Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chủ đề 1: Cân bằng hóa học CD

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chủ đề 1 Cân bằng hóa học giúp bạn học củng cố rèn luyện kĩ năng thao tác làm các dạng đề thi Hóa 11.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Dung dịch NaOH 0,001M có pH là

    NaOH là chất điện li mạnh

    => [OH-] = CM NaOH = 0,001M

    => pOH = -log[OH-] = -log(0,001) = 3

    => pH = 14 - pOH = 14 - 3 = 11.

  • Câu 2: Vận dụng

    Khi phản ứng N2(g) + 3H2(g) ⇌ 2NH3(g) đạt đến trạng thái cân bằng thì hỗn hợp khí thu được có thành phần: 1,5 mol NH3, 2 mol N2 và 3 mol H2. Vậy số mol ban đầu của H2 là.

              N2(g)  +  3H2(g) \overset{t^{\circ}, xt, p }{\leftrightharpoons} 2NH3(g) 

    Bđ:     a              b                    0

    Pư:    0,75         2,25               1,5

    CB:    a - 0,75   b - 2,25           1,5

    \Rightarrow a - 0,75 = 1,5 \Rightarrow a = 2,25

         b - 2,25  = 3 \Rightarrow b = 5,25

    vậy số mol ban đầu của H2 là 5,25 mol.

  • Câu 3: Nhận biết

    Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi màu?

     KOH có môi trường base làm quỳ tím đổi sang màu xanh.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Dung dịch có pH > 7, tác dụng được với dung dịch K2SO4 tạo kết tủa là:

    Xét các đáp án thấy có dung dịch NaOH và Ba(OH)2 là dung dịch có pH >7. Tuy nhiên tác dụng với dung dịch K2SO4 tạo kết tủa chỉ có Ba(OH)2 thỏa mãn:

    Ba(OH)2 + K2SO4 → BaSO4 + 2KOH.

  • Câu 5: Vận dụng

    Chuẩn độ 25 ml dung dịch CH3COOH chưa biết nồng độ đã dùng hết 37,5 ml dung dịch NaOH 0,05M. Xác định nồng độ mol của dung dịch CH3COOH.

    CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O         (1)

    nNaOH = 0,0375. 0,05 = 0,001875 (mol)

    Theo (1): nCH3COOH = nNaOH = 0,001875 mol

    Nồng độ mol của dung dịch CH3COOH là:

    CM = 0,001875/0,025 = 0,075M

  • Câu 6: Vận dụng

    Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3M và 0,7M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở toC, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng KC ở toC của phản ứng có giá trị là:

    Ta có phương trình:

            N2  +        3H2     →   2NH3

    Bđ:  0,3             0,7

    Pư:   x               3x                2x

    Spư: 0,3 –x       0,7 – 3x      2x

    Theo đề bài sau phản ứng, lượng H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được\Rightarrow\frac{0,7-3\mathrm x}{0,3-\mathrm x+0,7-3\mathrm x+2\mathrm x}=\frac12

    \Rightarrow x = 0,1

    Sau phản ứng số mol của N2, H2, NH3 lần lượt là 0,2; 0,4; 0,2

    \Rightarrow{\mathrm K}_{\mathrm c}\;=\frac{0,2^2}{0,2.0,4^3}=3,125

  • Câu 7: Nhận biết

    Trong các ion sau đây, ion nào tan trong nước cho môi trường trung tính?

    Ion tan trong nước cho môi trường trung tính là Na+.

  • Câu 8: Nhận biết

    Dung dịch nào sau đây không dẫn điện được?

    Dung dịch đường (C12H22O11) không có các ion \Rightarrow Không dẫn được điện.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Để cân bằng 2SO2(g) + O2(g) ⇄ 2SO3(g) (k); ΔH < 0 chuyển dịch theo chiều thuận, cách làm nào sau đây không đúng?

    Từ phản ứng: 2SO2 (k) + O2 ⇄ 2SO3 (k); ΔH < 0. Đây là phản ứng toả nhiệt (ΔH < 0)

    Xét các biện pháp:

    Tăng nồng độ SO2 \Rightarrow Cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nồng độ SO2 (chiều thuận).

    Giảm nồng độ SO3 \Rightarrow Cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng nồng độ SO3 (chiều thuận).

    Tăng nhiệt độ của phản ứng \Rightarrow Cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt (chiều nghịch).

