyên tố Al:

    nAl ban đầu = nAl (X) + 2nAl2O3 = nAl(OH)3 = 0,1 mol

    \Rightarrow{\mathrm n}_{{\mathrm{Al}}_2{\mathrm O}_3\;(\mathrm X)}=\frac{0,1\;-\;0,02}2\;=\;0,04\;(\mathrm{mol})

    Bảo toàn nguyên tử O: nO (oxit sắt) = 3nAl2O3 = 0,12 mol

    Chất rắn Z không tan là Fe.

    ne cho = ne nhận = 2nSO2 \Rightarrow{\mathrm n}_{{\mathrm{SO}}_4^{2-}}=\frac{{\mathrm n}_{\mathrm e\;\mathrm{cho}}}2=\frac{2{\mathrm n}_{{\mathrm{SO}}_2}}2={\mathrm n}_{{\mathrm{SO}}_2}=0,11\;\mathrm{mol}

    mmuối sunfat = mFe + mSO42– ⇒ mFe­ = 15,6 – 0,11.96 = 5,04 gam

    ⇒ m = mFe + mO = 5,04 + 0,12.16 = 6,96 gam

  • Câu 28: Vận dụng

    Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là

    Gọi công thức kim loại kiểm là R.

    Ta có phương trình tổng quát: 

    R + H2O→ ROH + 1/2H2

    => nR = 2nH2 = 0,03 mol

    => MR = 0,69 : 0,03 = 23 gam/mol

    Vậy kim loại kiềm cần tìm là (Na).

  • Câu 29: Nhận biết

    Các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là

    Na, K, Ba: có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối.

    Mg: có kiêu mạng tinh thể lục phương.

    Ca: có kiểu mạng lập phương tâm diện.

  • Câu 30: Thông hiểu

    Cho các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn CaO, MgO, Al2O3. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được 3 chất trên?

    Hòa tan lần lượt các mẫu vào nước, mẫu chất rắn nào tan là CaO.

    Phương trình hóa học:

    CaO + H2O → Ca(OH)2

    Lấy Ca(OH)2 cho vào 2 chất rắn, chất nào tan ra là Al2O3 còn lại là MgO

    Phương trình hóa học:

    Ca(OH)2 + Al2O3+ H2O → Ca(AlO2)2 + 2H2O.

  • Câu 31: Nhận biết

    Dung dịch kiềm không có những tính chất hóa học nào sau đây

    Dung dịch kiềm không có tính chất hóa học là tác dụng với oxit bazơ.

  • Câu 32: Nhận biết

    Khi nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Al(NO3)3. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?

     Đầu tiên có kết tủa keo trắng xuất hiện, sau đó kết tủa tan khi thêm NaOH dư:

    Al(NO3)3 + 3NaOH → Al(OH)3\downarrow +3NaNO3

    Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

  • Câu 33: Vận dụng

    Dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH a mol/lít và Ba(OH)2 b mol/lít. Để trung hoà 50 ml dung dịch X cần 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Mặt khác, sục 179,2 ml CO2 (đktc) vào 50 ml dung dịch X thu được 0,2955 gam kết tủa. Giá trị của a là:

    nCO2 = 0,1792/22,4 = 0,008 mol; nBaCO3 = 0,0015 mol

    Gọi số mol NaOH và Ba(OH)2 trong 50ml dung dịch X lần lượt là x, y ta có:

    nOH- = x + 2y; nBa2+ = y

    Phương trình phản ứng trung hòa:

         H+  +    OH- ightarrow  H2O

    (x + 2y)\leftarrow(x + 2y)

    Từ phương trình ta có: x + 2y = 0,1.0,1 = 0,01 mol

    Phản ứng với CO2 ta có: 

    \frac{{\mathrm n}_{\mathrm{OH}^-}}{{\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_2}}\;=\;\frac{0,01}{0,008}\;=\;1,25    \Rightarrow\hspace{0.278em}1<\hspace{0.278em}\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{OH}^-}}{{\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_2}}\hspace{0.278em}<\hspace{0.278em}2

    Vậy có 2 muối tạo thành: CO32- a mol và HCO3- b mol

    CO2 + 2OH- ightarrow CO32- + H2O

    a    \leftarrow  2a     \leftarrow  a      

    CO2 + OH- ightarrow HCO3-

     b   \leftarrow  b     \leftarrow   b 

    \Rightarrow\left\{\begin{array}{l}{\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_2}\;=\mathrm a\;+\;\mathrm b\;=\;0,008\\{\mathrm n}_{\mathrm{OH}^-}\;=\;2\mathrm a\;+\;\mathrm b\;=\;0,01\end{array}ight.  \Rightarrow\left\{\begin{array}{l}{\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_3^{2-}}\;=\;0,002\\{\mathrm n}_{{\mathrm{HCO}}_3^-}\;=\;0,006\end{array}ight.

