Khi cho ion Fe2+ tác dụng với dung dịch kiềm sẽ có hiện tượng:
Khi cho ion Fe2+ tác dụng với dung dịch kiềm sẽ có hiện tượng:
Để xác định nồng đội dung dịch NaOH người ta tiến hành như sau: cân 1,26 gam axit oxalic ngậm nước (H2C2O4.2H2O) hòa tan hoàn toàn vào nước, định mức thành 100 ml. Lấy 10 ml dung dịch này thêm vào đó vài giọt phenolphthalein, đem chuẩn độ bằng dung dịch NaOH đến xuất hiện màu hồng (ở pH = 9) thì hết 17,5 ml dung dịch NaOH. Tính nồng độ dung dịch NaOH đã dùng.
Chuẩn độ: H2C2O4 + 2NaOH → Na2C2O4 + 2H2O
CMH2C2O4 = (1,26/126). (1000/100) = 0,1M
Theo phản ứng: nNaOH = 2nH2C2O4. V = 2.10-3 mol
⇒ CM (NaOH) = 0,114M
Kết tủa CuS, PbS có màu gì?
Hỗn hợp khí trong dãy nào dưới đây không tồn tại ở nhiệt độ thường?
Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?
Dung dịch Y chứa 0,2 mol Ca2+; 0,1 mol Mg2+; 0,4 mol Cl−; y mol HCO3-. Cô cạn dung dịch Y lượng muối khan thu được là:
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích:
0,2.2 + 0,1.2 = 0,4.1+ y
y = 0,2 mol
Khi cô cạn dung dịch Y:
2HCO3- → CO32- + CO2 + H2O
0,2 0,1 mol
Khối lượng muối khan thu được là:
0,2.40 + 0,1.24 + 0,4.35,5 + 0,1.60
= 30,6 gam
Chuẩn độ 20ml dung dịch HCl aM bằng dung dịch NaOH 0,5M cần dùng hết 11ml. Tính giá trị của a
nH+ = nOH- = 0,5. 0,011 = 0,055 mol
⇒ a = 0,055/0,02 = 0,275M
Dung dịch X chứa 5 loại ion Mg2+, Ba2+, Ca2+ và 0,2 mol Cl− và 0,2 mol NO3−. Thêm dần V ml dung dịch Na2CO3 2M vào dung dịch X đến khi được lượng kết tủa lớn nhất. V có giá trị là:
Theo định luật bảo toàn ion:
2.(nMg2+ + nBa2+ + nCa2+) = nCl− + nNO3− = 0,4 mol
⇒ nMg2+ + nBa2+ + nCa2+ = 0,2 mol = nCO32−
⇒ V=(0,2/2)1000 = 100ml
Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2 qua dung dịch NaOH. Khí bị hấp thụ là:
Khi dẫn khí CO2 qua dung dịch NaOH, khí CO2 phản ứng với NaOH:
CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O
CO2 + NaOH NaHCO3
Các khí còn lại đều ít tan trong nước và không tác dụng với NaOH nên không bị hấp thụ.
Khí nào sau đây có trong không khí đã làm cho các đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen?
Trong không khí có một lượng nhỏ H2S, lâu ngày làm xám đen các đồ dùng bằng Ag theo phản ứng:
4Ag + 2H2S + O2 → 2H2O + 2Ag2S
Nhận biết cation Ba2+ bằng dung dịch K2CrO4 cho hiện tượng gì?
Nhận biết ion Ba2+ bằng dung dịch Na2CrO4 cho kết tủa màu vàng tươi.
Ba2+ + CrO42- BaCrO4
(vàng tươi)
Một học sinh làm thí nghiệm với dung dịch X đựng trong lọ không dán nhãn và thu được kết quả như sau:
- X đều phản ứng với cả 3 dung dịch : NaHSO4, Na2CO3, AgNO3
- X không phản ứng với cả 3 dung dịch: NaOH, Ba(NO3)2, HNO3
Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây?
BaCl2 + 2NaHSO4 → 2HCl + Na2SO4 + BaSO4↓
BaCl2 + Na2CO3 → 2NaCl + BaCO3↓
BaCl2 + 2 AgNO3 → Ba(NO3)2 + 2AgCl↓.
Có 3 bình không nhãn, mỗi bình đựng 1 trong các dung dịch: NaCl, NaBr, NaI. Dùng cặp thuốc thử nào sau đây để xác định dung dịch chứa trong mỗi bình?
Dùng dung dịch NH3 dư nhận biết cation Cu2+ cho hiện tượng gì?
Dùng dung dịch NH3, đầu tiên tạo kết tủa Cu(OH)2 màu xanh lục sau đó kết tủa tan trong NH3 dư tạo thành ion phức màu xanh lam đậm:
Cu2+ + 2NH3 + H2O → Cu(OH)2↓ + 2NH4+
Cu(OH)2 + NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-
Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, Al2O3 và MgO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào X, thu được kết tủa là:
- Cho hỗn hợp vào nước:
Na2O + H2O → 2NaOH → 2Na+ + 2OH-
CaO + H2O → Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OH-
Al2O3 + 2OH- →2AlO2- + H2O
Vậy dung dịch X có chứa Na+, Ca2+, AlO2-, OH- (có thể dư)
- Khi sục CO2 dư vào dung dịch X:
CO2 + OH- → HCO3-
CO2 + AlO2- + H2O → Al(OH)3↓ + HCO3-
Vậy kết tủa thu được sau phản ứng là Al(OH)3
Muối ăn bị lẫn các tạp chất là Na2SO4, MgCl2, CaCl2 và CaSO4 để thu được NaCl tinh khiết, người ta lần lượt dùng các dung dịch
Để thu được NaCl tinh khiết, người ta lần lượt dùng dung dịch BaCl2 dư, Na2CO3 dư, HCl dư, rồi cô cạn.
- Cho hỗn hợp trên qua dung dịch BaCl2 dư, lọc kết tủa thu được dung dịch còn lại gồm: NaCl, MgCl2, CaCl2, BaCl2 (nhóm 1):
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl
CaSO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + CaCl2
- Tiếp tục cho vào các dung dịch (nhóm 1) dung dịch Na2CO3 dư. Lọc kết tủa thu được dung dịch gồm: NaCl, Na2CO3.
MgCl2 + Na2CO3 → MgCO3↓ + 2NaCl
CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaCl
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl
- Cho tiếp dung dịch HCl dư qua dung dịch còn lại, ta được được hỗn hợp gồm NaCl, HCl.
- Đem đun nóng hỗn hợp vừa thu được (HCl sẽ bay hơi) còn lại là NaCl tinh khiết.
Cho 5 dung dịch, mỗi dung dịch chỉ có 1 loại cation: K+, Li+, Na+, Mg2+, Zn2+. Nếu chỉ dùng cách thử màu ngọn lửa thì có thể nhận biết được bao nhiêu dung dịch?
Kết quả thí nghiệm của chất vô cơ X với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử | Thuốc thử | Hiện tượng |
X | Dung dịch phenolphtalein | Dung dịch có màu hồng |
Y | Cl2 | Có khói trắng |
Kết luận nào sau đây không chính xác?
X làm dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng X là chất có môi trường bazơ
X phản ứng với Cl2 tạo khói trắng X + HCl tạo ra chất có dạng RNH3Cl (khói trắng).
X là NH3
- Chất X dùng để điều chế phân đạm đúng vì phân đạm cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nitơ cho cây trồng.
- X dùng để sản xuất HNO3 đúng.
- NH3 có thể sản xuất ra NH4HCO3 dùng làm bột nở trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo.
- Al(OH)3 không tan khi cho dung dịch NH3 dư phát biểu sai.
3NH3 + AlCl3 + 3H2O → 3NH4Cl + Al(OH)3↓
Để nhận biết ion Ba2+ không dùng ion:
Vì BaS tan trong nước nên không dùng để nhận biết ion Ba2+
Có 5 dung dịch mất nhãn gồm CuCl2, NaNO3, Mg(NO3)2, NH4NO3 và Fe(NO3)3. Có thể dùng kim loại nào sau đây để phân biệt cả 5 dung dịch?
Dùng Na phân biệt các dung dịch. Khi cho Na vào các dung dịch, xảy ra phản ứng:
Na + H2O → NaOH + 1/2 H2 (1)
Sau đó:
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ (xanh) + 2NaCl
Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ (trắng) + 2NaNO3
NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3↑ + H2O
Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ (nâu đỏ) + 3NaNO3
Với NaNO3 chỉ có khí bay lên (của phản ứng (1)), sau đó không có hiện tượng.
Cho Na, Fe, Cu, dung dịch Fe(NO3)3, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch AgNO3 lần lượt tác dụng với nhau đôi một. Số trường hợp xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là:
Các trường hợp xảy ra phản ứng ở điều kiện thường:
- Na + dung dịch Fe(NO3)3, Na + dung dịch Cu(NO3)2, Na + dung dịch AgNO3.
- Fe + dung dịch Fe(NO3)3, Fe + dung dịch Cu(NO3)2, Fe + dung dịch AgNO3.
- Cu + dung dịch Fe(NO3)3, Cu + dung dịch AgNO3.
Cho các kim loại: Ba, Mg, Fe, Al và Ag. Nếu chỉ dùng H2SO4 loãng, có thể nhận biết được những kim loại nào ở trên?
Trích mẩu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Cho dung dịch H2SO4 loãng lần lượt vào các mẩu thử.
- Kim loại không tan là Ag, các kim loại còn lại tan và tạo khí H2 và các dung dịch muối.
- Trường hợp tạo kết tủa là Ba. Lọc bỏ kết tủa rồi lấy dung dịch nước lọc có chứa Ba(OH)2 cho tác dụng với các dung dịch muối ở trên.
+ Dung dịch tạo kết tủa trắng xanh rồi hóa nâu là FeSO4.
⇒ kim loại ban đầu là Fe.
FeSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Fe(OH)2
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
+ Dung dịch tạo kết tủa keo trắng rồi tan dần là Al2(SO4)3 ⇒ kim loại ban đầu là Al.
Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4 + 2Al(OH)3
2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba[Al(OH)4]2
+ Dung dịch tạo kết tủa trắng là MgSO4 ⇒ kim loại ban đầu là Mg.
MgSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Mg(OH)2
Dãy dung dịch nào sau đây đều làm quỳ tím chuyển qua màu xanh?
Để phân biệt ba bình khí mất nhãn lần lượt chứa các khí N2, O2 và O3, một học sinh đã dùng các thuốc thử (có trật tự) theo bốn cách dưới đây. Cách nào là không đúng?
- Cách 1: Lá Ag nóng, que đóm còn tàn đỏ.
Lá Ag nóng: O3 làm lá Ag hóa đen:
2Ag + O3 Ag2O + O2
Nhận biết được O3
Que đóm còn tàn đỏ: O2 làm que đóm bùng cháy
Nhận biết được O2.
Chất còn lại là N2.
- Cách 2: Que đóm còn tàn đỏ, lá Ag nóng.
Que đóm còn tàn đỏ: O2 và O3 làm que đóm bùng cháy
Nhận biết được N2.
Lá Ag nóng: O3 làm lá Ag hóa đen
2Ag + O3 Ag2O + O2
Nhận biết được O3.
Chất còn lại là O2.
Cách 3: Dung dịch KI/ hồ tinh bột, que đóm còn tàn đỏ.
Dung dịch KI/(hồ tinh bột): O3 phản ứng làm hồ tinh bột xuất hiện màu xanh tím:
O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2
Nhận biết được O3
Que đóm còn tàn đỏ: O2 làm que đóm bùng cháy
Nhận biết được O2.
Chất còn lại là N2.
Cách 4: Dung dịch KI/ hồ tinh bột, lá Ag nóng.
Dung dịch KI/(hồ tinh bột): O3 phản ứng làm hồ tinh bột xuất hiện màu xanh tím.
Nhận biết được O3
Lá Ag nóng: O3 làm lá Ag hóa đen:
2Ag + O3 Ag2O + O2
Nhận biết được O3
Vậy không nhận biết được hai chất còn lại là O2 và N2.
Chất nào sau đây không bị nhiệt phân?
CaCO3 CaO + CO2
Cu(NO3)2 CuO + 2NO2 + 1/2O2
NH4HCO3 NH3 + CO2 + H2O
Na2CO3 không bị nhiệt phân.
Chất có thể hòa tan Zn(OH)2, Ni(OH)2, Cu(OH)2 là
Các hiđroxit này đều tan trong dung dịch NH3 dư do tạo phức:
Zn(OH)2 + 4NH3 [Zn(NH3)4]2+ + 2OH-
Cu(OH)2 + 4NH3 [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-
Ni(OH)2 + 6NH3 [Ni(NH3)6]2+ + 2OH-
Nước giếng ở đồng bằng Bắc bộ thường có nhiều ion Fe2+. Loại nước này dùng để sinh hoạt có nhiều bất tiện như làm quần áo bị ố vàng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Biện pháp tốt nhất để giải quyết hiện trạng trên là:
Có 4 lọ đựng chất bột không nhãn: CaCO3, Na2CO3, BaSO4, Na2SO4. Phân biệt các lọ trên bằng cặp chất nào sau đây?
| Dùng nước: | Dùng HCl |
CaCO3 | Không tan | Có khí không màu bay lên |
BaSO4 | Không tan | Không hiện tượng |
Na2CO3 | Tan | Có khí không màu bay lên |
Na2SO4 | Tan | Không hiện tượng |
Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa đen xuất hiện chứng tỏ
Khi nhận biết CO2 bằng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy hiện tượng
Nhận biết khí SO2 dùng dung dịch nước Br2 dư hiện tượng xảy ra là:
Cho 2 cốc nước chứa các ion:
Cốc 1: Ca2+, Mg2+, HCO3-.