    Tăng áp suất chung của hệ \Rightarrow Cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm số mol phân tử khí (chiều thuận).

  • Câu 10: Nhận biết

    Các dung dịch NaCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là

     pH lớn nhất → pOH nhỏ nhất → nồng độ OH- lớn nhất

    Chỉ có thể là NaOH hoặc Ba(OH)2.

    Vì cùng nồng độ

    NaOH → Na+ + OH-

    Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-

    → Chọn Ba(OH)2.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Một dung dịch có chứa các ion: Mg2+ (0,05 mol), K+ (0,15 mol), NO3- (0,1 mol) và SO42- (x mol). Giá trị của x là:

    Áp dụng định luật bảo toàn điện tích:

    \Rightarrow  2.0,05 + 0,15.1 = 0,1.1 + 2x

    \Rightarrow x = 0,075 mol 

  • Câu 12: Vận dụng cao

    Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, Ba và BaO (oxygen chiếm 8,75% về khối lượng trong X) vào nước, thu được 400 ml dung dịch Y và 1,568 lít H2 (đktc). Trộn 200ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,15M, thu được 400 ml dung dịch có pH = 13. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

    Trộn 200 ml dung dịch Y (chứa y mol OH-) với 200 ml HCl 0,2M và H2SO4 0,15M

    nH+ = nHCl + 2nH2SO4 = 0,2.0,2 + 2.0,2.0,15 = 0,1 mol

    pH = 13 => pOH = 14 – 13 = 1 => [OH-] = 0,1M

                 OH- + H+ → H2O

    Ban đầu: y         0,1

    Phản ứng: 0,1 ← 0,1

    Sau:         y – 0,1   0

    → [OH] = y − 0,1.0,4 = 0,1→ y = 0,14

    => 400 ml dung dịch Y chứa 0,28 mol OH-

    Hòa tan m gam hỗn hợp X {Na, K, Ba, O: x mol} + H2O

    → Y{Na+, K+, Ba2+, OH-: 0,28 mol} + H2: 0,07

    Bảo toàn electron:

    nNa + nK + 2nBa = 2nO + 2nH2

    => nNa + nK + 2nBa = 2x + 2.0,07 (1)

    Bảo toàn điện tích:

    nNa+ + nK+ + 2nBa2+ = nOH- => nNa + nK + 2nBa = 0,28 (2)

    Từ (1) và (2) => 2x + 2.0,07 = 0,28 => x = 0,07 mol

    => mO = 0,07.16 = 1,12 gam => mX = 1,12 : 8,75 .100 = 12,8 gam.

  • Câu 13: Nhận biết

    Công thức hóa học của chất mà khi điện li tạo ra ion Fe3+ và SO42- là:

    Phương trình phân li:

    Fe2(SO4)3 → 2Fe3+ + 3SO42-

  • Câu 14: Thông hiểu

    Cho các cân bằng sau

    (1) 2HI(g) ⇄ H2(g) + I2(g);

    (2) CaCO3(s) ⇄ CaO(s) + CO2(g);

    (3) FeO(s) + CO(g) ⇄ Fe(s) + CO2(s);

    (4) 2SO2(g) + O2(g)  ⇄ 2SO3(g).

    Khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là

    (1) Cân bằng không ảnh hưởng vì số mol phân tử khí 2 vế bằng nhau.

    (2) Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

    (3) Cân bằng không ảnh hưởng vì số mol phân tử khí 2 vế bằng nhau.

    (IV) Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

  • Câu 15: Vận dụng

    Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là:

    nH+ (HCl) = 0,25 . 1 = 0,25 mol

    nH+ (H2SO4) = 0,5.0,25.2 = 0,25 mol

    ∑nH+= 0,25 + 0,25 = 0,5 mol

    nH2 = 5,32 : 22,4 = 0,2375 (mol)

    Bảo toàn nguyên tố H ta có:

    nH+ (X) = nH+ (Y) + 2nH2

    => nH+ (Y) = 0,5 - 0,2375.2= 0,025 (mol)

    => [H+] = 0,025 : 0,25 = 0,1 M

    => pH = -log [0,1] = 1.

  • Câu 16: Vận dụng

    Cho phản ứng hóa học: CO(g) + Cl2(g) ightleftharpoons COCl2(g)          KC = 4

    Biết rằng ở toC nồng độ cân bằng của CO là 0,20 mol/l và của Cl2 là 0,30 mol/l. Nồng độ cân bằng của COCl2 ở toC là :

    Phương trình hóa học:

    CO(g) + Cl2(g) ightleftharpoons COCl2(g) KC = 4

    {\mathrm K}_{\mathrm c}=\frac{\lbrack{\mathrm{COCl}}_2brack}{\lbrack\mathrm{CO}brack.\lbrack{\mathrm{Cl}}_2brack}=\frac{\lbrack{\mathrm{COCl}}_2brack}{0,2.0,3}=4

    \Rightarrow [COCl2] = 4.0,2.0,3 = 0,024M

  • Câu 17: Nhận biết

    Dung dịch nào sau đây có pH < 7

    NaCl tạo bởi base mạnh (NaOH) và acid mạnh (HCl) => môi trường trung tính (pH = 7).

    Na2CO3 tạo bởi base mạnh (NaOH) và acid yếu (H2CO3) => môi trường kiềm (pH > 7).

    NaOH là base mạnh Ba(OH)2 => môi trường base (pH > 7).

    HCl là acid mạnh => Môi trường acid (pH < 7).

  • Câu 18: Thông hiểu

    Chọn phát biểu đúng trong số các phát biểu sau đây?

    pH tăng thì nồng độ OH- trong dung dịch tăng \Rightarrow nồng độ acid giảm.

    pH < 7 là môi trường acid \Rightarrow quỳ hóa đỏ.

    pH > 7 là môi trường base \Rightarrow quỳ hóa xanh.

  • Câu 19: Nhận biết

    Cân bằng hoá học

     Cân bằng hóa học là cân bằng động vì ở trạng thái cân bằng, phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn tiếp diễn với tốc độ bằng nhau nhưng nồng độ của một chất bất kì trong phản ứng không đổi là do lượng mất đi và lượng sinh ra chất đó là bằng nhau.

  • Câu 20: Thông hiểu

    Cho cân bằng sau diễn ra trong hệ kín:

      2NO2(g) ⇆ N2O4(g)

    Nâu đỏ      không màu

    Biết rằng khi làm lạnh thấy màu của hỗn hợp khí nhạt hơn. Các yếu tố tác động vào hệ cân bằng trên đều làm cho cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều nghịch là

    - Khi làm lạnh thấy màu của hỗn hợp khí nhạt hơn nghĩa là cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

    \Rightarrow  Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt (∆H < 0) \Rightarrow khi tăng nhiệt độ thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt (chiều nghịch).

    -  Theo chiều thuận, số mol khí của hệ giảm \Rightarrow khi giảm áp suất chung của hệ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều tăng áp suất (số mol khí tăng), tức chiều nghịch.

  • Câu 21: Vận dụng

    Cần m gam Ba(OH)2 để pha chế 250 ml dung dịch có pH = 11. Giá trị của m gần nhất với?

    pH = 11 \Rightarrow pOH = 3 \Rightarrow [OH-] = 10-3 (M) \Rightarrow nOH-= 0,25.10-3 = 2,5.10-4 (mol)

             Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-

    mol: 1,25.10-4   →          2,5.10-4

    \Rightarrow mBa(OH)2 = 1,25.10-4.171 = 0,021375 gam

  • Câu 22: Thông hiểu

    Dãy bao gồm chất và ion đều là acid là

    Theo thuyết Brønsted - Lowry về acid - base: Acid là những chất có khả năng cho H+, base là những chất có khả năng nhận H+.

    HSO4- → H+ + SO42-

    NH4+ ⇆ H+ + NH3

    CH3COOH ⇆ CH3COO- + H+

  • Câu 23: Vận dụng

    Nồng độ mol của anion có trong 100 ml dung dịch có chứa 4,26 gam Al(NO3)3 là:

    nAl(NO3)3 = 0,02 mol \Rightarrow CMAl(NO3)3 = 0,02/0,1= 0,2M

    Al(NO3)3 → Al3+ 3NO3-

    0,2M      →         0,6M

    \Rightarrow Nồng độ mol của anion là 0,6M

  • Câu 24: Nhận biết

    Sự điện li là gì?

    Quá trình phân li các chất khi tan trong nước thành các ion được gọi là sự điện li.

  • Câu 25: Thông hiểu

    Dung dịch H2SO4 0,10M có

    H2SO4 → 2H+ + SO42-

    0,1     → 0,2

    [H+] = 0,2 => pH = - log (0,2) = 0,7 < 1.