    Ta thấy nCO32- > nBaCO3 

    \Rightarrow Toàn bộ Ba2+ đã phản ứng tạo kết tủa.

    \Rightarrow y = 0,0015 mol

    \Rightarrow x = 0,01 - 0,0015.2 = 0,007 mol

    Vậy a = CM NaOH = 0,14M

  • Câu 34: Thông hiểu

    Nhận định nào sau đây là đúng?

    + Bari là nguyên tố có tính khử mạnh nhất trong dãy kim loại kiềm thổ => Sai vì Đi từ đầu nhóm IIA đến cuối nhóm theo chiều tăng dần điện tính hạt nhân tính kim loại (tính khử) tăng dần => Kim loại mạnh nhất là Ra; yếu nhất là Be.

    + Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tan trong nước ở nhiệt độ thường => Sai vì Mg và Be không phản ứng với nước ở điều kiện thường..

    + Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh hơn kim loại kiềm => Sai vì Nhóm Kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất.

    + Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba => Đúng

  • Câu 35: Nhận biết

    Công thức chung của oxit kim loại nhóm IIA là

    Kim loại nhóm IIA có hóa trị II ⇒ Công thức chung của oxide kim loại nhóm IIA là RO.

  • Câu 36: Thông hiểu

    Một mẫu nước có chứa các ion: K+, Na+, SO42–, HCO3. Mẫu nước này thuộc loại

    Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca2+ và Mg2+. Nước chứa ít hoặc không chứa Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước mềm.

    Mẫu nước đề bài cho không chứa Ca2+ và Mg2+ nên là nước mềm.

  • Câu 37: Nhận biết

    Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày, người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?

     Lớp cặn trong cặn ấm đun nước thường là CaCO3 (có thể do nước sử dụng là nước cứng tạm thời, toàn phần,...). Dùng giấm ăn (có chứa axit yếu là axit axetic CH3COOH) để hòa tan cặn:

    2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O

  • Câu 38: Nhận biết

    Để bảo quản các kim loại kiềm, có thể thực hiện cách nào sau đây?

     Các kim loại kiềm có tính khử rất mạnh vì thế dễ bị oxi hóa bởi oxi không khí. Người ta thường bảo quản kim loại kiềm trong dầu hoả hoặc xăng để tránh bị oxi hóa bởi oxi không khí.

  • Câu 39: Vận dụng

    Trộn 8,1 gam bột Al với bột Fe2O3 và CuO rồi đốt nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm một thời gian, thu được hỗn hợp X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 đun nóng được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:

     nAl = 0,3 mol

    Quá trình nhường nhận e:

    \mathrm{Al}\;ightarrow\overset{+3}{\mathrm{Al}}\;+\;3\mathrm e                                            \overset{+5}{\mathrm N}\;+\;3\mathrm e\;ightarrow\overset{+2}{\mathrm N}

    0,3      ightarrow    3.0,3                                                       3x   \leftarrow  x

    \Rightarrow 3x = 0,9 \Rightarrow x = 0,3 mol

    \Rightarrow VNO = 0,3.22,4 = 6,72 lít.

  • Câu 40: Vận dụng cao

    Cho 86,3 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 13,44 lít H2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

    Theo bài ra ta có oxi chiếm 19,47% về khối lượng hỗn hợp X nên:

    mO(X) = 86,3%.19,47 = 16,8 gam ⇒ nO(X) = 1,05 mol

    \Rightarrow\;{\mathrm n}_{{\mathrm{Al}}_2{\mathrm O}_3\;}=\frac{{\mathrm n}_{{\mathrm{Al}}_2{\mathrm O}_3\;}}3=\;0,35\;\mathrm{mol}

    Lại có:

    nH2 = 0,6 (mol) ⇒ nOH- = 2nH2 = 1,2 mol

    nHCl = 3,2.0,75 = 2,4 mol.

    Phương trình ion:

            Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O

    mol: 0,35  →  0,7  →  0,7

    Dung dịch Y gồm: 0,5 mol OH- dư, 0,7 mol AlO2-

            H+ + OH- → H2O

    mol: 0,5 ← 0,5

           H+ + AlO2- + H2O → Al(OH)3

    mol: 0,7 ← 0,7 → 0,7 

          Al(OH)3↓ + 3H+ → Al3+ + 3H2O

    mol: 0,4    ←    1,2

    nAl(OH)3= 0,7 – 0,4 = 0,3 mol

    ⇒ m↓ = mAl(OH)3 = 0,3.78 = 23,4 g.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 45 phút Chương 6 Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo