Chất nào dưới đây không tác dụng với Fe?
Fe bị thụ động trong H2SO4 đặc, nguội.
Chất nào dưới đây không tác dụng với Fe?
Fe bị thụ động trong H2SO4 đặc, nguội.
Cho 20,4 gam H2S tác dụng hết với dung dịch K2Cr2O7 trong axit sunfuric thì thu được m gam một đơn chất. Xác định khối lượng của đơn chất đó.
nH2S = 0,6 mol
Phương trình phản ứng
K2Cr2O7 + 3H2S +4 H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3S + K2SO4 + 7H2O
Theo phương trình phản ứng
nH2S = nS = 0,6 mol
=> mS = 19,2 gam
Khử hoàn toàn một oxit sắt nguyên chất bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Kết thúc phản ứng, khối lượng chất rắn giảm đi 27,58%. Oxit sắt đã dùng là:
Gọi công thức oxit là FexOy
Khối lượng chất rắn giảm là khối lượng của O trong oxit nên ta có:
16y = 0,2758.(56x + 16y)
x:y = 0,75 = 3:4
Vậy công thức oxit là Fe3O4
Khối lượng tinh thể FeSO4.7H2O cần thêm vào 198,4 gam dung dịch FeSO4 5% để thu được dung dịch FeSO4 15% là
Ban đầu:
Gọi nFeSO4.7H2O = x mol
Khối lượng dung dịch sau khi thêm tinh thể là 198,4 + 278x
Để thu được dung dịch FeSO4 15%:
x = 0,18 mol
mFeSO4.7H2O = 0,18.278 50 gam
Phản ứng nào sau đây FeCl3 không có tính oxi hoá?
2FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl.
Là phản ứng là phản ứng trao đổi ion.
Sắt có tính chất vật lý nào dưới đây:
Sắt là kim loại trắng hơi xám, là kim loại nặng (D = 7,9 g/cm3), nóng chảy ở 1540oC
Dung dịch FeCl2 tác dụng được với
Dung dịch FeCl2 tác dụng được với Cl2.
2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
Để nhận biết sự có mặt của Fe trong hỗn hợp gồm Fe và Ag có thể dùng dung dịch nào
Để nhận biết sự có mặt của Fe trong hỗn hợp gồm Fe và Ag có thể dùng dung dịch: H2SO4 đặc, nguội vì Fe bị thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc nguội còn Ag thì phản ứng được với H2SO4 đặc nguội.
Phương trình hóa học minh họa
2Ag + 2H2SO4→ Ag2SO4 + SO2 + 2H2O.
Trong các quặng của sắt, quặng nào thường không được dùng để sản xuất gang?
Quặng pirit FeS2 không được dùng để sản xuất gang vì chứa nhiều lưu huỳnh, quặng này chủ yếu dùng để sản xuất axit sunfuric (H2SO4).
Sắp xếp tính khử của các kim loại theo chiều tăng dần.
Ta có dãy điện hóa:
Tính khử của các kim loại theo chiều tăng dần là Au < Ag < Pb < Ni < Fe < Zn
Nung nóng 3,0 mol CrO3 ở 420oC thì tạo thành oxit crom có màu lục và O2. Biết rằng hiệu suất phản ứng đạt 85%, thể tích khí O2 (đktc) là
Phương trình phản ứng
4CrO3 2Cr2O3 + 3O2
3 → 2,25
Thể tích khí O2 thực tế thu được là:
V = 2,25.22,4.85% = 42,84 lít.
Để m gam bột Fe trong không khí sau một thời gian thu được 19,2 gam hỗn hợp B gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho B vào dung dịch HNO3 loãng khuấy kỹ để phản ứng hoàn toàn thấy B tan hết thu được dung dịch X chứa 1 muối và 2,24 lít NO (đktc). Hỏi m có giá trị nào sau đây?
Quy hỗn hợp X gồm Fe và O với số mol lần lượt là x và y mol
=> mFe + mO = 56x + 16y = 19,2 (1)
nNO = 0,1 mol
Quá trình trao đổi electron
Quá trình nhường electron Fe0 → Fe+3 + 3e x → 3x | Quá trình nhận electron N+5 +3e → N+2 0,3 ← 0,1 O0 + 2e → O-2 y → 2y |
Áp dụng bảo toàn electron ta có:
3nFe = 2nO + 3nNO
=> 3x = 2y + 3.0,1 (2)
Từ (1) và (2)
=> x = 0,27 mol; y = 0,255 mol
=> m = mFe = 0,27.56 = 15,12 gam
Cho hỗn hợp bột Al, Cr vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp gồm ba kim loại. Ba kim loại đó là
Al, Cr vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 thu được 2 kim loại là Cu và Ag
Al phản ứng với Cu(NO3)2 và AgNO3 trước. Thu được 3 kim loại do đó Cr dư
Sau phản ứng ba kim loại là Cr, Cu, Ag
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) thanh Zn nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng;
(2) thanh Zn có tạp chất Cu nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng;
(3) thanh Cu mạ Ag nhúng vào dung dịch HCl;
(4) thanh Fe tráng thiếc nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng;
(5) thanh Fe tráng thiếc bị xước sâu vào tới Fe nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng;
(6) miếng gang đốt trong khí O2 dư;
(7) miếng gang để trong không khí ẩm.
Hãy cho biết có bao nhiêu quá trình xảy ra theo cơ chế ăn mòn điện hóa?
Thí nghiệm xảy ra ăn mọn điện hóa là (2), (5) và (7)
+ Loại (3) vì Cu và Ag đều không tác dụng với HCl.
+ Loại (4) vì thiếc (Sn) tráng thanh sắt (Fe)
⇒ Không có 2 kim loại nhúng trong cùng 1 dung dịch chất điện li.
+ Loại (6) vì không thỏa điều kiện nhúng trong dung dịch chất điện li.
Đốt nóng một ít bột Fe trong bình đựng O2 sau đó cho sản phẩm thu được vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch X. Dung dịch X có:
Đốt Fe trong oxi:
Fe + O2 Fe2O3, Fe3O4, FeO, Fe dư (hỗn hợp X)
Hỗn hợp X + HCl dư FeCl2, FeCl3 và HCl dư
Trong môi trường axit, ion đicromat Cr2O72– oxi hóa được muối Fe2+ tạo muối Fe3+, còn đicromat bị khử tạo muối Cr3+. Cho biết 10 ml dung dịch FeSO4 phản ứng vừa đủ với 12 ml dung dịch K2Cr2O7 0,1M trong môi trường axit H2SO4 loãng. Nồng độ mol của dung dịch FeSO4 là
nK2Cr2O7 = 0,0012 mol
Phương trình ion:
14H+ + Cr2O72- + 6Fe2+ 6Fe3+ + 2Cr3+ + 7H2O
Ta có:
nFeSO4 = nFe2+ = 6.nCr2O72- = 6.nK2Cr2O7 = 6.0,0012 = 0,0072 mol
CM FeSO4 = 0,0072/0,01 = 0,72M.
Kim loại nào sau đây tác dụng với axit HCl loãng và khí clo không cho cùng loại muối clorua kim loại
Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
Cr(OH)2 chỉ có tính bazơ, không có tính lưỡng tính.
Cho 10,88 gam hỗn hợp kim loại X gồm: Cu, Fe, Mg tác dụng với Clo dư thu được 28,275 gam chất rắn. Nếu lấy 0,44 mol hỗn hợp kim loại X tác dụng với axit HCl dư thu được 5,376 lít khí H2 (đktc). Tính giá trị thành phần % về khối lượng của Fe trong hỗn hợp X gần với giá trị nào sau đây nhất?
Gọi x, y, z là số mol lần lượt của Cu, Fe, Mg trong 10,88 g X
Gọi kx, ky, kz là số mol lần lượt của Cu, Fe, Mg trong 4,44 mol X
=> (x + y + z)k = 0,44 (1)
(cùng 1 loại hỗn hợp X nên tỉ lệ thành phần như nhau)
+) 10,88 gam hỗn hợp kim loại X gồm: Cu, Fe, Mg tác dụng với Clo dư tạo muối có số oxi hóa cao nhất
Ta có:
mmuối – mKL = mCl- = 17,395 gam
Áp dụng định luật bảo toàn electron có:
2x + 3y + 2z = nCl- = 0,49 mol (2)
mKL= 64x + 56y + 24z = 10,88 g (3)
+) 0,44 mol hỗn hợp kim loại X tác dụng với axit HCl dư thì Fe chỉ tạo muối sắt 2, Cu không phản ứng với HCl
=> Theo định luật bảo toàn e có:
2yk + 2zk = 2nH2 = 0,48 mol => (y + z)k = 0,24 mol (4)
Từ (1), (2), (3), (4) ta có:
y = 0,05 mol => mFe = 0,05.56 = 2,8 gam
=> %mFe(X) = 25,74%
Trong pin điện hóa Al-Cu, quá trình khử xảy ra là:
Các quá trình xảy ra trong khi pin hoạt động:
Anot (-): Al → Al3+ +3e → quá trình oxi hóa.
Catot (+): Cu + 2e → Cu2+→ quá trình khử.
Để phân biệt được Cr2O3, Cr(OH)2, chỉ cần dùng
Cr2O3 có thể tan trong NaOH (đặc) tạo dung dịch màu xanh lục, còn Cr(OH)2 không tan trong NaOH.
Cr2O3 + 2NaOH → 2NaCrO2 + H2O
Tổng hệ số là các số nguyên, tối giản của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
Phương trình phản ứng cân bằng
Cu + 4HNO3→ Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O
Tổng hệ số tối giản là: 1 + 4 + 1 + 2 + 2 = 10.
Điện phân (với điện cực Pt) 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì ngừng lại. Để yên dung dịch cho đến khi khối lượng catot không đổi, lúc đó khối lượng catot tăng thêm 3,2 gam so với lúc chưa điện phân. Nồng độ mol của dung dịch Cu(NO3)2 trước phản ứng là:
Gọi a là số mol Cu(NO3)2 trước khi điện phân:
Phương trinh phản ứng:
Cu(NO3)2 + H2O Cu + 2HNO3 + 1/2O2 (1)
a a
Khi khí bắt đầu thoát ra ở catot (H2 thoát ra do điện phân nước) nghĩa là Cu đã được giải phóng hoàn toàn ở catot. Sau khi để yên dung dịch, sẽ xảy ra phản ứng sau đây:
3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (2)
0,75a 2a
Số mol Cu dư sau phản ứng (2) là 0,25a
⇒ 0,25a = 3,2/64
⇒ a = 0,2 mol
⇒ CM Cu(NO3)2 bđ = 1M
Cho các phát biểu sau:
(1) Cho NaOH dư vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
(2) Cho NaOH và Cl2 vào dung dịch CrCl2 thì dung dịch từ màu xanh chuyển thành màu vàng.
(3) Thêm từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch CrCl3 thấy có kết tủa vàng nâu, sau đó kết tủa lại tan.
(4) Thên từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na[Cr(OH)4] thấy có kết tủa lục xám và sau đó kết tủa tan.
Số phát biểu đúng là
(1) đúng vì: Cr2O72- + 2OH- ⇆ 2CrO42- + H2O
màu da cam màu vàng
(2) đúng vì:
2CrCl2 + Cl2 → 2CrCl3
(màu xanh)
2CrCl3 + 3Cl2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O
(màu vàng)
(3) sai vì Cr(OH)3 là chất kết tủa màu lục xám.
(4) đúng vì:
Na[Cr(OH)4] + HCl → Cr(OH)3 + NaCl + H2O
Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O
Có thể dùng dung dịch nào sau đây để hòa tan hoàn toàn một mẫu gang?
Trong gang có C nên không hòa tan được trong các dung dịch HCl, H2SO4 loãng, NaOH.
Để hòa tan hoàn toàn mẫu gang ta có thể dùng dung dịch HNO3 đặc, nóng.
Phản ứng nào sau đây không đúng?
Hỗn hợp muối X gồm Al(NO3)3 và Cr(NO3)3, cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch chứa 9,02 gam hỗn hợp muối X cho đến khi kết tủa thu được là lớn nhất. Tách kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 2,54 gam chất rắn. Khối lượng của muối Al(NO3)3 và Cr(NO3)3 lần lượt là
Gọi số mol của Al(NO3)3 và Cr(NO3)3 lần lượt là x và y
mX = 213x + 238 y = 9,02 (1)
Phương trình phản ứng
Al(NO3)3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaNO3 (3)
x → x (mol)
Cr(NO3)3 + 4NaOH → Cr(OH)3 + 3NaNO3 (4)
y → y (mol)
Nung kết tủa thu được là Al(OH)3 và Cr(OH)3
2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O (5)
x → 1/2x (mol)
2Cr(OH)3 Cr2O3 + 3H2O (6)
y → 1/2y (mol)
Sau phản ứng chất rắn thu được là Al2O3 và Cr2O3
Theo phương trình phản ứng (5) và (6)
mrắn = 102.1/2x + 152.1/2y = 2,54 (7)
Từ (1) và (7) giải hệ phương trình ta được:
x = y = 0,02 mol
mAl(NO3)3 = 213.0,02 = 4,26 gam
mCr(NO3)3= 238.0,02 = 4,76 gam
Phát biểu nào không đúng?