  • Câu 26: Vận dụng

    Cần phải thêm bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,25M vào 50 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,05M để thu được dung dịch có độ pH = 2,0?

    Ta có nHCl = 0,005; nH2SO4 = 0,0025 ⇒ nH+ = 2.nH2SO4 + nHCl = 0,01 mol.

    nOH = 0,25V (với V là thề tích NaOH thêm vào)

    Phản ứng: H+ + OH → H2O

    Dung dịch thu được có pH = 2 ⇒ acid dư

    nH+ = 0,01 – 0,25V

    {\mathrm C}_{\mathrm M\;\mathrm H^+\;\mathrm{spu}}=\frac{0,01-0,25\mathrm V}{0,05+\mathrm V}=10^{-2}\;(\mathrm{do}\;\mathrm{pH}\;=\;2)

    \Rightarrow V = 0,03654 lít = 36,54 ml.

  • Câu 27: Nhận biết

    Câu nào sai khi nói về pH và pOH của dung dịch ?

     pH = -lg[H+]

  • Câu 28: Vận dụng cao

    Trộn ba dung dịch H2SO4 0,1M, HCl 0,2M; HNO3 0,3M với thể tích bằng nhau được dung dịch A. Cho 300 ml dung dịch A tác dụng với V ml dung dịch B chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M thu được dung dịch C có pH = 1 và m gam kết tủa D. Giá trị của V và m là

    Vì trộn 3 dung dịch với thể tích bằng nhau

    => để thu được 300 ml dung dịch A thì mỗi dd acid cần lấy 100 ml

    => nH+ trước phản ứng = 2nH2SO4+ nHCl + nHNO3

    => 0,1.2.0,1 + 0,1.0,2 + 0,1.0,3 = 0,07 mol

    nOH- trước phản ứng = nNaOH +2.nBa(OH)2

    => 0,2V + 2.0,1V = 0,4V mol

    Dung dịch C có pH = 1 => H+ dư sau phản ứng

    => [H+] dư = 0,1 M

    H+ + OH- →H2O

    0,4V ← 0,4V

    → [H+] = (0,07 - 0,4V) : ( 0,3 + V) = 0,1

    => V = 0,08 (lít) = 80 ml

    => nBa(OH)2 = 0,1.0,08 = 0,008 mol

    nH2SO4 = 0,1.0,1 = 0,01 mol

    Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O

    0,008 → 0,008 → 0,008

    => mBaSO4 = 0,008.233 = 1,864 gam.

  • Câu 29: Vận dụng

    Cho phản ứng . N2 + O2⇌ 2 NO có Kc = 36. Biết rằng nồng độ ban đầu của N2 và O2 đều bằng 0,01 mol/l. Hiệu suất của phản ứng tạo NO là .

             N2  +   O2   ⇌   2 NO

    Bđ:   0,01     0,01

    Pư:    x         x          2x

    Cb: 0,01-x  0,01-x   2x

    {\mathrm k}_{\mathrm c}=\frac{{\lbrack\mathrm{NO}brack}^2}{\lbrack{\mathrm N}_2brack.\lbrack{\mathrm H}_2brack}=\frac{4\mathrm x^2}{{(0,01-\mathrm x)}^2}=36\;

    \Rightarrow x = 0,0075

    \mathrm H\%\;=\;\frac{0,0075}{0,01}.100\%\;=\;75\%

  • Câu 30: Thông hiểu

    Cho cân bằng (trong bình kín) sau:

    CO(g) + H2O(g) ⇄ CO2(g) + H2(g)               ΔH < 0

    Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác.

    Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là :

    Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng trên là:

    (1) tăng nhiệt độ (yếu tố nhiệt độ) \Rightarrow có ảnh hưởng.

    (2) thêm một lượng hơi nước (yếu tố nồng độ) \Rightarrow có ảnh hưởng.

    (3) thêm một lượng H2 (yếu tố nồng độ) \Rightarrow có ảnh hưởng.

    (4) tăng áp suất chung của hệ \Rightarrow không ảnh hưởng vì không có sự chênh lệch về số mol khí 2 vế của cân bằng.

    (5) dùng chất xúc tác \Rightarrow không ảnh hưởng.

  • Câu 31: Nhận biết

    Chất nào sau đây là chất điện li?