Cốc 2: Ca2+, HCO3-, Cl-, Mg2+.
Để khử hoàn toàn tính cứng của nước ở cả hai cốc người ta:
Cả hai cốc đều xảy ra phản ứng làm giảm nồng độ của cation Mg2+ và Ca2+:
Ca2+ + CO32- → CaCO3↓
Mg2+ + CO32- → MgCO3↓
Để phân biệt O2 và O3 người ta có thể dùng
Khi O3 tác dụng với KI rạo ra I2, I2 kết hợp với tinh bột tạo ra hỗn hợp màu xanh tím.
2KI + O3 + H2O I2 + O2 + 2KOH
Nguyên tắc nhận biết một ion trong dung dịch là dùng:
Chuẩn độ 20 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M và HNO3 a mol/l cần dùng hết 16,5 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,05M. Giá trị của a là:
nH+ = 0,02.0,1 + 0,02a mol
nOH- = 0,0165.0,1 + 0,0165. 2. 0,05 = 3,3.10-3 mol
Trung hòa dung dịch thì nH+ = nOH-
0,02.0,1 + 0,02a = 3,3.10-3
a = 0,065 mol/l
Khí CO2 có lẫn tạp chất là khí HCl. Để loại tạp chất HCl đó nên cho khí CO2 đi qua dung dịch nào sau đây là tốt nhất?
Có 6 chất rắn riêng biệt gồm CuO, FeO, Fe3O4, MnO2, Ag2O và hỗn hợp (Fe + FeO). Có thể dùng dung dịch chứa chất nào sau đây để phân biệt 6 chất rắn trên?
Thuốc thử cần dùng để phân biệt 6 chất rắn trên là dung dịch HCl loãng, đun nóng:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Dung dịch màu xanh dương.
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
Dung dịch màu xanh nhạt.
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
Dung dịch màu vàng.
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Dung dịch màu vàng lục
Ag2O + HCl → 2AgCl + H2O
Chất rắn nâu đen tan dần, xuất hiện kết tủa trắng
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Có khí không màu thoát ra, dung dịch có màu xanh nhạt.
Một dung dịch X chứa các ion : Mg2+, SO42-, NH4+ và Cl−. Chia X thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 0,58 gam kết tủa và 0,672 lít khí (đktc).
- Phần 2 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 4,66 gam kết tủa.
Tổng khối lượng các chất tan trong dung dịch X là
Phần 1: tác dụng với dung dịch NaOH
NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O
Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2↓
khí sinh ra là NH3, kết tủa tạo thành là Mg(OH)2
nNH3 = 0,67/22,4 = 0,03 mol
nMg(OH)2 = 0,58/58 =0,01 mol
nNH4+ = nNH3 = 0,03 mol
nMg2+ = nMg(OH)2 = 0,01mol
Phần 2: tác dụng với dung dịch BaCl2 dư
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
nBaSO4 = 4,66/233 = 0,02 mol
nBa2+ = nBaSO4 = 0,02 mol
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích:
2.nMg2+ + nNH4+ = 2.nSO42 + nCl−
2.0,01 + 0,03 = 2.0,02 + nCl−
nCl− = 0,01 mol
Tổng khối lượng chất tan trong dung dịch X là:
= mMg2+ + mNH4+ + mSO42− + mCl−
= 2.(0,01.24 + 0,03.18 + 0,02.96 + 0,01.35,5)
= 6,11 gam
Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho tác dụng với kiềm mạnh vì khi đó ở ống nghiệm đựng muối amoni có hiện tượng
Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho tác dụng với kiềm mạnh vì khi đó ở ống nghiệm đựng muối amoni có hiện tượng thoát ra 1 chất khí không màu có mùi khai.
Để nhận ra 3 chất rắn NaCl, CaCl2 và MgCl2 đựng trong các ống nghiệm riêng biệt ta làm theo thứ tự nào sau đây:
Dùng H2O, dung dịch NaOH, dung dịch Na2CO3
- Dùng H2O để hòa tan các chất rắn tạo dung dịch.
- Dùng dung dịch NaOH nhận biết được MgCl2 do có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng:
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl
- Dùng dung dịch Na2CO3 nhận biết được CaCl2 do có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng:
CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3↓+ 2NaCl
Do đó chất còn lại là NaCl.