Phương trình minh họa cho các nội dung
3Cu + 8HNO3→ 3Cu(NO3)2+ 4H2O + 2NO
CuO + CO Cu + CO2
2Cu + 2HCl + O2→ 2CuCl2+ 2H2O
CuCl2+ H2S → CuS + 2HCl.
Vậy phát biểu: "Đồng phản ứng với HNO3 loãng giải phóng khí nitơ". không đúng đồng phản ứng với HNO3 sau phản ứng giải phóng khí nito oxit
Để nhận biết ion nitrat, thường dùng Cu và dung dịch axit sulfuric loãng đun nóng là vì:
Phương trình phản ứng:
3Cu + 8H + + 2NO 3 − → 3Cu 2+ + 2NO + 4H2O
Hiện tượng: Dung dịch Cu2+ có màu xanh; khí NO không màu hóa nâu trong không khí.
Dung dịch HCl, H2SO4 loãng sẽ oxi hoá crom đến mức oxi hoá nào sau đây?
Dung dịch HCl, H2SO4 loãng chỉ oxi hóa crom lên
Dung dịch H2SO4 đặc, nóng; HNO3 đặc, nóng oxi hóa crom lên
Dung dịch H2SO4 đặc, nguội; HNO3 đặc, nguội không phản ứng với crom.
Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là Al, Mg, Fe, Zn.
Loại các đáp án có Ag, Cu, Au, Pt không phản ứng với H2SO4 loãng.
Đốt cháy kim loại X trong oxi, thu được oxit Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Z chứa hai muối. Kim loại X là
X là Fe, Y là Fe3O4, Z chứa FeCl2, FeCl3:
3Fe + 2O2 Fe3O4
Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O
Cho dung dịch NaOH lượng dư vào 100ml dung dịch FeCl2 có nồng độ a (mol/l), thu được một kết tủa. Đem nung kết tủa này trong chân không cho đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn, đem hòa tan hết lượng chất rắn này bằng dung dịch HNO3 loãng, có 112cm3 khí NO (duy nhất) thoát ra (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của a là:
nFeCl2 = 0,1a mol; nNO = 0,005 mol
2NaOH + FeCl2 Fe(OH)2 + 2NaCl
0,1a 0,1a
Nung kết tủa này trong chân không ta có:
Fe(OH)2 FeO + H2O
0,1a 0,1a
3FeO + 10HNO3 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
0,1a 0,1a/3
0,1a/3 = 0,005
a = 0,15
Tìm phát biểu đúng về Sn?
- Sn tan trong dung dịch kiềm đặc.
- Thiếc là kim loại có tính khử trung bình.
- Thiếc có số oxi hóa phổ biến là +2 và +4.
Trộn 8,4 gam bột Fe với 3,6 gam lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí) thu được hỗn hợp chất rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Giá trị của V là:
nFe = 0,15 mol; nS = 0,1125 mol
PTPƯ:
X + O2 → SO2 + H2O.
Bảo toàn electron:
2nFe + 4nS = 4nO2
nO2 = (2.0,15 + 0,1125.4)/4 = 0,1875 mol
V = 0,1875. 22,4 = 4,2 lít
Dãy gồm các kim loại không tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc nguội là
Trong các axit: (1) HNO3; (2) H2SO4; (3) H2CrO4; (4) HI thì axit có tính khử mạnh nhất là
Chất nào dưới đây chỉ có tính khử?
Fe và ion Fex+ có số oxi hóa là: 0; +2 ; +3
Chất chỉ có tính khử: Fe (vì ở trạng thái có oxi hóa thấp nhất, chỉ có thể cho e)
Chất chỉ có tính oxi hóa: Fe2O3 (vì ở trạng thái có oxi hóa cao nhất, chỉ có thể nhận e)
Chất vừa có thể có tính khử và tính oxi hóa: FeO, Fe3O4 (ở trạng thái có số oxi hóa trung gian, có thể cho hoặc nhận e)
Cho Cu tác dụng với từng dung dịch sau: HCl (1), HNO3 (2), AgNO3 (3), Fe(NO3)2 (4), Fe(NO3)3 (5), Na2S (6). Cu phản ứng được với
(2) 3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)2 + 4H2O
(3) Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
(5) Cu + 2Fe(NO3)3 2Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2
Dung dịch muối không phản ứng với Fe là?
Dung dịch muối không phản ứng với Fe là MgCl2