    Hầu hết các base, acid và muối tan được trong nước thuộc loại chất điện li.

    Chất điện li là H2SO4 (sulfuric acid), phương trình điện li:

    H2SO4 ightarrow 2H+ + SO42-

  • Câu 32: Thông hiểu

    Cho dãy các base: NaOH, KOH, Mg(OH)2, Ca(OH)2, Cu(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3. Số base mạnh trong dãy trên là:

    Base mạnh phân li hoàn toàn trong nước:  NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.

  • Câu 33: Vận dụng

    Dung dịch X có chứa 0,23 gam ion Na+; 0,12 gam ion Mg2+; 0,355 gam ion Cl- và m gam ion SO42-. Số gam muối khan sẽ thu được khi cô cạn dung dịch X là:

    nNa+ = 0,01 (mol); nMg2+ = 0,005 (mol); nCl- = 0,01 mol

    Gọi số mol ion SO42- là x (mol).

    Áp dụng định luật bảo toàn điện tích:

    2.nSO42- + nCl- = nNa+ + nMg2+

    \Rightarrow 2x + 0,01 = 0,01.1 + 5.10-3.2

    \Rightarrow x = 0,005 mol

    Khối lượng muối khan thu được là:

    0,23 + 0,12 + 0,355 + 0,005.96 = 1,185 gam

  • Câu 34: Thông hiểu

    Trong số các chất sau: HNO2, CH3COOH, KMnO4, C6H6, HCOOH, HCOOCH3, C6H12O6, C2H5OH, SO2, Cl2, NaClO, CH4, NaOH, H2S. Số chất thuộc loại chất điện li là

    Số chất thuộc loại chất điện li là: HNO2, CH3COOH, KMnO4, HCOOH, NaClO, NaOH, H2S.

    HNO2⇌ H+ + NO2-

    CH3COOH ⇔ CH3COO– + H+

    KMnO4→ K+ + MnO4-

    HCOOH ⇆ H+ + HCOO−

    NaClO → Na+ + ClO-

    NaOH → Na+ + OH−

    H2S ⇄ H+ + HS−

    HS− ⇆ H+ +S2−

  • Câu 35: Thông hiểu

    Cho phản ứng: N2(k) + 3H2(k) ⇄ 2NH3 (k); ∆H = –92 kJ. Hai biện pháp đều làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là

    N2(k) + 3H2(k) ⇄ 2NH3 (k); ∆H = –92 kJ

    Chiều thuận là chiều tỏa nhiệt.

    Do vậy muốn cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận cần

    - Giảm nhiệt độ

    - Tăng áp suất

  • Câu 36: Vận dụng

    Chuẩn độ 20 ml dung dịch HCl a mol/l bằng dung dịch NaOH 0,5M cần dùng hết 11 ml. Giá trị của a là:

    H+ + OH- → H2O

    nOH- = 0,5. 11.10-3 = 5,5.10-3 mol

    nH+ = nOH- = 5,5.10-3 mol

    \Rightarrow\mathrm a\;=\frac{5,5.10^{-3}}{20.10^{-3}}=0,275\mathrm M

  • Câu 37: Vận dụng

    pH của dung dịch hỗn hợp HNO3 10-3M và H2SO4 10-4M có giá trị là:

    Vì HNO3 và H2SO4 đều là các chất điện li mạnh.

    HNO3 → H+ + NO3-

    H2SO4 → 2H+ + SO42-

    => [H+] = nHNO3 + 2nH2SO4 = 1,2.10-3

    => pH = -log[H+] = 2,92.

  • Câu 38: Nhận biết

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

    Phát biểu đúng là: Chỉ có phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học.

  • Câu 39: Thông hiểu

    Cho các chất sau: HCl, HNO3, NaOH, Ba(OH)2, CH3COOH, K2SO4, Na3PO4, HF, Al2(SO4)3, H2SO3, H3PO4. Số chất phân li không hoàn toàn trong nước là

     Các chất phân li không hoàn toàn trong nước là: CH3COOH, HF,  H2SO3, H3PO4.

  • Câu 40: Nhận biết

    Một phản ứng hóa học được biểu diễn như sau:

    Các chất phản ứng ⇌ Các sản phẩm

    Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học?

    Cân bằng hóa học có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, nồng độ và áp suất.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chủ đề 1: Cân bằng hóa học CD Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo