Nguyên tố P (Z = 15) thuộc chu kì 3, có số lớp electron là
Số lớp electron = số thứ tự chu kì
Nguyên tố P (Z = 15) thuộc chu kì 3, có số lớp electron là 3.
Nguyên tố P (Z = 15) thuộc chu kì 3, có số lớp electron là
Số lớp electron = số thứ tự chu kì
Nguyên tố P (Z = 15) thuộc chu kì 3, có số lớp electron là 3.
Một hợp chất có công thức XY2, trong đó X chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của X và Y đều có số proton bằng số neutron. Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32. Xác định cấu hình electron của Y.
Gọi số hạt proton, neutron và electron của nguyên tử X là p, n, e
Số hạt proton, neutron và electron của nguyên tử Y là p’; n’; e’.
Theo đề bài ta có:
p = n = e
p' = n' = e'
Ta có thể hiểu 1 cách gần đúng theo đề bài ta có:
Mx = 2p; MY = 2p’.
Lại có trong XY2, X chiếm 50% về khối lượng nên:
(1)
Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32
⇒ p + 2p’ = 32 (2)
Từ (1) và (2) giải hệ phương trình được: p = 16 và p’ = 8.
p = 16 nên ZX = 16, X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4
p’ = 8 nên ZY = 8, Y có cấu hình electron: 1s22s22p4
Cho công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là XO3, trong đó X chiếm 40% về khối lượng. Cho các phát biểu sau:
(1) X có hóa trị cao nhất với oxygen là 6.
(2) Công thức hợp chất khí của X với H có dạng
XH2.
(3) X là một phi kim.
(4) Acid tương ứng với oxide cao nhất của X là H2SO3.
Số phát biểu đúng là
Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là XO3 ⇒ X có hóa trị cao nhất với oxygen là 6 ⇒ X thuộc nhóm VIA
Công thức hợp chất khí của X với H có dạng XH2.
Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là XO3, trong đó X chiếm 40% về khối lượng
⇒
⇒ Mx = 32 ⇒ X là sulfur (S)
Acid tương ứng với oxide cao nhất của X là H2SO4.
Độ âm điện đặc trưng cho khả năng
Độ âm điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của liên kết của một nguyên tử trong phân tử.
Oxide cao nhất của nguyên tố R có phân tử khối là 60. Phát biểu nào sau đây đúng?
Thông thường ta hay gọi hợp chất oxide cao nhất của R là R2On nhưng đối với bài này đề bài cho biết phân tử khối nên để xác định chính xác công thức phân tử của R thì ta không thể gọi như vậy được mà phải xét từng trường hợp:
TH1: R có hóa trị chẵn: Công thức oxide có dạng ROx
x | 1 | 2 | 3 |
R | 44 | 28 | 12 |
x = 2 và R = 28 thỏa mãn
R là Si
TH2: R có hóa trị lẻ: Công thức oxide có dạng là R2Ox
x | 1 | 3 | 5 | 7 |
R | 22 | 6 | âm | âm |
Không có giá trị nào thỏa mãn
Vậy R là Si. Ta có
- Vị trí của Si: ô số 14, chu kì III, nhóm IVA.
- Si phản ứng được với dung dịch kiềm giải phóng khí hydrogen.
- SiO2 không tan trong nước.
- Ở trạng thái cơ bản R có 2 electron ở phân lớp ngoài cùng.
Nguyên tố M ở chu kì 3 nhóm VA. Cấu hình electron nguyên tử của M là
Nguyên tố M ở chu kì 3
⇒ M có 3 lớp electron
Nhóm VA nên cấu hình electron lớp ngoài cùng có dạng n1÷2 hoặc ns2np1÷6 và có 5 electron lớp ngoài cùng
⇒ cấu hình electron lớp ngoài cùng có dạng ns2np3
Cấu hình electron nguyên tử của M là: 1s22s22p63s23p3
Nguyên tố R có cấu hình electron 1s22s22p5. Trong bảng tuần hoàn thì R ở
Cấu hình electron của nguyên tử R: 1s22s22p5.
+ Số hiệu nguyên tử của R là 9 (Z = số p = số e = 9) → R nằm ở ô số 9.
+ Nguyên tử R có 2 lớp electron → R thuộc chu kì 2.
+ Cấu hình electron lớp ngoài cùng của R là 2s22p5 → R thuộc nhóm A.
Số thứ tự nhóm A = Số e lớp ngoài cùng = 7 → R thuộc nhóm VIIA và là nguyên tố phi kim
Vậy: Nguyên tố R ở ô số 9, chu kì 2, nhóm VIIA là nguyên tố phi kim
Nguyên tử của nguyên tố Q có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p63d104s1. Dựa vào đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử, dự đoán tính chất của nguyên tố Q:
Các nguyên tử có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng thường là các nguyên tử nguyên tố kim loại.
Q có tính kim loại.
Oxide cao nhất của nguyên tố X là XO. Trong oxide này, X chiếm 60% về khối lượng. Xác định nguyên tố X.
Oxide cao nhất của nguyên tố X là XO. Trong oxide này, X chiếm 60% về khối lượng. Xác định nguyên tố X.
Oxide cao nhất của X là XO:
⇒ X = 24; X là Mg.
Nguyên tử X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Hãy xác định câu sai trong các câu sau khi nói về nguyên tử X.
Hạt nhân nguyên tử không chứa electron.
Cấu hình electron của nguyên tử X là 1s22s22p3. Thông tin nào sau đây sai khi nói về nguyên tử X.
Cấu hình e của nguyên tử là: 1s22s22p3
Nguyên tử thuộc nguyên tố p
vì là những nguyên tố mà nguyên tử có số electron cuối cùng được điền vào phân lớp p.
Nguyên tố nhóm A hoặc nhóm B được xác định dựa vào đặc điểm nào sau đây?
Nguyên tố nhóm A là các nguyên tố s hoặc nguyên tố p.
Nguyên tố nhóm B là các nguyên tố d hoặc nguyên tố f.
Do vậy đặc điểm sắp xếp là dựa vào nguyên tố s, nguyên tố p hoặc nguyên tố d, nguyên tố f.
Nguyên tố oxygen (O) ở ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA. Cho các phát biểu sau:
(1) Cấu hình electron của oxygen (O) là: 1s22s22p6
(2) O là nguyên tố phi kim.
(3) Oxide cao nhất là SO2.
(4) Nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng.
(5) O thuộc nguyên tố p.
Số phát biểu đúng là?
Những phát biểu đúng: 2, 4.
1) sai vì cấu hình electron của oxygen (O) là: 1s22s22p4.
3) sai không có oxide cao nhất của oxygen.
5) sai vì O thuộc nguyên tố p.
Cấu hình elecron lớp ngoài cùng nào sau đây là của nguyên tử kim loại?
Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng là các nguyên tử kim loại, trừ H, He và B.
Cấu hình elecron lớp ngoài cùng 3s23p1 → 3 e lớp ngoài cùng → là kim loại.
Công thức oxide cao nhất của nguyên tố R là R2O7. hợp chất khí của nguyên tố này với H chứa 97,26% về khối lượng. Nguyên tố R là:
Công thức oxide cao nhất của nguyên tố R là R2O7 nên thuộc nhóm VIIA.
Công thức hợp chất khí với H là RH.
Hợp chất khí của nguyên tố này với H chứa 97,26% về khối lượng nên ta có:
R = 35,5 (Cl)
Vậy R là chlorine.
Oxide nào sau đây tan trong nước tạo thành dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?
- Oxide P2O5 tan hoàn toàn trong nước tạo dung dịch có tính acid làm quỳ tím chuyển màu đỏ.
Phương trình hóa học: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4.
- Na2O, CaO tan toàn toàn trong nước, dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím chuyển màu xanh.
Phương trình hóa học:
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
- MgO tan một phần trong nước, dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím chuyển màu xanh nhạt.
Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20.
a) Các nguyên tố X, Y, Z đều là các kim loại mạnh nhất trong chu kì. Sai||Đúng
b) Thứ tự tăng dần tính base là: X(OH)2, Y(OH)2, Z(OH)2. Đúng||Sai
c) Thứ tự tăng dần độ âm điện là: Z, Y, X. Đúng||Sai
Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kì. Đúng||Sai
Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20.
a) Các nguyên tố X, Y, Z đều là các kim loại mạnh nhất trong chu kì. Sai||Đúng
b) Thứ tự tăng dần tính base là: X(OH)2, Y(OH)2, Z(OH)2. Đúng||Sai
c) Thứ tự tăng dần độ âm điện là: Z, Y, X. Đúng||Sai
Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kì. Đúng||Sai
Đáp án đúng là: A
ZX = 4, X thuộc chu kì 2, nhóm IIA.
ZY = 12, Y thuộc chu kì 3, nhóm IIA.
ZZ = 20, Z thuộc chu kì 4, nhóm IIA.
a) sai vì nguyên tố thuộc nhóm IA mới là các kim loại mạnh nhất trong chu kì.
b) đúng vì X thuộc chu kì 2, Y thuộc chu kì 3, Z thuộc chu kì 4.
c) đúng vì trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân độ âm điện của các nguyên tố nhìn chung giảm dần
d) đúng vì trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính base của các hydroxide tương ứng tăng dần.
Cho 8,8 gam hỗn hợp 2 kim loại nhóm IIA thuộc hai chu kì liên tiếp với dung dịch HCl dư cho 7,437 lít khí H2 (đkc). Xác định 2 kim loại đó là:
nH2 = 7,437 : 24,79 = 0,3 mol
Gọi công thức chung 2 kim loại là R.
R + 2HCl → RCl2 + H2
Theo phản ứng: nH2 = nKL = 0,3 mol
⇒ 24 (Mg) < Mtb = 8,8 : 0,3 = 29,33 < 40 (Ca)
Vậy 2 kim loại đó là Mg và Ca.
Nguyên tử Aluminium có số hiệu nguyên tử là 13. Nguyên tố Al là
Nguyên tử Al có: số e = Z = 13.
→ Cấu hình electron của nguyên tử Al là: 1s22s22p63s23p1.
Cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p1 → Nguyên tố Al là nguyên tố p.
Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 8. Nguyên tố A thuộc nhóm
Ta có A có Z = 8, cấu hình electron: 1s22s22p4.
X thuộc nhóm VIA do nguyên tố p, 6 electron hóa trị.
Hòa tan hoàn toàn 7,30 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm X, Y (MX < MY) thuộc hai chu kì liên tiếp vào 200 gam nước thu được dung dịch Z và 7,84 lít khí khí hydrogen (đktc). Nồng độ phần trăm của YOH trong dung dịch Z là
Gọi công thức chung của 2 kim loại là M
M + H2O → MOH + 1/2H2
0,7 ← 0,35 (mol)
X, Y lần lượt là Li và Na
Đặt nLi = x; nNa = y (mol), ta có hệ:
mdd sau phản ứng = mKL + mH2O – mH2 = 7,3 + 200 – 0,35.2 = 206,6 (g)
Đa số các nguyên tố được xếp theo cột trong bảng tuần hoàn hóa học có
Đa số các nguyên tố được xếp theo cột trong bảng tuần hoàn hóa học có tính chất hóa học gần giống nhau do có cấu hình electron tương tự nhau.
Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm VA của bảng tuần hoàn. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố M là:
Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm VA
Cấu hình electron của nguyên tố M là: 1s22s22p63s23p3
Số hiệu nguyên tử của nguyên tố M là: Z = 15.
X, Y, Z, T đều là các nguyên tố thuộc chu kì nhỏ trong bảng tuần hoàn. Vị trí tương đối của chúng trong bảng tuần hoàn được thể hiện như hình dưới đây:
Phát biểu nào sau đây sai?
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân: bán kính nguyên tử giảm dần, độ âm điện tăng dần, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần, tính acid của hydroxide tương ứng tăng dần.
Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân: bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện giảm dần, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.
Như vậy:
- Bán kính nguyên tử: X > Y, Z > T, Y > Z ⇒ Bán kính nguyên tử: X > Y > Z > T
- Tính phi kim: Y > Z
- Hydroxide tương ứng của T có tính acid mạnh hơn hydroxide tương ứng của Z.
- Độ âm điện: X < Y.
Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân: bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện giảm dần, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.
Bán kính nguyên tử Y > Z ⇒ Bán kính nguyên tử: X > Y > Z > T.
Cho các phát biểu sau:
(1) Phân lớp d có tối đa 10 e
(2) Phân lớp đã điền số electron tối đa được gọi là phân lớp electron bão hòa.
(3) Nguyên tử nguyên tố kim loại thường có 1 hoặc 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.
(4) Nguyên tử nguyên tố khí hiếm thường có 5 hoặc 6 hoặc 7 electron ở lớp ngoài cùng.
(5) Các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau.
(6) Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử trung hòa điện.
Số phát biểu sai là
(1) Phân lớp d có tối đa 10 e ⇒ đúng
(2) Phân lớp đã điền số electron tối đa được gọi là phân lớp electron bão hòa. ⇒ đúng
(3) Nguyên tử nguyên tố kim loại thường có 1 hoặc 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng. ⇒ đúng
(4) Nguyên tử nguyên tố khí hiếm thường có 5 hoặc 6 hoặc 7 electron ở lớp ngoài cùng. ⇒ sai vì nguyên tố phi kim thường có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng
(5) Các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau. ⇒ sai vì các electron trên cùng 1 lớp nhưng khác phân lớp thì năng lượng không bằng nhau
(6) Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử trung hòa điện. ⇒ đúng
Hai nguyên tố A và B ở cùng một nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32. Xác định cấu hình electron A là
Ta có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32
⇒ ZA + ZB = 32 (1)
A và B là 2 nguyên tố nằm cùng một phân nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn nên số thứ tự của chúng hơn kém nhau 8 hoặc 18 đơn vị (đúng bằng số nguyên tố trong một chu kỳ) ta xét hai trường hợp:
Trường hợp 1: ZB - ZA = 8 (2)
Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được:
ZA = 12; ZB = 20.
⇒ cấu hình electron:
A: 1s22s22p63s2 (chu kỳ 3, nhóm IIA).
B: 1s22s22p63s23p64s2 (chu kỳ 4, nhóm IIA).
Trường hợp 2: ZB - ZA = 18 (3)
Giải hệ phương trình (1) và (3) ta được
ZA = 7; ZB = 25.
⇒ Cấu hình electron:
A: 1s22s22p3 (chu kỳ 2, nhóm VA).
B: 1s22s22p63s23p63d54s2 (chu kỳ 4, nhóm VIIB).
Loại vì A, B không cùng nhóm.
Vậy cấu hình của A là 1s22s22p63s2
Nguyên tố Calcium (Ca) thuộc chu kì 4, nhóm IIA. Nhận định nào đúng về nguyên tử Calcium
Nguyên tố Calcium (Ca) ở ô số 20, chu kì 4, nhóm IIA.
Cấu hình electron của nguyên tử calcium: 1s22s22p63s23p64s2.
Số hiệu nguyên tử Z = 20 = Số electron.
Số lớp electron = Số thứ tự chu kì = 4.
Số electron lớp ngoài cùng = Số thứ tự nhóm A = 2.
Vậy calcium có 4 lớp electron và có 2 electron ở lớp ngoài cùng là kim loại.
