Đề kiểm tra 45 phút Chương 9 Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 45 phút Chương 9 Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường gồm các nội dung câu hỏi tổng hợp của Hóa 12 Chương 9, giúp bạn học tự đánh giá kiến thức, năng lực đối với nội dung đã học.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Nhận biết

    Các polime là rác thải gây ô nhiễm môi trường là do chúng có tính chất:

  • Câu 2: Vận dụng

    Từ một loại dầu mỏ, bằng cách chưng cất người ta được 16% xăng và 59% dầu mazut (theo khối lượng). Đem crackinh dầu mazut đó thì thu được thêm 58% xăng (tính theo dầu mazut). Hỏi từ 400 tấn dầu mỏ trên có thể thu được bao nhiêu tấn xăng?

    - Chưng cất 400 tấn dầu mỏ có: 

    0,16.400 = 64 tấn xăng

    0,59.400 = 236 tấn mazut

    - Crackinh 100 tấn mazut thu được: 0,58.236 = 136,88 tấn xăng

    Vậy từ 400 tấn dầu mỏ có thể thu được:

    64 + 136,88 = 200,88 tấn xăng

  • Câu 3: Vận dụng

    Trong danh mục vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm. Bộ y tế có quy định 5 chất ngọt nhân tạo được dùng trong chế biến lương thực thực phẩm, nhưng có quy định liều lượng sử dụng an toàn. Thí dụ chất Acesulfam K, liều lượng có thể chấp nhân được là 0 – 15 mg/kg trọng lượng cơ thể trong một ngày. Như vậy, một người nặng 60 kg trong một ngày có thể dùng được tối đa là

  • Câu 4: Thông hiểu

    Từ 150 kg metyl metacrylat có thể điều chế được m kg thủy tinh hữu cơ plexiglas với hiệu suất 90%. Giá trị của m là

    nCH2=C(CH3)-COOCH3 → (-CH2-C(CH3)(COOCH3)-)n

    mplexiglas = 150.0,9 = 135.

  • Câu 5: Vận dụng cao

    Để đánh giá độ nhiễm bẩn H2S không khí của một nhà máy, người ta tiến hành lấy 1,5 lít không khí rồi sục qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585mg chất kết tủa màu đen. Vậy hàm lượng H2S trong không khí của nhà máy này là:

    {\mathrm n}_{\mathrm{PbS}}=\frac{0,3585.10^{-3}}{239}=1,5.10^{-6}\mathrm{mol}

    H2S + Pb(NO3)2 → PbS ↓ + 2HNO3

    1,5.10-6 ← 1,5.10-6

    → mH2S = 1,5.10-6.34 = 5,1.10-5 (g)

    Hàm lượng của H2S:

    =\frac{5,1.10^{-5} }{1,5} = 3,4.10^{-5} (g/l) = 3,4.10^{-2} (mg/l)

  • Câu 6: Nhận biết

    Khí nào gây hiện tượng mưa axit

  • Câu 7: Thông hiểu

    Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?

     Để loại bỏ khí clo ô nhiễm trong phòng thí nghiệm, người ta có thể xịt dung dịch NH3 vào không khí:

    2NH3 + 3Cl2 → 3N2 + 6HCl

    2NH3 + HCl → NH4Cl

    Không dùng NaOH, vì đắt, và dễ bị ăn da.

  • Câu 8: Nhận biết

    Người ta sản xuất chất giặt rửa tổng hợp thay thế việc sản xuất xà phòng từ

  • Câu 9: Nhận biết

    Hiện nay, các hợp chất CFC (cloflocacbon) đang được hạn chế sử dụng và bị cấm sản xuất trên phạm vi toàn thế giới vì ngoài gây hiệu ứng nhà kính chúng còn gây ra hiện tượng:

  • Câu 10: Thông hiểu

    Chất E được dùng làm dung môi pha chế dược phẩm, dùng thay xăng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong. Việt Nam đã tiến hành pha E và xăng truyền thống với tỉ lệ 5% để được xăng E5. Chất E là

  • Câu 11: Nhận biết

    Khí gây cười là:

  • Câu 12: Vận dụng cao

    Khí SO2 do các nhà máy sinh ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm môi trường. Tiêu chuẩn quốc tế quy định nếu lượng SO2 vượt quá 30.10-6 mol/m3 không khí thì coi là không khí bị ô nhiễm. Người ta lấy bốn mẫu không khí ở các thành phố khác nhau và phân tích hàm lượng SO2 thì thu được kết quả sau:

    Mẫu nghiên cứu

    Hàm lượng SO2 trong 50 lít không khí (mg)

    1

    0,098

    2

    0,0012

    3

    0,0045

    4

    0,0008

    Trong số các mẫu trên, số mẫu đã bị ô nhiễm là:

     

    • Mẫu 1:

    nSO2 = (0,098.10-3)/64 = 1,531.10-6 (mol)

    Nồng độ của SO2 trong 50 lít không khí là:

    CMSO2 = (1,531.10-6)/(50.10-3) = 3,062.10-5 (mol/m3)

    → Lượng SO2 đã vượt quá quy định → mẫu bị ô nhiễm.

    Tương tự với các mẫu 2,3,4:

    • Mẫu 2:

    CMSO2 = 3,15.10-7 (mol/m3)

    → Lượng SO2 chưa vượt quá quy định → mẫu 2 chưa bị ô nhiễm.

    • Mẫu 3:

    CMSO2 = 1,406.10-6 (mol/m3)

    → Lượng SO2 chưa vượt quá quy định → mẫu 3 chưa bị ô nhiễm.

    • Mẫu 4:

    CMSO2 = 2,5.10-6 (mol/m3)

    → Lượng SO2 chưa vượt quá quy định → mẫu 4 chưa bị ô nhiễm.

  • Câu 13: Nhận biết

    Hiện nay nguồn cung cấp nhiên liệu chủ yếu là than, dầu mỏ và khí tự nhiên. Các dạng nhiên liệu này được gọi là:

  • Câu 14: Nhận biết

    Hóa học đã nghiên cứu góp phần sản xuất và sử dụng nguồn nhiên liệu thiên nhiên như điều chế khí metan trong hầm (hoặc bể) biogaz để đun nấu bằng cách :

  • Câu 15: Thông hiểu

    Những trường hợp bị say hay chết do ăn sắn có một lượng nhỏ HCN (chất lỏng không màu, dễ bay hơi và rất độc). Lượng HCN tập trung nhiều ở phần vỏ sắn. Để không bị nhiễm độc HCN do ăn sắn, khi luộc sắn cần:

  • Câu 16: Nhận biết

    Vật liệu nano có đặc điểm gì?

     Vật liệu nano là loại vật liệu được cấu tạo bằng các hạt có kích thước cỡ nanomet. Loại vật liệu này có một số tính năng đột biến như: tạo ra độ rắn siêu cao của một số kim loại, tính siêu dẻo của một số gốm sứ, giảm thấp nhiệt độ nung kết của vật liệu gốm, sứ,…

  • Câu 17: Thông hiểu

    Một số chất thải dạng dung dịch chứa các ion: Fe3+, Cu2+, Hg2+, Zn2+, Pb2+. Dùng chất nào sau đây để loại bỏ các ion trên?

    - Nước vôi trong dư là nguyên liệu giá rẻ, dễ kiếm.

    - Khi sử dụng nước vôi trong dư Ca(OH)2 thì Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+ sẽ phản ứng với OH- tạo thành các hidroxit kết tủa, giúp dễ dàng loại bỏ.

    Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2

    Zn2+ + 2OH- → Zn(OH)2

    Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

    Pb2+ + 2OH- → Pb(OH)2

    Hg2+ + 2OH- → Cu(OH)2

  • Câu 18: Thông hiểu

    Trong công nghệ xử lí khí thải do quá trình hô hấp của các nhà du hành vũ trụ hay thuỷ thủ trong tàu ngầm người ta thường dùng hoá chất nào sau đây?

     Khi thủy thủ thở ra CO­2 bị Na2O2 hấp thụ sinh ra O2 tiếp tục cung cấp cho quá trình hô hấp:

    Na2O2 + CO2 → Na2CO3 + 1/2O2

  • Câu 19: Thông hiểu

    Trong tự nhiên có nhiều nguồn chất hữu cơ sau khi bị thối rữa sinh ra H2S, nhưng trong không khí hàm lượng H2S rất nhỏ, nguyên nhân là

  • Câu 20: Thông hiểu

    Cho các chất sau:

    1. Cafein                                2. Mophin

    3. Hassish                             4. Amphetamin

    5. Nicotin                               6. Amoxilin

    7. Seduxen

    Những chất gây nghiện là:

  • Câu 21: Vận dụng

    Không nên bón phân đạm cùng với vôi lí do chính là:

    Vôi bột sống sẽ tác dụng với H2O tạo ra vôi tôi:

    CaO + H2O ightarrow Ca(OH)2

    Sau đó:

    (NH2)2CO + 2H2O → (NH4)2CO3

    Ca(OH)2 + (NH4)2CO3 → CaCO3↓ + NH3 + H2O

    Nguyên tố N bị hao hụt dưới dạng khí NH3 nên làm mất tác dụng của phân đạm.

  • Câu 22: Nhận biết

    Sản xuất glucozơ từ:

     Người ta thủy phân xenlulozơ (trong vỏ bào, mùn cưa, nhờ xúc tác axit clohiđric đặc) thành glucozơ để làm thành nguyên liệu sản xuất ancol etylic.

  • Câu 23: Vận dụng cao

    Trong số các nguồn năng lượng: (1) thuỷ điện, (2) gió, (3) mặt trời, (4) hóa thạch, những nguồn năng lượng sạch là

  • Câu 24: Vận dụng

    Glucozơ được tổng hợp từ CO2 và H2O nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời và chất diệp lục trong cây xanh.

                           6CO2 + 6H2O ightarrow C6H12O6 + 6CO2\uparrow

    Tromg 1 phút, mỗi cm2 bề mặt Trái Đất nhận được khoảng 2,09J năng lượng mặt trời. Tính xem trong 1 ngày có nắng khoảng 10 giờ thì một cây lúa có 10 lá mỗi lá rộng 10 cm2 có thể tổng hợp được bao nhiêu glucozơ, nếu đạt hiệu suất 10%. Biết rằng để tạo được 1 mol C6H12O6 cần 2813 kJ.

     6CO2 + 6H2O + 2813kJ ightarrow C6H12O6 + 6CO2\uparrow

    Năng lượng do một cây lúa nhận được trong một ngày là:

    2,09.10.10.600 = 125400 J = 125,4 kJ

    Lượng glucozơ do một cây lúa tổng hợp được trong một ngày là:

    \frac{180.125,4.10}{2813.100}=0,8\;\mathrm{gam}

  • Câu 25: Vận dụng

    Việt Nam là một nước xuất khẩu cafe đứng thứ 2 thế giới. Trong hạt cà phê có lượng đáng kể của chất cafein (C8H10O2N4). Cafein dùng trong y học với lượng nhỏ sẽ có tác dụng gây kích thích thần kinh. Tuy nhiên nếu dùng cafein quá mức sẽ gây bệnh mất ngủ và gây nghiện. Để xác nhận trong cafein có nguyên tố N, người ta chuyển nguyên tố đó thành chất nào sau đây:

    Trong phân tích định tính, để xác định có N người ta dùng phương pháp là:

    Đun hợp chất hữu cơ với axit sunfuric đặc. Khi đó N trong các hợp chất hữu cơ sẽ chuyển thành dạng muối amoni và được nhận biết dưới dạng amoniac.

  • Câu 26: Vận dụng

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nồng độ tối đa cho phép của ion Cd2+ trong nước là 0,005mg/l. Khi cho dung dịch H2S dư vào 500ml một mẫu nước thấy có 0,288.10-3 gam kết tủa CdS. Phát biểu nào sau đây không đúng?

    {\mathrm n}_{\mathrm{Cd}^{2+}}={\mathrm n}_{\mathrm{CdS}}=\frac{0,{288.10}^{-3}}{144}=2.10^{-6}\mathrm{mol} 

    \begin{bmatrix} Cd\end{bmatrix} ^{2+}= \frac{2.10^{6} }{0,5} = 4.10^{-6} mol 

    Mẫu nước đã bị ô nhiễm cađimi.

  • Câu 27: Nhận biết

    Người ta dự đoán rằng, một vài trăm năm nữa các nguồn nhiên liệu hóa thạch trên Trái Đất sẽ cạn kiệt do:

  • Câu 28: Vận dụng

    Đốt loại than đá chứa 2% lưu huỳnh dùng cho một nhà máy nhiệt điện. Nếu nhà máy đốt hết 100 tấn than trong một ngày thì lượng khí SO2 do nhà máy xả vào khí quyển trong một năm là:

    Khối lượng S trong 100 tấn than có chứa 2% S là:

    mS = 2%.100 = 2 tấn.

    S + O2 \overset{t^{\circ} }{ightarrow} SO2

    Khối lượng SO2 thải ra trong một ngày đêm là:

    m =(2/32).64 = 4 tấn

    Khối lượng SO2 thải ra khí quyển trong 1 năm là:

    m = 4.365 = 1460 tấn.

  • Câu 29: Nhận biết

    Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là:

  • Câu 30: Thông hiểu

    Việt Nam là một nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới. trong cà phê có lượng đáng kể của chất cafein (C8H10O2N4). Cafein dùng trong y học với lượng nhỏ sẽ có tác dụng gây kích thích thần kinh. Tuy nhiên nếu dùng quá mức sẽ gây bệnh mất ngủ và gây nghiện. Để xác nhận trong cafein có nguyên tố N, người ta chuyển nguyên tố đó thành chất nào sau đây?

  • Câu 31: Thông hiểu

    Ion kim loại X khi vào cơ thể vượt mức cho phép sẽ gây nguy hiếm cho sự phát triển cả về trí tuệ và thể chất con người. Ở các làng nghề tái chế ác quy cũ, nhiều người bị ung thư, trẻ em chậm phát triển trí tuệ, còi cọc vì nhiễm độc ion kim loại này. Kim loại X là

     - Chì là một kim loại mềm, nặng, độc hại và có thể tạo hình. Chì có màu trắng xanh khi mới cắt nhưng bắt đầu xỉn màu thành xám khí tiếp xúc với không khí. Chì dùng trong xây dựng, ắc quy chì, đạn, và là một phần của nhiều hợp kim. Chì có số nguyên tố cao nhất trong các nguyên tố bền.

    - Khi tiếp xúc ở một mức độ nhất định, chì là chất độc đối với động vật cũng như con người. Nó gây tổn thương cho hệ thần kinh và gây ra rối loạn não. Tiếp xúc ở mức cao cũng gây ra rối loạn máu ở động vật. Giống với thủy ngân, chì là chất độc thần kinh tích tụ trong mô mềm và trong xương.

  • Câu 32: Nhận biết

    Sau bài thực hành hoá học, trong một số dung dịch chất thải có chứa các ion như: Cu2+, Cr3+, Fe3+, Pb2+, Mn2+... Dùng chất nào sau đây để xử lí sơ bộ dung dịch các chất thải trên?

  • Câu 33: Nhận biết

    Nhiên liệu khi bị đốt cháy sinh ra năng lượng được gọi là:

  • Câu 34: Vận dụng

    Có thể điều chế thuốc diệt nấm (dung dịch CuSO4 5%) theo sơ đồ sau:

    CuS → CuO → CuSO4

    Khối lượng dung dịch CuSO4 5% thu được từ 0,75 tấn nguyên liệu chứa 80% CuS (biết hiệu suất của quá trình là 80%) là

     mCuSO4= (0,75.80%.160)/96= 1 (tấn)

    Khối lượng dung dịch CuSO4 thực tế thu được là:

    mddCuSO4 = (1.80.100)/(5.100) = 16 tấn

  • Câu 35: Nhận biết

    Hóa học đã giúp ngành chế biến thực phẩm như thế nào?

  • Câu 36: Nhận biết

    Môi trường không khí, đất, nước xung quanh một số nhà máy hóa chất thường bị ô nhiễm nặng bởi khí độc, ion kim loại nặng và các hóa chất. Biện pháp nào sau đây không thể chống ô nhiễm môi trường?

  • Câu 37: Vận dụng

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Hiệu ứng nhà kính gây ra sự bất thường về khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và cuộc sống con người

    (b) Một trong những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm tầng ozon là do hợp chất CFC dùng, trong công nghiệp làm lạnh

    (c) Lưu huỳnh đioxít và các oxit của nitơ có thể gây mưa axit làm giảm độ pH của đất, phá hủy các công trình xây dựng,

    (d) Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu do nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp vào môi trường nước

    Trong các phát biểu trên số phát biểu đúng

  • Câu 38: Thông hiểu

    Khi mất điện lưới quốc gia, nhiều gia đình sử dụng máy phát điện, tuy nhiên không nên chạy máy phát điện trong phòng kín vì:

    Máy phát điện chạy bằng xăng, dầu (là hiđrocacbon phân tử lớn) khi đốt cháy tạo năng lượng. Tuy nhiên phản ứng cháy không hoàn toàn khi thiếu oxi sẽ:

    -  Tạo sản phẩm trung gian là CO là khí có thể gây ngạt cho con người.

    - Tạo nhiều sản phẩm trung gian sẽ gây giảm công suất tạo năng lượng.

    - Các sản phẩm cặn (cacbon) sẽ làm bít tắc bộ phận trong máy gây giảm công suất là độ bền.

  • Câu 39: Nhận biết

    Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là

    Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là SO2 và NO2

  • Câu 40: Vận dụng

    Hợp chất khí có tên là cloflocacbon (CFC) gây hiện tượng phá thủng tầng ozon có thành phần khối lượng: 9,93% C, 32,34% F, 58,64% Cl. Công thức hóa học của (CFC) là:

    Gọi công thức của (CFC) là CxFyClz:

    x : y : z = 0,83 : 1,74 : 1,65 = 1 : 2 : 2

    Vậy công thức (CFC) là CF2Cl2

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 45 phút Chương 9 Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo
🖼️