Cho các nguyên tố sau: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là
K: [Ar]4s1 → chu kì 4, nhóm IA
N: 1s22s22p3 → chu kì 2, nhóm VA
Si: [Ne]3s23p2 → chu kì 3, nhóm IVA
Mg: [Ne]3s2 → chu kì 3, nhóm IIA
Ta có thể mô tả các nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn như sau:
|
IA |
IIA |
IIIA |
IVA |
VA |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
7N |
3 |
|
12Mg |
|
14Si |
|
4 |
19K |
|
|
|
|
Bán kính nguyên tử: K > Mg, Si > N
Theo chu kì, bán kính nguyên tử giảm từ trái qua phải: Mg > Si.
Thứ tự giảm dần bán kính nguyên tử: K > Mg > Si > N
Đại lượng nào sau đây trong nguyên tử của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử?
Các đại lượng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử gồm:
Số electron lớp ngoài cùng, bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại – phi kim.
Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là
Nguyên tố X ở chu kì 3 ⇒ Có 3 lớp electron.
Nguyên tố X thuộc nhóm IA ⇒ Lớp ngoài cùng có 1 electron.
⇒ 1s22s22p63s1
Mỗi nguyên tử A có tổng số hạt là 108. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24 hạt. Vị trí của A trong bảng tuần hoàn là:
Ta có tổng số hạt mang điện: 2p + n = 108 (1)
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24:
2p – n = 24 (2)
Giải phương trình (1) và (2) ta được
⇒ p = 33, n = 42,
Ta có p = e = 33 ⇒ A là 33As (arsenic).
Cấu hình electron: [Ar]3d104s24p3
Vị trí của A trong bảng tuần hoàn: số thứ tự 33, nhóm VA, chu kì 4.
Sulfur có số hiệu nguyên tử là 16, nguyên tử Sulfur có bao nhiêu electron hóa trị?
Nguyên tử lưu huỳnh (sulfur) có số electron = số hiệu nguyên tử = 16.
Cấu hình electron nguyên tử sulfur là 1s22s22p63s23p4
Sulfur có 6 electron hóa trị
Nguyên tố phi kim có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là:
Nguyên tố phi kim có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là F.
Độ âm điện đặc trưng cho khả năng
Độ âm điện đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học.
Số thứ tự của một ô nguyên tố bằng
Số thứ tự của một ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố hóa học trong ô đó.
Y là nguyên tố nhóm A có công thức oxide cao nhất là Y2O5. Y thuộc nhóm
Công thức oxide cao nhất của Y là Y2O5 ⇒ Hóa trị cao nhất của Y là V
Y là nguyên tố nhóm A nên số thứ tự nhóm = hóa trị cao nhất = V
Vậy Y thuộc nhóm VA.
Nguyên tố N (nitrogen) thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Công thức hợp chất oxide ứng với hóa trị cao nhất của N là
N thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn ⇒ Công thức hợp chất oxide ứng với hóa trị cao nhất của N là N2O5.
Nguyên tố calcium thuộc chu kì 4, nhóm IIA. Phát biểu sai là
Cấu hình electron của nguyên tử Ca (Z = 20) ở trạng thái cơ bản là 1s22s22p63s23p64s2
Calcium là nguyên tố s.
Ca ở chu kì 4 nên có 4 lớp electron; Ca ở nhóm IIA nên lớp ngoài cùng có 2 electron.
Ca là một kim loại do ở nhóm IIA, có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
Hạt nhân không chứa electron nên Phát biểu “Hạt nhân nguyên tử calcium có 20 electron” là sai
Nguyên tử nguyên tố nitrogen (N) có 7 proton. Công thức oxide cao nhất và tính chất của oxide đó là
Nguyên tử nguyên tố nitrogen (N) có 7 proton ⇒ Z = 16
Cấu hình electron của N: 1s22s22p3 ⇒ chu kì 2, nhóm VA
Hóa trị cao nhất của N = số thứ tự nhóm VA = VI
⇒ Công thức oxide cao nhất là: N2O5
N có 5 electron lớp ngoài cùng ⇒ N là nguyên tố phi kim
⇒ Oxide có tính acid oxide.
Nguyên tố hóa học nào sau đây có tính chất hóa học tương tự calcium?
Strontium và calcium cùng thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn nên có tính chất tương tự nhau.